Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thu hút vốn của khu vực tư nhân vào các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 80 - 84)

2. 1.3 Tổng quan về thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

3.3.2. Các giải pháp cụ thể

*) Cần có các giải pháp liên quan đến khai thác hiệu quả nguồn lực tài chính từ đất đai bởi đây là nguồn tài chính chủ chốt cho các dự án đầu tư CSHT và là nguồn vốn đối ứng trong các dự án PPP:

Thứ nhất, chính quyền địa phương cần thành lập quỹ đất làm nguồn tài chính

phát triển CSHT trong dài hạn. Bên cạnh đó, cần phát huy phong trào hiến đất, góp kinh phí phát triển CSHT trong khu vực dân cư trong các dự án có CSHT đi qua.

Thứ hai, cách thu hồi sâu đất hai bên đường nên được vận dụng đối với khu

vực có mật độ dân cư vừa phải và CSHT chưa phát triển, để giảm thiểu chi phí thu hồi, đền bù giải phóng mặt bằng và khả năng tạo ra chênh lệch địa tô lớn khi CSHT được hoàn thành.

Thứ ba, sử dụng linh hoạt các hình thức trong từng dự án như: Đổi đất lấy hạ

tầng, cho thuê đất, bán đấu giá… để đạt hiệu quả cao, bởi quỹ đất là có giới hạn.

Thứ tư, bán quyền đầu tư, xây dựng các dự án phát triển CSHT cơng ích. *) Về vấn đề triển khai thực hiện các dự án CSHT theo hình thức PPP, cần tập trung vào các giải pháp sau:

Một là, xây dựng một quy trình đấu thầu minh bạch và đảm bảo các bên liên

quan nhận thức được sự minh bạch đó.

Hai là, có chính sách phân bổ các rủi ro của dự án hợp lý nhất cho mỗi bên.

Rủi ro trong tồn bộ vịng đời dự án được phân chia giữa phía Nhà nước và phía tư nhân theo đúng nguyên tắc rủi ro sẽ được chuyển giao cho bên có khả năng quản lý rủi ro tốt nhất.

Ba là, thành lập cơ quan về hợp tác PPP tại Trung ương và cơ quan chuyên

trách tại chính quyền địa phương dựa trên kinh nghiệm của những quốc gia như Indonesia và Ban tư vấn chuyên gia PPP mới của APEC. Theo đó, nhóm này sẽ tập hợp các chuyên gia và nguồn lực để hỗ trợ cho các chủ dự án thiết kế và đàm phán về PPP. Đối với Bắc Ninh, bộ phận chuyên trách về PPP cần được đào tạo, phối hợp hoạt động với cơ quan về PPP tại Trung ương nhằm nhận được sự hỗ trợ tối đa về kinh nghiệm quản lý, đàm phán, điều hành để triển khai hiệu quả các dự án CSHT được đầu tư theo hình thức này.

Bốn là, nên chọn những dự án nhỏ và đơn giản để thực hiện thí điểm PPP; khi

làm thành cơng ở dự án nhỏ, củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư thì việc thực hiện ở các dự án lớn sẽ dễ dàng hơn.

*) Do sự chưa hoàn thiện trong cơ chế quản lý vốn mà biểu hiện là các vấn đề liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật. Do vậy, trong thời gian tới cần nghiên cứu hoàn chỉnh một số giải pháp:

- Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Chất lượng công tác tư vấn trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư quyết định chất lượng hồ sơ dự án đầu tư và ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện dự án, cơng trình. Để nâng cao chất lượng cơng tác tư vấn,

khắc phục những hạn chế trong thời gian qua đối với hoạt động đầu tư từ nguồn tư nhân theo hình thức đối tác Cơng Tư mà ngun nhân chính là do cơng tác tư vấn cần thực hiện một số giải pháp mang tính tồn diện, đánh giá tổng thể và có sự so sách đối với các dự án đã thực hiện trên địa bàn các tỉnh lân cận.

- Xây dựng quy định về trình tự, thủ tục đầu tư theo hình thức PPP và các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh Bắc Ninh theo quy định tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP và Nghị định 30/2015/NĐ-CP. Tập trung vào các nội dung như: Quy định cụ thể trình tự đầu tư theo hình thức PPP trên địa bàn tỉnh (cụ thể hóa quy định tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP và Nghị định 30/2015/NĐ-CP); trách nhiệm và nghĩa vụ của cơ quan đầu mối và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc thẩm định, quản lý dự án.

- Rà soát, lập danh mục lĩnh vực, dự án ưu tiên thu hút đầu tư theo hình thức PPP trong đó đề xuất hình thức hợp đồng ưu tiên phù hợp với lĩnh vực cụ thể; đề xuất các biện pháp hỗ trợ nhà đầu tư triển khai thực hiện đảm bảo đúng tiến độ. Danh mục dự án bao gồm cả những dự án đầu tư mới và dự án chuyển đổi từ vốn ngân sách nhà nước, nhằm giảm gánh nặng ngân sách, giảm nợ công trong giai đoạn tới. Đối với các dự án đầu tư tại các địa bàn có thị trường bất động sản trầm lắng như một số xã tại Gia Bình, Lương Tài … tập trung đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, những địa bàn có khả năng triển khai dự án khác để tạo vốn đối ứng cho dự án BT thì hạn chế sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan trong việc theo dõi, kiểm tra tình hình triển khai thực hiện dự án thường xuyên; kịp thời giải quyết khó khăn cho nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện.

