Nhiệm vụ các phòng ban

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tại bộ phận fb của khách sạn king finger (Trang 30 - 31)

VỤ CỦA BỘ PHẬN F&B TẠI KHÁCH SẠN KING’ FINGER HOTEL

2.1.3. Nhiệm vụ các phòng ban

Hiện nay cơ cấu tổ chức của công ty đứng đầu là chủ tịch, hỗ trợ cho chủ tịch trong việc điều hành và quản lý khách sạn thường ngày là giám đốc. Hỗ trợ cho giám đốc là các phòng ban chức năng bao gồm cán bộ công nhân viên của công ty tạo nên sự linh hoạt của bộ máy tổ chức.

Theo mô hình này, cơ cấu thực hiện của công ty được thống nhất, về các phòng ban các bộ phận có mối quan hệ phụ thuộc chức năng với nhau chấp hành một lệnh từ cấp trên, tạo điều kiện dể dàng cho nhà quản trị trong công tác kiểm tra, với cơ cấu này nhà quản trị phải có năng lực thật sự mới lãnh đạo được công ty.

Chủ tịch là người đứng đầu của khách sạn, có nhiệm vụ quản lý chung toàn khách sạn, là người cung cấp vốn chủ yếu cho khách sạn và là người đưa ra các quyết định quan trọng của khách sạn.

Giám đốc là người có trách nhiệm cao nhất có nhiệm vụ triển khai các kế hoạch, chiến lược kinh doanh, là người lãnh đạo cao thứ hai tại khách sạn còn là người đôn đốc kiểm tra giám sát tình hình hoạt động của tất cả các phòng ban trong khách sạn. Là người chịu trách nhiệm chung đối với mọi hoạt động của khách sạn trước pháp luật.

Phòng kế toán: Các kế toán hiểu được tình hình kinh doanh của khách sạn, báo cáo và tư vấn cho Giám đốc về tình hình tiêu dùng, trách nhiệm và kết quả kinh doanh.

Buồng phòng: chịu trách nhiệm về vệ sinh của toàn khách sạn, vệ sinh phòng khách ở, khu vự chung, và bề mặt phía trước khách sạn…

Phòng kỹ thuật và an ninh: chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến kỹ thuật như: điện, máy móc, vệ sinh lòng hồ bơi, nước…: đảm bảo tình hình an ninh trật tự, an ninh hộ khẩu trong khách sạn 24/24h. Theo dõi, kiểm tra các quy định mà khách sạn đề ra.

Hành chính: Hành chính chịu trách nhiệm tư vấn cho hội đồng về việc xây dựng cơ cấu tổ chức, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá nhân viên.

Kinh doanh và tiếp thị: Đây là một phần quan trọng của cơ cấu khách sạn. Bởi vì nó giữ để xem xét, đánh giá và nghiên cứu cách hoạt động kinh doanh của khách sạn. có chức năng theo dõi nắm bắt các cơ hội kinh doanh để đề xuất những kế hoạch nhằm nâng cao doanh thu cho công ty cũng như quản lý, kiểm soát việc mua và bán hàng phục vụ cho quá trình đáp ứng nhu cầu của khách. Quảng bá hình ảnh khách sạn, tiếp cận khách hàng.

Lễ tân: Người nhận và giải quyết, xác nhận yêu cầu đặt phòng khách hàng, thanh toán và khách nghỉ. Là bộ mặt của khách sạn, là người trực tiếp giao dịch, đáp ứng nhu cầu, giải đáp thắc mắc và thu tiền của khách hàng để chuyển lên phòng kế toán. Là người truyền đạt các thông tin cần thiết từ các phòng ban, bộ phận khác của khách sạn đến khách hàng.

Nhà hàng: Dịch vụ phục vụ thực đơn ăn uống và yêu cầu của khách hàng, phục vụ bữa sáng buffet, tối và tổ chức các người tham gia bàn kê khai khối lượng, đặt phòng để thông báo cho phòng bếp của phòng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tại bộ phận fb của khách sạn king finger (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w