Đánh giá chung về những yếu tố thành công và hạn chế tồn tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thu hút vốn của khu vực tư nhân vào các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 74 - 79)

2. 1.3 Tổng quan về thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

3.2. Đánh giá chung về những yếu tố thành công và hạn chế tồn tạ

thu hút vốn từ khu vực tư nhân

3.2.1. Những yếu tố thành công trong việc thu hút vốn từ khu vực tư nhân cho các dự án PPP. cho các dự án PPP.

- Để tạo điều kiện tốt nhất cho cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tư nhân tổ chức triển khai thực hiện dự án PPP, đặc biệt là dự án BT trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở quy định của pháp luật tại các Nghị định 78/2007/NĐ-CP và Nghị định 108/2009/NĐ-CP, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 87/2011/QĐ-

UBND ngày 26/7/2011; Quyết định 02/2013/QĐ-UBND ngày 08/01/2013 quy định về trình tự, thủ tục thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Việc ban hành các Quy định trên đã giúp các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận và triển khai thực hiện đầu tư theo hình thức cơng tư PPP.

- Ngày 04/11/2015, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Văn bản số 261/UBND- KTTH giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối quản lý nhà nước về các hoạt động của dự án PPP trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Việc Thành lập cơ quan đầu mối

quản lý dự án PPP trên địa bàn tỉnh là Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tạo điều kiện để các

nhà đầu tư nhanh chóng nắm bắt được những thơng tin về đầu tư, tìm hiểu những cơ hội đầu tư tốt nhất tại Bắc Ninh và cũng có cơ quan chuyên trách để giải quyết những thủ tục, những vướng mắc trong đầu tư của các nhà đầu tư PPP.

-Thành lập Ban Tổ chức đàm phán về hợp đồng PPP trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trực thuộc UBND tỉnh Bắc Ninh, giúp Chủ tịch UBND tỉnh đàm phán hợp đồng dự án PPP với nhà đầu tư. Việc thành lập Ban tổ chức đàm phán trên sẽ tạo thuận lợi cho nhà nước và tư nhân đẩy nhanh kết quả đàm phán triển khai thực hiện dự án PPP.

- Lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Ninh rất tích cực chỉ đạo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc phối hợp triển khai thực hiện các dự án PPP, từ đó thúc đẩy Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh thường xuyên có sự phối hợp tốt trong việc tổ chức quản lý nhà nước về dự án PPP từ khâu thẩm định dự án đến khâu quản lý sau cấp phép. Việc tổ chức thẩm định dự án được tuân thủ theo đúng các quy định tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP và Thông tư 02/2016/TT-BKHĐT ngày 01/3/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lựa chọn sơ bộ dự án, lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo hình thức đối tác cơng tư để từ đó có cơ sở tiếp nhận vốn góp từ khu vực tư nhân đầu tư cho các cơng trình hạ tầng kỹ thuật, các cơng trình hạ tầng xã hội theo hình thức đối tác Cơng Tư, tạo lịng tin cho nhà đầu tư tư nhân yên tâm triển khai thực hiện dự án.

- Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã nỗ lực phấn đấu xây dựng và phát triển đảm bảo môi trường đầu tư tư ổn định, thuận lợi trong nhiều năm liền. Điều đó thể hiện qua, tốc độ tăng trưởng của tỉnh được giữ ở mức hợp lý, tổng sản phẩm trong

nước (GDP) tăng bình quân trên 15,7%/năm, năng suất lao động ngày càng tăng, vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả hơn. Môi trường kinh tế vĩ mơ ổn định, kèm theo tình hình an ninh trật tự được đảm bảo tạo tâm lý yên tâm sản xuất – kinh doanh cho các Nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh. Do vậy thu hút được nhiều nhà đầu tư ngồi tỉnh như Cơng ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Phú Điền, Công ty cổ phần Him Lam, Công ty cổ phần thủy sản khu vực I…

- Yếu tố về vị trí địa lý của tỉnh Bắc Ninh gần thủ đô Hà Nội, gần cảng biển, là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa, con người hay lam hay làm điều đó cũng là một yếu tố thuận lợi trong thu hút vốn đầu tư từ những nhà đầu tư tư nhân.

- Chính phủ đang ngày càng quan tâm hơn đến chủ trương áp dụng phương thức PPP trong các dự án phát triển nói chung và cũng rất tạo điều kiện cho phát triển riêng của tỉnh Bắc Ninh; Chính phủ cũng đã ưu tiên đưa ra một số ưu tiên ưu đãi cho các nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được hưởng một số ưu đãi về tiền thuê đất, tiền thuê nhân công....

