Nguồn: Tác giả thu thập, 2019
2.3.3.3 Khảo sát ban đầu
Công ty Samsung sẽ tiến hành khảo sát ban đầu, và đánh giá tổng quan về các tiêu chí, nếu doanh nghiệp vượt qua bước khảo sát, sẽ tham gia vào bước tiếp theo.
2.3.3.4 Bồi dưỡng, tư vấn cải tiến
Là chương trình dành cho các nhà cung cấp được đánh giá là tiềm năng. Samsung sẽ hỗ trợ, tư vấn để góp phần giúp doanh nghiệp cải thiện các vấn đề sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện quy trình.
2.3.3.5 Đánh giá, lựa chọn
Sau hoạt dộng bồi dưỡng, tư vấn, cải tiến, sau một thời gian nhất định, công ty Samsung sẽ tiến hành đánh giá lại nhà cung cấp, tùy thuộc vào mức độ cải thiện hiệu suất của các nhà cung cấp và khả năng đáp ứng các tiêu chí về nhà cung cấp, công ty Samsung sẽ lựa chọn nhà cung cấp và phân loại là nhà cung cấp cấp 1 hay cung cấp cấp 2.
2.3.4 Hoạt động nhà cung cấp
Samsung xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với các nhà cung cấp hàng đầu dựa trên sự tin cậy lẫn nhau. Với việc áp dụng một quy trình đăng ký nhà cung cấp mới công bằng, minh bạch và tiến hành các đánh giá hàng năm để hỗ trợ các nhà cung cấp hiện tại, Samsung củng cố lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung ứng và giảm thiểu các rủi ro liên quan.
2.3.4.1 Tiêu chí đánh giá của chương trình đăng ký nhà cung cấp mới
a. Môi trường và an toàn
Nhà cung cấp đáp ứng bộ tiêu chí đặt ra bao gồm an toàn lao động, thiết bị phòng cháy, sức khoẻ nghề nghiệp, các chất nguy hại và cơ sở vật chất môi trường…
b. Quyền con người
Thực hiện kiểm toán bắt buộc tại bao gồm công việc tình nguyện, tuân thủ các quy định giờ làm việc và nghiêm cấm sự kỳ thị. Ba mục tiêu bắt buộc tuân thủ: cấm sử dụng lao động trẻ em, bảo đảm mức lương tối thiểu và nghiêm cấm các hành vi vô nhân đạo.
c. Đối tác môi trường
Kiểm tra các chính sách bảo vệ môi trường khi sản xuất sản phẩm, các hoạt động giáo dục & đào tạo, cách sử dụng các chất hoá học độc hại đúng chuẩn. Samsung chỉ hợp tác với các nhà cung cấp được chứng nhận Eco-Partner.
2.3.4.2 Quy trình đánh giá toàn diện
Samsung xây dựng quy trình đánh giá nhà cung cấp toàn diện hàng năm gồm 4 bước được áp dụng trên phạm vi toàn cầu.
Bước 1: Đánh giá hết năm.
Công ty Samsung sẽ cung cấp bảng các tiêu chí đánh giá. Nhà cung cấp tự thực hiện đánh giá.
Bước 2: Tự cải thiện
Dựa trên kết quả tự đánh giá, nhà cung cấp tự xác định các hoạt động cần cải thiện. Công ty Samsung giám sát rủi ro và đưa ra phản hồi.
Bước 3: Đánh giá
Samsung tiến hành đánh giá hết năm và thông báo kết quả cho nhà cung cấp. Việc này góp phần thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà cung cấp và cải thiện những điểm yếu của các nhà cung cấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nhà cung cấp.
Bước 4: Theo dõi quản lý
Nhà cung cấp xây dựng và thực hiện kế hoạch cải tiến dựa trên kết quả đánh giá. Công ty Samsung cung cấp hỗ trợ khi cần thiết.
2.3.4.3 Thủ tục đánh giá nhà cung cấp
Bước 1: Lựa chọn nhà cung cấp để đánh giá. Việc lựa chọn này được tiến
hành sau 6 tháng đầu
Bước 2: Tiến hành đánh giá nhà cung cấp
Bước 3: Áp dụng các điểm cộng. Đối với các trường hợp như đạt được giải thưởng, có hoạt động cải tiến.
Bước 4: Tính toán điểm và xếp hạng. Xếp hạng theo thứ tự A, B, C, D
Bước 5: Thông báo kết quả đánh giá. Nhà cung cấp có thể gửi phản hồi về
công ty Samsung thông qua hệ thống.