- Nâng cao năng lực của cán bộ chuyên môn từ cấp huyện, tới các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh thông qua đào tạo, tập huấn chuyên môn. Đặc biệt năng lực của cán bộ thẩm định dự án bao gồm các nội dung về kỹ thuật và về kinh tế.

- UBND tỉnh có biện pháp Chỉ đạo các Sở, ngành tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để đảm bảo môi trường đầu tư thuận lợi, nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đầu tư theo hình thức PPP trên địa bàn tỉnh.

- UBND tỉnh thường xuyên rà soát ban hành, ban hành điều chỉnh các quy định về trình tự, thủ tục đầu tư theo hình thức PPP trên địa bàn tỉnh; ban hành danh mục lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư đảm bảo phù hợp từng thời kỳ, theo giai đoạn.

- UBND tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo các Sở, ngành, đơn vị liên quan và các địa phương tích cực phối hợp cùng nhà đầu tư thực hiện cơng tác giải phóng mặt bằng đối với các dự án, kể cả dự án đối ứng.

- Đối với Bộ, ngành liên quan: Đề nghị sớm ban hành các văn bản, thông tư hướng dẫn chi tiết về các nội dung như chuyển đổi hình thức đầu tư, phân chia rủi ro, chuyển nhượng dự án, thủ tục cấp, điều chỉnh và thu hồi GCNĐKĐT dự án BT, các quy định về hợp đồng dự án và các mẫu hồ sơ liên quan đến quá trình lựa chọn nhà đầu tư.

- Tăng cường tổ chức tuyên truyền, đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ địa phương về pháp luật đầu tư theo hình thức PPP và tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định.

*) Để thu hút nguồn vốn nước ngồi cho dự án PPP cần có thêm một số giải pháp sau:

Thứ nhất, Bắc Ninh nên có thêm những dịch vụ hỗ trợ cho nhà đầu tư nước

ngoài khi tham gia đầu tư vào các PPP. Hiện tại, ngoài Trung tâm tư vấn và xúc tiến đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, chưa có bộ phận riêng biệt nào hỗ trợ thêm cho các dự án PPP. Phần lớn các dự án khi kêu gọi đầu tư, các nhà đầu tư phải tự lo thủ tục thực hiện dự án và mất rất nhiều thời gian.

Thứ hai, cần hoàn thiện thủ tục hành chính trong việc đăng ký và triển khai

các dự án đầu tư, cũng như đẩy mạnh minh bạch hóa thơng tin đấu thầu. Việc triển khai thực hiện dự án bao gồm các thủ tục về cấp đất, giải toả đền bù đất đai, xây dựng cơng trình, nhập khẩu vật tư thiết bị, đánh giá tác động môi trường... cần đơn giản theo hướng các cơ quan chức năng hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng những quy định của luật pháp và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thứ ba, chuyển vai trò từ tham gia đầu tư sang duy trì một mơi trường đầu tư

hút vốn, trong đó có vốn FDI cũng như mở rộng các hình thức hợp tác công - tư (PPP) với các nguồn vốn nước ngồi. Bắc Ninh chỉ tập trung giải phóng mặt bằng và đầu tư vào các cơng trình khó huy động các nguồn lực xã hội.

Thứ tư: Tập trung vào việc xây dựng chính sách và danh mục để thu hút theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ, tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Chú trọng khai thác các cơ hội mới từ hội nhập quốc tế, nhất là hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP), cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), tăng cường ảnh hưởng lan tỏa của khu vực FDI;

Thứ năm: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, tiếp tục triển khai Nghị

định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển cơng nghiệp hỗ trợ của tỉnh cho các nhà đầu tư nước ngoài;

Thứ sáu: Ưu tiên thu hút những lĩnh vực, dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng lao

động lâu dài, có tỷ lệ nội địa hóa cao và cam kết chuyển giao cơng nghệ, tăng cường đóng góp cho ngân sách, tạo ảnh hưởng lan tỏa đến phát triển kinh tế của tỉnh....;

Thứ bảy: Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư (XTĐT) theo trọng tâm,

trọng điểm, tránh dàn trải; Xây dựng và cập nhật thường xuyên tài liệu phục vụ công tác xúc tiến đầu tư; giới thiệu, tuyên truyền và quảng bá hình ảnh mơi trường đầu tư của tỉnh trên các phương tiện truyền thông của trung ương và của tỉnh; chú trọng và tăng cường công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thu hút vốn của khu vực tư nhân vào các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)