- Về khác quan, môi trường thể chế, chính sách đang dần được cải thiện theo hướng có lợi cho khả năng áp dụng phương thức đối tác công tư với việc sửa đổi, ban hành mới các Luật Đầu tư công, Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp… hoặc các văn bản dưới luật có liên quan như Nghị định 15/2015/NĐ-CP theo hướng khuyến khích khối tư nhân tham gia hoặc chủ trì đầu tư tập trung vào các địa phương các tuyến tỉnh trong thực hiện dự án PPP là một thuận lợi.

- Khối tư nhân đang thể hiện rất rõ mong muốn tham gia đầu tư vào các địa phương nơi có nhiều tiềm năng, dự án nhỏ gọn, thu hồi vốn nhanh và đang tạo nên những thay đổi đáng kể về đầu tư cho tỉnh Bắc Ninh.

- Các doanh nghiệp nước ngồi cũng đang ngày càng có nhiều dự án mong muốn đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh theo hình thức PPP.

- Sự năng động nhiệt tình và sự am hiểu chính sách của bộ phận cán bộ cơng chức viên chức được giao thực hiện quản lý, xử lý kịp thời các quy trình thủ tục về đầu tư là một yếu tố thuận lợi trong thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư.

- Cơ chế theo dõi và đánh giá công tác thu hút vốn đầu tư từ khu vực tư nhân nói chung trong cả nước và tỉnh Bắc Ninh nói riêng cịn cồng kềnh, bị chia cắt qua nhiều khâu, nhiều cấp dẫn đến thủ tục rườm rà. Việc theo dõi, đánh giá hiện tại mới chỉ tập trung vào các dự án nằm trong danh mục được phê duyệt thực hiện trong kế hoạch, còn đối với các dự án không nằm trong danh mục này, việc theo dõi của các cơ quan tổng hợp là vơ cùng khó khăn cả về phương diện vốn cũng như tiến độ và các thông tin khác liên quan.

- Về công tác chuẩn bị đầu tư: Cịn có một số dự án chất lượng hồ sơ chưa cao, lựa chọn phương án thiết kế cịn sơ sài; quy mơ, kết cấu không phù hợp với công năng sử dụng dẫn đến phải chỉnh sửa nhiều.

-Về phân bổ nguồn lực đầu tư: việc đầu tư dàn trải chưa có giải pháp hữu

hiệu khắc phục, nhiều dự án quyết định đầu tư tuy đã xác định nguồn vốn, song trong thực tế nguồn vốn khơng đáp ứng vì nguồn xác định chưa chắc chắn, ảnh hưởng đến tiến độ thi công và thời gian thường phải kéo dài so quy định.

- Về Công tác đấu thầu: Một số chủ đầu tư cịn lúng túng trong cơng tác

quản lý đấu thầu và xử lý tình huống đấu thầu. Cá biệt có một số gói thầu, chủ đầu tư quyết định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi cơng và dự tốn quy mơ và một số nội dung xây dựng chưa đúng với Quyết định đầu tư của UBND tỉnh dẫn đến chỉnh sửa lại giá gói thầu...

- Cịn nhiều dự án triển khai chậm tiến độ do khó khăn trong GPMB, vướng mắc về thủ tục trong quá trình triển khai dự án, một số nhà đầu tư đề xuất dự án nhưng không tập trung quyết liệt để đẩy nhanh tiến độ theo đúng cam kết.

- Thị trường bất động sản trầm lắng ảnh hưởng khá lớn đến việc triển khai thực hiện các dự án đối ứng BT, qua đó ảnh hưởng tới tiến độ triển khai các dự án BT trên địa bàn tỉnh.

- Sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước trong thẩm định, quản lý sau cấp phép và phối hợp, hỗ trợ nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án cịn chưa hiệu quả, ví dụ như: Trong thẩm định đề xuất dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi, cấp GCNĐKĐT: Các cơ quan, đơn vị tham gia ý kiến còn chung chung, chưa bao quát hết các nội dung do

ngành, đơn vị mình quản lý. Đặc biệt về nội dung đánh giá hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án còn chưa cụ thể, chưa tổ chức kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện dự án và đơn đốc triển khai dự án đúng tiến độ; chưa kịp thời hỗ trợ, phối hợp với nhà đầu tư khi xảy ra vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

- Định hướng đầu tư theo hình thức PPP chưa rõ ràng, Các dự án đầu tư theo hình thức BT hiện nay phân bổ khơng đều. Những địa bàn có giá trị quyền sử dụng đất cao, thị trường bất động sản sơi động, tính thanh khoản cao như các huyện: Yên Phong, Từ Sơn, Tiên Du và TP Bắc Ninh tập trung nhiều dự án BT, đồng thời cũng sẽ là nơi tập trung nhiều dự án khu đô thị … Ngược lại, những địa bàn như các huyện: Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài lại khơng được nhiều nhà đầu tư quan tâm do khơng tìm được dự án đối ứng có khả năng khai thác giá trị cao.

