trong việc khắc phục những hậu quả từ môi trường, kinh tế, xã hội
Những hậu quả xuất phát từ môi trường kinh tế, xã hội luôn nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp và một mình doanh nghiệp cũng không thể giải quyết được. Vì
vậy nhằm hạn chế những hậu quả xấu đó khách sạn cần phải phối với các cơ quan ban ngành hữu quan và các công ty du lịch khác để khắc phục.
Ví dụ để hạn chế dịch cúm gia cầm, và dịch tả…Thi chi nhánh cần phối hợp với các cơ sở y tế kiểm dịch theo dõi kiểm tra, để phòng ngừa bệnh dịch lây lan. Mặt khác bằng mối quan hệ của mình với các công ty du lịch trên thế giới và bằng hệ thống truyền thông của mình. Công ty nên tích cực phối hợp với Tổng cục du lịch Việt Nam thường xuyên đưa tin về tình hình kiểm soát bệnh dịch của Việt Nam đến bạn bè và các công ty du lịch gửi khách cũng như khách du lịch quốc tế để họ biết được và nhanh chóng quay trở lại đi du lịch ở Việt Nam.
Du lịch Việt Nam cần tăng cường các mối quan hệ liên ngành, cùng phối hợp hành động vì mục tiêu “đưa Việt Nam trở thành trung tâm du lịch có tầm cỡ khu vực”. Phối hợp nghiên cứu, sớm xây dựng chính sách hợp tác kinh tế quốc tế đồng bộ, thống nhất giữa các bộ, ngành liên quan làm khung pháp quan từ hoạch định chính sách đến thực thi dự án cụ thể.
Kết hợp với bộ giao thông vận tải, đặc biệt là ngành Hàng Không Việt Nam tiếp nhận khách du lịch từ nhiều hướng bằng mọi phương tiện. Kết hợp chặt chẽ với Bộ ngoại giao tổ chức các cuộc triển lãm, giới thiệu quảng bá về du lịch Việt Nam ở nước ngoài. Tiếp tục kết hợp chặt chẽ với tổng cục Hải quan và Cục Xuất nhập cảnh để cải tiến, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh du lịch về xuất nhập cảnh, về thủ tục đi lại, thủ tục, hải quan trên cơ sở đảm bảo an ninh quốc gia. Bên cạnh đó, còn phải có sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành có liên quan khác nhau như Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa thông tin, Tổng cục thể thao…
Nói tóm lại, việc thu hút khách du lịch là một công việc hết sức khó khăn phức tạp do sự đa dạng của nhu cầu khách du lịch, sự đa dạng của sản phẩm du lịch cũng như các nhà kinh doanh khách sạn trên thị trường. Những kiến nghị trên về các giải pháp thu hút khách du lịch
tại khách sạn stay xuất phát từ ý kiến cá nhân qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu thực trạng thị trường khách của khách sạn. Để thành công trong việc tìm áp dụng các giải pháp này vào thực tiễn cần có một quá trình triển khai cụ thể cũng như sự linh hoạt của công ty trong việc lựa chọn, kết hợp các biện pháp phù hợp với điều kiện kinh doanh, khả năng tài chính của doanh nghiệp, xu hướng thị trường, môi trường kinh doanh cùng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên khách sạn Stay.
1. Đinh Thị Thư (2005), Giáo trình Kinh tế Du lịch Khách sạn, NXB Hà Nội
2. Nguyễn Văn Mạnh và Hoàng Thị Lan Hương (2008), Giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn. nxb Đại học kinh tế quốc dân.
3. Phan Thăng (2007), Marketing căn bản, nxb Thống Kê.
4. Trịnh Xuân Dũng (1999),Giáo trình Tổ chức kinh doanh nhà hàng, NXB Lao Động Xã Hội.
5. Thái Hùng Tâm (2007), Marketing trong thời đại net, NXB Lao Động – Xã Hội. 6. Trần THị Thu Hà (2007), Giáo trình Tâm lý học kinh doanh du lịch, NXB Hà Nội. Trịnh Xuân Dũng (1999), Ăn uống, NXB Giáo Dục.
II. Internet
1. Khái niệm khách sạn – 19/4/2017
http://thuonghieuvietnam.com.vn/vn/Other/?m=55&s=243&d=274
2. Các thông tin về khách sạn Stay – 8/2016
http://www.stayhotel.com.vn/gioi-thieu.html
3. Các khái niệm về marketing – 25/6/2015
http://quantrimarketing.vn/news/Thuat-Ngu-
Marketing/Marketing-la-gi-Khai-niem-dinh-nghia-ve-Marketing- 27/
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...