6. KẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
3.2.2.3 Về việc tuyên truyền, đào tạo
Nhà nước có những hoạt động tuyên truyền, đào tạo sơ bộ cho người dân và doanh nghiệp nâng cao nhận thức về TMĐT, về Internet, về hệ thống các kênh truyền thông trực tuyến, về mạng xã hội Facebook. Việc nâng cao hiểu biết về TMĐT nói chung và mạng xã hội Facebook nói riêng sẽ giúp người dùng khai thác được tối đa lợi ích, đồng thời biết cách phòng tránh các rủi ro và tiêu cực. Từ đó mang lại hiệu quả, sự tin cậy và đảm bảo an toàn cho người dùng khi tham gia Facebook. Đồng thời, giúp doanh nghiệp hiểu cách hoạt động của Facebook, từ đó có những định hướng chiến lược đúng đắn cho doanh nghiệp.
Đặc biệt là về các vấn đề bảo vệ các thông tin cá nhân người tiêu dùng, thay đổi thói quen mua sắm trực tuyến,…đang là những vấn đề đáng quan tâm. Bên cạnh đó, những chương trình xây dựng hệ thống đào tạo chính quy về TMĐT mở rộng hơn, hiệu quả hơn, tập trung hơn: Khuyến khích các trường đại học, cao đẳng phát triển ngành đào tạo, có thêm hệ thống những sách giáo khoa chính thống về TMĐT nói chung và truyền thông qua Facebook nói riêng.
3.2.2.4 Các đề xuất kiến nghị đối với nhà nước và các tổ chức liên quan
Hệ thống pháp luật TMĐT: Đẩy mạnh triển khai và hoàn thiện các văn bản pháp
luật, nâng cao hiểu biết cho các doanh nghiệp. Dù đã qua thời gian khá dài nhưng TMĐT đối với nhiều người Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ và chưa có được cái nhìn hoàn toàn chuẩn xác. Vì thế nhà nước cần nỗ lực hơn nữa trong việc triển khai, đẩy mạnh và nâng tầm hiểu biết cũng như công bố rộng rãi tới các doanh nghiệp để họ nắm rõ và có những hoạt động theo đúng những quy định của nhà nước. Đồng thời trong quá trình triển khai cần có những hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn, phổ biến cho các doanh nghiệp thực sự hiểu về nội dung văn bản pháp luật thông qua các hội thảo, các phương tiện truyền thông đại chúng, thường xuyên tổ chức những cuộc thi tìm hiểu về TMĐT.
Hệ thống hạ tầng CNTT: Phát triển hơn nữa hạ tầng công nghệ TMĐT và
Internet. Do TMĐT hoạt động dựa trên các phương tiện thông tin điện tử và kết nối Internet nên công nghệ vừa là nền móng, vừa là những cơ hội lớn giúp cho các doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh, hoặc cũng có thể tác động ngược lại làm cho các doanh nghiệp đi sau đối thủ cạnh tranh của mình. Khi công nghệ và Internet được phát triển mạnh mẽ thì TMĐT mới có khả năng phát triển sâu rộng, diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Vì thế Nhà nước nên tạo điều kiện tối đa để các doanh nghiệp xây dựng, phát triển hệ thống mạng và đường truyền Internet đảm bảo chất lượng.
Chương trình đào tạo nguồn nhân lực TMĐT: Hiện nay cả nước mới chỉ có hai
trường là Đại học Thương mại và Đại học Ngoại thương có sự đào tạo chính quy và sâu sắc về lĩnh vực TMĐT. Ngoài ra các trường khác có sự đào tạo cho sinh viên của mình thì chỉ dưới dạng bộ môn. Các tổ chức đào tạo ngoài cũng có những hoạt động đào tạo nhưng chỉ ở giai đoạn phát triển tự phát, chưa có sự quan tâm thỏa đáng của cơ quan quản lý nhà nước. Vì thế trong thời gian tới rất cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan là Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Công Thương trong việc dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cũng như đánh giá lại chất lượng đào tạo hiện nay để có những biện pháp thúc đẩy hoạt động đào tạo TMĐT đi vào chiều sâu, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, quy chuẩn khung chương trình đào tạo chuẩn trong các trường giảng dạy, tạo nên sự nhất quán trong quá 68
trình đào tạo nhân lực TMĐT, bên cạnh việc hệ thống hóa và quy chuẩn kiến thức chuyên môn, nên tăng cường chương trình thực hành cho nguồn lực này.
Tăng cường hợp tác quốc tế: Trong những năm tới Việt Nam cần đẩy mạnh
tham gia những hoạt động TMĐT với các nước trên thế giới để xây dựng, hoàn thiện, học hỏi những kinh nghiệm kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp thành công trên thế giới. Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, mở rộng thị trường ra các nước trên thế giới.
KẾT LUẬN
Qua quá trình thực tập và nghiên cứu phục vụ làm khóa luận, em nhận thấy thấy Công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Phát triển Công nghệ Quốc tế Langmaster là một trong những tổ chức có hoạt động marketing trên mạng xã hội Facebook mạnh nhất Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề trong việc áp dụng các xu hướng mới, cũng như chất lượng mỗi nội dung của hoạt động marketing trên Facebook tại công ty. Từ đó, em đưa ra những đề xuất, kiến nghị đối với công ty để có những giải pháp tốt trong việc thực hiện hoạt động marketing trên mạng xã hội Facebook tại công ty.
Hy vọng rằng với những phân tích và đề xuất kiến nghị của em sẽ giúp ích cho quý công ty có thể triển khai hoạt động marketing trên mạng xã hội Facebook một cách tốt nhất.
Trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp, mặc dù đã có nhiều cố gắng và nhận được sự hướng dẫn tận tình của Th.Sỹ Nguyễn Bình Minh cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo và toàn thể nhân viên Công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Phát triển Công nghệ Quốc tế Langmaster, song do trình độ có hạn cùng với thời gian thực tế chưa nhiều nên khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiết sót.
Em rất mong muốn và chân thành tiếp thu mọi ý kiến đóng góp, bổ sung của quý thầy cô và công ty để khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện hơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trịnh Văn Huy (2013), Sử dụng mạng xã hội trong marketing trực tuyến tại hệ thống siêu thị mẹ và bé Bibo Mart .
[2] Các tài liệu thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Phát triển Công nghệ Quốc tế Langmaster, phòng Hành chính – Nhân sự, phòng Marketing (2016, 2017, 2018, 2019).
[3] Local Online Advertising For Dummies, Court Cunningham, Stephanie Brown (2007).
[4] Bí Quyết Kinh Doanh Trên Mạng, Joe Vitale - Jo Han Mok (2007). [5] Beginer guide to Ecommerce, June Cambell (2008).