- Bước 6: Theo dõi, quản lý. Theo dõi quá trình cải tiến cần triển khai dựa trên kết quả đánh giá của nhà cung cấp. Tiến hành tặng thưởng hoặc đưa ra các cảnh báo dựa trên xếp hạng đánh giá.
2.3.5 Môi trường làm việc nhà cung cấp
Công ty Samsung hiểu rõ tầm quan trọng của việc quản lý nguồn nhân lực trong toàn bộ chuỗi cung ứng, đảm bảo tuân thủ các quy định về nhân quyền quốc tế, an toàn cho môi trường làm việc, cùng nhau xây dựng nên một hệ sinh thái chuỗi cung ứng vững chắc trong toàn bộ hệ thống.
2.3.5.1 Tự đánh giá
Tất cả các nhà cung cấp cấp 1 đều được yêu cầu tự đánh giá về môi trường làm việc hàng năm.
2.3.5.2 Kiểm toán tại chỗ
Một số nhà cung cấp được lựa chọn để thực hiện kiểm toán tại chỗ dựa vào kết quả tự đánh giá.
2.3.5.3 Kiểm toán bên thứ ba
Kiểm toán viên có chứng nhận EICC sẽ thực hiện kiểm toán các nhà cung cấp được lựa chọn ngẫu nhiên. Hiệu quả công việc được đánh giá là kết quả của việc kiểm toán thực hiện trong 3 tháng
2.4 Hoạt động hỗ trợ nhà cung cấp từ công ty điện tử Samsung Việt Nam Nam
Với mong muốn mở rộng hơn nữa mạng lưới các nhà cung cấp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng của mình, công ty Samsung thường xuyên tổ chức các hoạt động thúc đẩy hợp tác, tư vấn cải tiến và đặc biệt là các chương trình hợp tác đào tạo các chuyên gia. Một số chương trình nổi bật và kết quả đạt được như sau
2.4.1 Triển lãm hội trợ
Là hoạt động thường niên, được tổ chức từ năm 2014 với mục đích tìm kiếm và kết nối các nhà cung cấp nội địa cho Samsung, đồng thời thảo luận các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà cung ứng trong lĩnh vực công nghệ cao nói riêng cũng như sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam nói chung
Trong triển lãm được tổ chức năm 2017, có 26 doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ đóng vai trò hạt nhân để tạo ra hiệu ứng lan tỏa cho sự phát triển chung
của ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam.
Triển lãm công nghiệp phụ trợ là bước kết nối chính thức đầu tiên giữa Samsung và các doanh nghiệp Việt Nam, trong một chuỗi các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp phụ trợ được Samsung chú trọng và đầu tư ở Việt Nam. Các hội trợ triển lãm sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam quảng bá, giới thiệu sản phẩm, năng lực sản xuất, cũng như biết được nhu cầu về linh kiện, cũng như các yêu cầu, tiêu chí về chất lượng, quy trình liên quan đến nhà cung cấp.
2.4.2 Chương trình tư vấn cải tiến
Là hoạt động nhằm tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng linh, phụ kiện của Samsung dành cho các nhà cung cấp tiềm năng
Chương trình thường kéo dài từ 12 – 13 tuần, các chuyên gia Hàn Quốc tiến hành khảo sát, đánh giá doanh nghiệp và trực tiếp tư vấn, làm việc cùng doanh nghiệp Việt nhằm cải tiến quy trình sản xuất và hoàn thiện các tiêu chuẩn trong việc cung ứng sản phẩm, linh kiện cho các nhà máy của Samsung tại Việt Nam
Số lượng các doanh nghiệp được tham gia chương trình tư vấn cải tiến là 12 doanh nghiệp, trong đó có 6 doanh nghiệp phía Bắc và 6 doanh nghiệp phía Nam, hầu hết các doanh nghiệp đề cải thiện đáng kể năng lực sản xuất như giảm tỉ lệ lỗi, giảm tỉ lệ tồn kho, rút ngắn thời gian lưu kho, nâng cao hiệu suất lao động, giảm thời gian thao tác.
2.4.3 Hợp tác đào tạo chuyên gia
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng thống Hàn Quốc tại Việt Nam vào tháng 3 năm 2018 tại Hà Nội, Đại diện Bộ Công thương Việt Nam và Tổ hợp Samsung Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc triển khai Chương trình đào tạo này.
