Xuất về kết quả

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tại bộ phận fb của khách sạn king finger (Trang 84 - 86)

3. CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN

3.2.2. xuất về kết quả

Đây là nhóm yếu tố có tác động mạnh đến chất lượng dịch vụ . Vì vậy, các giải pháp đưa ra cần phải ưu tiên tập trung cải thiện hiệu quả của thành phần này, cụ thể:

• Về thời gian đóng và mở cửa nhà hàng:

Trải qua thời gian ba tháng thực tập tại bộ phận F&B của khách sạn, tác giả nhận thấy thời gian mở và đóng cửa nhà hàng còn thấy chưa hợp lý. Thời gian mở cửa là 7h sáng và đóng cửa 9h30 sáng đối với buffet sáng. Ta thường biết rằng các vị khách phương tây có thói quen ăn sáng rất trễ và những vị khách du lịch luôn có xu hướng ngủ dậy trễ vì họ muốn nghỉ ngơi tận hưởng khoảng thời gian họ đi du lịch chính vì vậy mà nhiều khách hàng khi xuống dùng bữa tại nhà hàng thì lúc đó thì các nhân viên đã bắt đầu dọn dẹp thức ăn còn lại chính vì thế mà họ không có thời gian thưởng thức và tận hưởng bữa sáng. Nhà hàng nên điều chỉnh thêm 30 phút nữa, có nghĩa là 10h sáng nhà hàng mới đóng cửa. Như vậy những khách hàng dậy trễ có thể dùng được bữa sáng tại khách sạn một cách thoải mái nhất.

• Về chất lượng và giá cả món ăn:

Giá cả các món ăn alacarte và set menu, đồ uống có tại nhà hàng tác giả nhận thấy như vậy là khá hợp lý, tuy nhiên chất lượng các món ăn lại không được như vậy. Những gì mà khách hàng nhận được thì không tương xứng với số tiền họ đã trả. Rất nhiều khách hàng phàn nàn rằng tại sao món ăn lại không giống như trong hình mà họ nhìn thấy, họ thắc mắc

không biết có phải là món họ đã chọn hay không. Khi được hỏi thì nhân viên nhà hàng cũng không biết trả lời như thế nào. Khách sạn nên bàn bạc, điều chỉnh lại với cả hai bộ phận bếp và nhà hàng về vấn đề này để có thể làm ra những sản phẩm tốt nhất dành cho khách hàng.

• Về đa dạng các món ăn có trong menu:

Có nhiều khách hàng sẽ có thể bị dị ứng, hoặc không thích ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, tuy nhiên trong menu của nhà hàng thì không ghi rõ các thành phần các món ăn để khách hàng nhận biết, ngay cả đến nhân viên nhà hàng cũng không biết được. Việc này gây khó khăn trong việc khách hàng oder và nhân viên ghi nhận oder, khi không thể giải thích được món ăn đó cho khách hàng. Nhà hàng nên có những điều chỉnh về thiết kế cũng như nội dung của menu.

Nên sàn lọc và điểu chỉnh lại các món ăn được thực khách ưa chuộng và xem xét hoặc loại bỏ những món ăn khách hàng ít gọi. Tránh phung phí nguồn lực cũng như giảm chi phí cho nhà hàng. Nên bổ sung thêm tên những thành phần có trong món ăn vào menu để khách hàng có thể nhận biết.

• Về món ăn có hợp vệ sinh, an toàn thực phẩm

Về vệ sinh các món ăn nên chú trọng đến vệ sinh trong quá trình chế biến món ăn, nhất là khu vực nhà bếp, cần vệ sinh thường xuyên, kiểm tra các nguyên liệu thực phẩm trong các kho lạnh và đông lạnh thường xuyên để đảm bảo chất lượng thực phẩm, sàn lọc và loại bỏ những thực phẩm hư hại không đảm bảo chất lượng.

Trong quá trình chế biến các đầu bếp cũng nên tuân thủ những nguyên tắc đảm bảo vệ sinh khi chế biến như là:

 Sử dụng găng tay hoặc rửa sạch tay trước và sau khi chế biến xong một nguyên liệu.

 Tránh ô nhiễm chéo giữa thực phẩm sống và chín

 Giữ gìn bề mặt dùng để chế biến thức ăn sạch sẽ

 Che đậy các thực phẩm đã chế biến xong để tránh bụi bặm, côn trùng

Nên lấy các thực phẩm từ những nhà cung cấp có uy tín và chất lượng , đảm bảo an toàn thực phẩm.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tại bộ phận fb của khách sạn king finger (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w