Tổng quan về tình hình phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược nguồn cung của công ty điện tử samsung việt nam và đề xuất cho các nhà cung cấp việt nam (Trang 67 - 70)

ngành Điện tử Việt Nam

3.1.1.1 Thực trạng phát triển Công nghiệp hỗ trợ ngành Điện tử Việt Nam

Về quy mô doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ngành điện tử các doanh nghiệp CNHT chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu vốn, công nghệ và nhân lực chất lượng cao. Thêm vào đó, sự tham gia của các DN CNHT thuần Việt còn hạn chế, chủ yếu cung ứng các nguyên liệu, phụ tùng đơn giản như bao bì, một số khuôn mẫu nhựa và kim loại; các linh phụ kiện phức tạp, tinh vi như linh kiện điện tử thường do các doanh nghiệp FDI đảm nhận hoặc nhập khẩu từ bên ngoài.

Sau hơn 30 năm phát triển, ngành điện tử Việt Nam vẫn trong tình trạng lắp ráp cho các thương hiệu nước ngoài. Các doanh nghiệp điện tử trong nước vẫn gần như chỉ khai thác sản phẩm cũ, lợi nhuận rất thấp và giá trị gia tăng ước tính chỉ 5-10%/năm. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI trong ngành điện tử, điện máy đang đứng trước sức ép phải giảm chi phí linh phụ kiện và nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm sản xuất trong nước. Do số doanh nghiệp hỗ trợ vẫn rất ít so với số lượng doanh nghiệp lắp ráp, chất lượng linh phụ kiện chưa đảm bảo nên phần lớn các doanh nghiệp FDI phải nhập khẩu linh phụ kiện từ các nước xung quanh.

Tỷ lệ cung ứng nội địa trong nước cho các nhà lắp ráp thấp, thường do các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đảm nhiệm. Sản phẩm CNHT chủ yếu do doanh nghiệp FDI sản xuất hoặc nhập khẩu. Các sản phẩm doanh nghiệp nội địa sản xuất có chất lượng thấp, giá thành cao (công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới do hạn chế nguồn lực, qui trình sản xuất kém…) nên chỉ tiêu thụ được trong nội bộ các doanh nghiệp nội địa.

Bảng 3.1: Năng lực cung ứng của CNHT Việt Nam Lĩnh vực Linh kiện cơ khí Linh kiện điện- điện tử Linh kiện nhựa - cao su Điện tử gia dụng 50% 30-35% 40% Điện tử tin học, viễn thông 30% 15% 15% Công nghiệp công nghệ cao 10% 5% 5%

Nguồn SIDEC, 2015

Về cơ cấu nhóm sản phẩm CNHT: Doanh nghiệp nội địa chỉ cung cấp các loại linh kiện phụ tùng đơn giản, hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng rất thấp. Các doanh nghiệp CNHT muốn phát triển phải đáp ứng được 3 yếu tố, chất lượng ổn định, giao hàng đúng hẹn và giá cả hợp lý. Hiện nay, rất ít các doanh nghiệp Việt nam đáp ứng được cả 3 yếu tố trên. Trong giai đoạn trước mắt, việc các doanh nghiệp CNHT Việt Nam đóng vai trò nhà cung ứng cấp 1 cho các tập đoàn lắp ráp đa quốc gia là hết sức khó khăn, đặc biệt đối với các linh kiện và vật liệu có hàm lượng công nghệ cao.

3.1.1.2 Định hướng phát triển Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam giai đoạn 2020 tầm nhìn 2030

Ngày 8/10/2014, Bộ Công thương đã có Quyết định số 9028/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

a. Mục tiêu chung

Xây dựng và phát triển công nghiệp hỗ trợ đảm bảo thực hiện mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, với sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa và xuất khẩu 25% giá trị sản xuất công nghiệp. Đến năm 2030, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng được 70% nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa.

trợ đủ năng lực cung ứng cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam. Đến năm 2030, phấn đấu đạt khoảng 2000 doanh nghiệp.Về giá trị sản xuất công nghiệp, đến năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp của công nghiệp hỗ trợ chiếm khoảng 11% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành công nghiệp; đến năm 2030, chiếm khoảng 14% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành công nghiệp.

Về giá trị sản xuất công nghiệp, đến năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp của công nghiệp hỗ trợ chiếm khoảng 11% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành công nghiệp; đến năm 2030, chiếm khoảng 14% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành công nghiệp.

b. Mục tiêu cụ thể trong lĩnh vực linh kiện phụ tùng điện-điện tử

Giai đoạn đến 2020: Tập trung sản xuất linh kiện điện tử phục vụ nhu cầu lắp ráp trong nước của các sản phẩm điện tử công nghiệp, thiết bị điện tử chuyên dụng và tiến tới xuất khẩu. Ưu tiên phát triển các sản phẩm: Linh kiện điện tử - quang điện tử cơ bản như linh kiện thụ động, linh kiện bán dẫn, linh kiện thạch anh; Linh kiện, cụm linh kiện điện - điện tử cho ô tô; Linh kiện điện tử, vi mạch điện tử cho các thiết bị điện tử gia dụng, điện thoại di động, thiết bị viễn thông và các sản phẩm điện tử khác; Linh kiện, cụm linh kiện điện - điện tử phục vụ các thiết bị công nghiệp; Các loại cảm biến thông minh, các bộ xử lý tín hiệu thông minh, các bộ điều khiển sử dụng trong chế tạo máy công cụ, máy móc công nghiệp, thiết bị tự động hóa

Giai đoạn đến 2030: Hỗ trợ, khuyến khích chuyển giao công nghệ sản xuất linh kiện điện - điện tử từ doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp nội địa. Hoàn thiện năng lực sản xuất linh kiện, phụ tùng điện - điện tử của các doanh nghiệp nội địa để đáp ứng tối đa nhu cầu linh kiện - điện tử cho các ngành công nghiệp chế tạo của Việt Nam và các nước trong khu vực.

Với những mục tiêu rất cụ thể và trọng tâm vào việc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ nói chung và nghành Điện tử nói riêng, cùng với đó là giải pháp đi kèm như đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển, phát triển khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực đã góp phần định hướng hướng đi và tạo điều kiện cho ngành công nghiệp hỗ trợ có cơ hội phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược nguồn cung của công ty điện tử samsung việt nam và đề xuất cho các nhà cung cấp việt nam (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)