Chương trình đào tạo sẽ kéo dài trong 2 năm 2018 – 2019 với 8 khóa học, mỗi khóa học kéo dài 12 tuần bao gồm 4 tuần cho việc đào tạo lý thuyết và 8 tuần cho việc đào tạo thực hành tại doanh nghiệp nội địa.
tạo 100 chuyên gia tư vấn lành nghề theo một quy trình tư vấn đã được Samsung áp dụng rất thành công bao gồm
- Đánh giá tình hình hoạt động và tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam
- Tư vấn đổi mới sản xuất, quản lý chất lượng và lưu thông hàng hóa thông qua việc duy trì môi trường làm việc (5S3D) và cải tiến năng suất
- Cải thiện cơ sở sản xuất như chất lượng và lưu thông hàng hoá
Năm 2018, 95 chuyên gia tư vấn Việt Nam về công nghiệp phụ trợ đã hoàn thành khóa đào tạo, khóa đào tạo năm 2019 cũng vừa diễn ra từ 4/ 2019 với mục tiêu đào tạo 105 chuyên gia.
Song song với chương trình đào tạo tại Việt Nam, 30% học viên suất xắc sẽ được cử sang Hàn Quốc để tiếp tục tham gia chương trình đào tạo chuyên sâu. Đây là những cán bộ chủ chốt sẽ đóng vai trò là giảng viên đào tạo cho những khóa học trong tương lai, qua đó, nhân rộng mạng lưới chuyên gia tư vấn của Việt Nam và chủ động vận hành chương trình hỗ trợ tự vấn doanh nghiệp phụ trợ trong dài hạn
Năm 2018, khóa đào tạo đầu tiên tại Hàn Quốc diễn đã hoàn thành với 14 chuyên gia các tiến sĩ từ các trường đại học và các cán bộ Chính phủ chuyên trách về công nghiệp phụ trợ từ các tỉnh thành như Tp. HCM, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc
2.5 Cơ hội và thách thức cho các nhà cung cấp Việt Nam khi tham gia vào vào chuỗi cung ứng của công ty Điện tử Samsung Việt Nam.
2.5.1 Cơ hội
Không chỉ các nhà cung cấp Việt Nam, mà các nhà cung cấp nước ngoài trên toàn thế giới cũng đều cố gắng và mong muốn có thể trở thành nhà cung cấp của công ty Điện tử Samsung nói chung và công ty Điện tử Samsung Việt Nam nói riêng, tuy nhiên đối với các nhà cung cấp Việt Nam, mặc dù còn tồn tại nhiều hạn chế (được trình bày chi tiết hơn ở tiểu mục 3.3, chương 3) nhưng cũng có những cơ hội nhất định để trở thành nhà cung cấp của công ty Samsung Việt Nam.
2.5.1.1 Được ưu tiên và tham gia các hoạt động hỗ trợ từ công ty Samsung
Giống như tất cả các công ty FDI khác khi đầu tư vào thị trường Việt Nam, Samsung luôn mong muốn nâng cao tỉ lệ nội địa hóa, ưu tiên, tạo điều kiện và hỗ trợ tối đa các nhà cung cấp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
Nguyên nhân đầu tiên của của sự ưu tiên này đến từ cam kết của công ty Samsung với các cơ quan nhà nước khi đầu tư vào Việt Nam về những đóng góp cho sự phát triển chung cho nền kinh tế, không chỉ dừng ở mức tạo việc làm, giá trị xuất khẩu, đóng góp vào GDP mà còn trong vai trò lá cờ đầu hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực liên quan cùng phát triển.
Nguyên nhân thứ hai liên quan đến chiến lược phát triển của công ty Samsung khi đã xác định đầu tư lâu dài ở Việt Nam, muốn tạo lợi thế cạnh tranh từ chi phí thấp sau khi các ưu đãi giành cho các doanh nghiệp công nghệ cao đã dần hết thời hạn hoặc không thực sự còn rõ rệt. Giá thành sản phẩm từ các nhà cung cấp nội địa thường thấp hơn nhiều so với sản phẩm nhập từ nước ngoài do lợi thế về chi phí nguyên vật liệu, nhân công, thuế nhập khẩu…sẽ góp phần giúp tạo lợi thế cạnh tranh về giá cho các sản phẩm của công ty Samsung.
Và song song với các ưu tiên đó, là các chương trình hỗ trợ thiết thực, mang tính ứng dụng cao mà Samsung giành cho các nhà cung cấp và các nhà cung cấp tiềm năng như đã trình bày ở tiểu mục 2.4: chương trình tư vấn cải tiến, chương trình đào tạo chuyên gia tại Việt Nam, Hàn Quốc… Các chương trình này sẽ góp phần giúp các nhà cung cấp hoàn thiện, phát triển và đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt, khắt khe để trở thành nhà cung cấp cho Samsung.
