Xuất về nguồn lực

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tại bộ phận fb của khách sạn king finger (Trang 81 - 84)

3. CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN

3.2.1. xuất về nguồn lực

Trong thời gian gần đây, đánh giá được tầm quan trọng của các yếu tố nguồn lực: trang thiết bị phục vụ cho công việc, trang phục nhân viên… có tác động trực tiếp, đầu tiên đến cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ khi sử dụng dịch vụ của khách sạn, khách sạn đã có những thay đổi nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số vấn đề chưa làm khách hàng hài lòng. Dưới đây là một số đề xuất nhằm giải quyết tình trạng này:

Khách sạn đã đi vào hoạt động gần 3 năm nhưng chưa có hoạt động sửa chữa hay tu bổ nào. Vì lẽ đó mà nhìn bề ngoài của khách sạn bị giảm xuống. muốn khắc phục điều này khách sạn cần có những kế hoạch cụ thể hơn. Có kế hoạch sơn sửa và tu bổ lại khách sạn định kỳ. Ví dụ khoảng sau 6 tháng một lần.

Đối với các buồng phòng dành cho khách ở thì cũng nên sơn sửa và tu bổ định kỳ. Kịp thời sửa chữa những sai sót trước khi khách hàng phàn nàn.

Nên định kỳ bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị điện của nhà hàng để tiết kiệm điện và thời gian sử dụng của thiết bị, giảm chi phí cho khách sạn.

Trang phục cơ bản của nhân viên nhà hàng là áo sơ mi trắng kèm áo gilê váy ôm ngắn màu xanh đối với nữ, còn nam thay cho váy là quần. Đó là đối với nhân viên chính thức. Tuy nhiên khi thực tập tại đó tác giả nhận thấy bản thân không được phát đồng phục và bảng tên, các bạn thực tập khác cũng vậy. Như vậy sẽ không tạo được sự đồng nhất trong trang phục của nhân viên và nhiều lần bản thân cảm thấy khó xử khi khách không thể xác định được mình có phải là nhân viên của khách sạn hay không. Tạo ra sự không tin tưởng của khách và khách không biết mình là ai. Nên có sự đồng nhất trong trang phục của nhân viên kể cả là thực tập hay casual.

• Về các dụng cụ, khăn trải bàn, khăn ăn của nhà hàng

Các dụng cụ ăn uống như đĩa, chén, bát, tách uống trà, café thì cũng nên có sự thay mới. Bởi vì sau khoảng thời gian sử dụng dài những vật dụng đó đã bị bong lớp men trắng bên ngoài và để lại những vệt ố vàng. Khi khách hàng nhìn vào sẽ cảm thấy không đẹp mắt và hợp vệ sinh. Vì thế cần có kế hoạch sàn lọc và mua mới dụng cụ định kỳ.

Về khăn trải bàn ăn nếu thấy không cần thiết ta nên loại bỏ, bởi vì chi phí cho những cái khăn rất nhiều nếu thay mới thường xuyên sẽ rất tốn chi phí, nếu không thay mới thì những chiếc khăn này rất nhanh chóng bị ố màu bởi vì lượng khách sử dụng rất nhiều. Thay vào đó ta nên sử dụng những miếng lót nhựa plastic dành cho từng người, vừa tiện lợi, vừa dễ

dàng vệ sinh, lại không tốn chi phí nhiều. Loại bàn nhà nhà hàng đang sử dụng là loại bàn gỗ bóng khi ta không sử dụng khăn bàn thì vẫn đẹp mắt và vệ sinh.

• Về vị trí để những dụng cụ ăn uống, nơi để thức ăn

Vị trí để những dụng cụ ăn uống, nơi để thức ăn cũng nên thay đổi, vì nó nằm phía dưới những cái công để thức ăn ta phải cúi xuống thấp để lấy như vậy rất là bất tiện và nếu không quan sát kỹ sẽ rất khó nhận thấy. Có rất nhiều khách khi vào dùng buffet sáng thì cảm thấy lúng túng và không thể tìm ra chồ để dụng cụ ăn, phải đi hỏi nhân viên xung quanh như vậy rất tốn thời gian và khách sẽ cảm thấy không hài lòng. Ta nên thiết kế một chỗ dựng dụng cụ khác để khách có thể dễ dàng thấy và tiện lợi khi lấy hơn. Cần có những bản chú thích nhỏ ghi rõ ràng tên của các dụng cụ ăn bằng tiếng Việt và cả tiếng Anh.

• Về không gian xung quanh Đối với nhà hàng ở tầng 3:

Vì là phục vụ cho bữa sáng nên không gian xung quanh cần tạo cho khách cảm giác tươi mới, sáng sủa. Ta nên lắp thêm nhiều bóng đèn sáng trắng để khách cảm thấy sáng, thoải mái hơn thay vì là một không gian thiếu ánh sáng, ảm đạm, khách sẽ cảm thấy khó chịu.

Đối với nhà hàng tầng 16:

Vì ở đây phục vụ vào buổi chiều tối và là không gian ngoài trời nên ta chỉ cần trang trí những bóng đèn nhỏ nhiều màu. Tạo cảm giác ấm cúng, dễ chịu.

Tác giả nhận thấy trong khách sạn có rất ít cây xanh, nên có thêm những chậu cây xanh trong nhà, giúp phần tô điểm cho khung cảnh xung quang và tạo không khí trong lành. Ta nên áp dụng điều này cho cả hai nhà hàng.

• Về số lượng nhân viên phục vụ

Trải qua thời gian ba tháng thực tập tại khách sạn tác giả nhận thấy rằng số lượng nhân viên phân bổ cho các ca lam việc chưa thật sự hiệu quả.

Vào bữa sáng khi khách dùng tiệc buffet số lượng khách đông nhưng chỉ có 2 nhân viên chính thức và một quản lý nhà hàng. Trong khi đó có đến hai đến ba nhân viên thực tập thậm chí có hôm lên tới bốn nhân viên thực tập. Số lượng thực tập khá đông chưa được qua đào tạo không tránh khỏi những sai xót đối với khách hàng.

Để khắc phục nhà hàng cần có sự training cho nhân viên thực tập trước khi làm, nhắc nhở những lưu ý, nên phân bổ ca làm cho thực tập rải đều theo tuần để không có hôm thì rất nhiều thực tập có hôm thì rất ít thực tập.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tại bộ phận fb của khách sạn king finger (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w