- Thiếu cơ chế hỗ trợ hợp lý từ phía nhà nước để triển khai dự án PPP được thuận lợi và theo đúng tiến độ. Một trong những yếu tố có vai trị quan trọng làm nên thành cơng của một dự án PPP chính là sự hỗ trợ, phối hợp từ phía nhà nước trong q trình triển khai thực hiện dự án. Tuy nhiên, nhiều dự án trên địa bàn triển khai kéo dài do sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước và nhà đầu tư chưa hiệu quả, đặc biệt trong cơng tác giải phóng mặt bằng (phần lớn các dự án chậm tiến độ do giải phóng mặt bằng như Dự án Hệ thống xử lý nước thải thị xã Từ Sơn; dự án đầu tư xây dựng cơng trình Cơng Viên Hồ Điều Hịa Văn Miếu; Dự án cải tạo nâng cấp TL 295B (QL1A cũ)…). Cơ chế phân chia rủi ro giữa cơ quan nhà nước và nhà đầu tư chưa được quan tâm trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Trong hợp đồng ký giữa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, nội dung về cơ chế phân chia rủi ro cịn sơ sài, q trình triển khai thực hiện chưa bám sát các nội dung về phân chia rủi ro.

- Mặc dù khung pháp lí đã bắt đầu được quan tâm hơn với việc ban hành các văn bản dưới luật quy định về việc tổ chức và quản lí các dự án đầu tư theo hình thức PPP tuy nhiên để các quy định này đi được vào thực tiễn sẽ cần thêm thời gian. Các văn bản hướng dẫn chi tiết cũng cần được chuẩn bị và nhanh chóng ban hành kèm theo để các địa phương có thể áp dụng một cách thuận lợi.

- Công tác đào tạo cán bộ làm công tác quản lý đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư cong nhiều bất cập, chưa chuyên sâu. Ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào q trình quản lý cịn nhiều bất cập.

* Một vài nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trên như sau: - Nguyên nhân khách quan:

+) Thiếu sự ổn định về chính sách. Từ năm 2007 đến nay có 4 văn bản quy định về PPP gồm: Nghị định 78/2007/NĐ-CP, nghị định 108/2009/NĐ-CP, Quyết định 71/2010/QĐ-TTg và Nghị định 15/2015/NĐ-CP. Bên cạnh đó năm 2013 mới có quy định cụ thể về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP làm cơ sở để tổ chức thực hiện. Nhìn chung, các văn bản trước khi có Nghị định 15/2015/NĐ-CP quy định về đầu tư theo hình thức BT, BTO, BOT cịn nhiều hạn chế, dẫn tới việc triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Sự thiếu ổn định về chính sách gây ra lúng túng cho cơ quan nhà nước và nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện.

+) Thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể để triển khai Nghị định 15/2015/NĐ-CP và Nghị định 30/2015/NĐ-CP về một số nội dung như trình tự, thủ tục liên quan đến chuyển đổi hình thức đầu tư, phân chia rủi ro, chuyển nhượng dự án, thủ tục cấp, điều chỉnh và thu hồi GCNĐKĐT dự án BT, các quy định về hợp đồng dự án và các mẫu hồ sơ liên quan đến quá trình lựa chọn nhà đầu tư.

+) Đầu tư theo hình thức PPP là hình thức đầu tư mới, quy trình, nội dung triển khai phức tạp hơn so với các hình thức đầu tư tư nhân hay đầu tư công khác, do vậy cơ quan nhà nước cũng như nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh cịn khó khăn trong việc tiếp cận phương thức này.

- Nguyên nhân chủ quan: Năng lực tham mưu, sự phối kết hợp của một số cơ

quan, đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện một số cơng việc cịn chưa tốt, thiếu sự nhanh nhạy, quyết liệt và chủ động.

3.3. Một số giải pháp thu hút vốn từ khu vực tư nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017–2020, tầm nhín 2025.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thu hút vốn của khu vực tư nhân vào các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)