2.5.2 Thách thức
Song song với các cơ hội khi doanh nghiệp trở thành nhà cung cấp của công ty điện tử Samsung Việt Nam chính là những thách thức không hề nhỏ, buộc các doanh nghiệp cần có những sự đầu tư hợp lý, chuẩn bị kỹ càng cũng như lộ trình phát triển đúng đắn.
2.5.2.1 Tính cạnh tranh cao
Điện tử Samsung Việt Nam là mơ ước và đích đến của rất nhiều doanh nghiệp bao gồm các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp FDI và cả các doanh nghiệp nội địa vì trở thành nhà cung cấp của Samsung, đồng nghĩa với cơ hội tạo đột phá về doanh thu, lợi nhuận, ổn định hàng năm.
Ngoài ra là cơ hội tiếp cận với công nghệ tiên tiến, hoàn thiện quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đáp ứng được tiêu chuẩn của Samsung cũng đồng nghĩa với việc đạt tiêu chuẩn thế giới, giúp nhà cung cấp có nhiều cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, đủ năng lực và có cơ hội hợp tác kinh doanh với nhiều doanh nghiệp FDI trong nước cũng như các doanh nghiệp trên thế giới trong cùng nhóm ngành như Apple, Nokia Microsoft hay thậm chí cả các công ty Việt Nam như Vinsmart, BKAV… mở ra những cơ hội mới về việc nâng quy mô và phát triển công ty.
Và hệ quả của từ lợi ích to lớn khi được trở thành nhà cung cấp của công ty Samsung sẽ tạo nên tính cạnh tranh rất cao để trở thành nhà cung cấp của Samsung cũng như với các doanh nghiệp đã trở thành nhà cung cấp cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt, hoàn toàn có thể bị thay thế nếu doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó không đáp ứng được các tiêu chí mà công ty Samsung đề ra, hoặc không có lợi thế cạnh tranh nhất định, hoặc tạo được lợi thế cạnh tranh (về giá hoặc sản phẩm, công nghệ) rõ rệt. Đặc biệt là hiện nay các nhà cung cấp Việt Nam vẫn đang tập trung nhiều ở các nhóm ngành có hàm lượng công nghệ thấp như bao bì, in ấn, nhựa …
Tháng 7/ 2018, nhà máy Samsung tại Noida, Ấn Độ chính thức đi vào hoạt động sau 1 năm quyết định đầu tư được đưa ra, qua đó vượt qua Thái Nguyên trở thành nhà máy sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới với sản lượng khoảng 120 triệu chiếc điện thoại thông minh mỗi năm. Với việc có thêm nhà máy sản xuất điện thoại và lại là quy mô lớn nhất tại một đất nước có nguồn nhân lực chất lượng cao như Ấn Độ, chắc chắn ngành công nghiệp hỗ trợ Điện tử sẽ được đầu tư và phát triển, từ đó dẫn tới số lượng nhà cung cấp sẽ tương đối lớn, tăng tính cạnh tranh, đặc biệt khi Samsung luôn mong muốn các nhà cung cấp đủ năng lực tham gia chuỗi cung ứng của Samsung toàn cầu.
2.5.2.2 Ảnh hưởng bởi biến động thị trường và rủi ro kinh doanh của công ty Samsung
a. Biến động thị trường
Cùng với mảng bán dẫn, mảng sản xuất thiết bị di động là một trong hai mảng trọng điểm mang lại doanh thu, lợi nhuận và danh tiếng cho Samsung, trong đó đặc biệt là mảng di động với lượng sản phẩm lớn hàng năm. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, Samsung bắt đầu vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt tới từ các hãng điện thoại Trung Quốc giành cho phân khúc điện thoại tầm trung, phân khúc mang lại lợi nhuận chủ yếu cho mảng di động. Dẫn đến việc giảm thị phần tại một số thị trường quan trọng như tại Trung Quốc, Ấn Độ.
b. Rủi ro kinh doanh
Cùng với những biến động thị trường là các rủi ro về sản phẩm (ví dụ như sự cố nổ pin Note 7 năm 2016) có thể khiến uy tín về sản phẩm của Samsung ít nhiều bị sụt giảm dù Samsung luôn có những động thái xử lý nhanh chóng, tích