Nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng gần 10km về hướng Đông Nam, quần thể di tắch
Ngũ Hành Sơn như một hòn non bộ khổng lồ nằm trên bờ biển đông giữa lòng thành phố năng
động, văn minh, hiện đại. Đây là điểm du lịch không thể bỏ qua trên con đường di sản miền
Trung, biểu tượng trong lòng mỗi người con quê hương Đà Nẵng, là điểm đến đầy tiềm năng về
thiên nhiên, văn hóa, lịch sử, làng nghề, du lịch biểnẦ Năm 1980, Bộ Văn Hóa đã xếp hạng Khu
danh thắng này là di tắch, lịch sử quốc gia.
Từ thuở hoang sơ, những ngọn núi đá vôi tọa lạc loài tách mẹ Trường Sơn hung vĩ, đắm mình
giữa biển khơi để an phận làm những hòn đảo nhỏ. Trong quá trình vận hành, bồi đắp của thiên
nhiên, biển càng ngày càng xa, những quả núi giữa biển khơi vẫn Ộtrơ ganỢ đứng lại để cho ta
một thắng cảnh độc đáo:
ỘPhù nhất thiên niên, dĩ tiên Ngũ Hành hải đảo Nhất thiên niên hậu, vi Ngũ Hành nhất danh sơnỢ
Từ đầu thế kỷ 18, nhân 1 lần ghé thăm, vua minh mạng đã đặt tên những cụm núi này dựa
theo thuyết âm dương ngũ hành trên cơ sở vị trắ tự nhiên của 05 cụm núi: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa,
Thổ và tên gọi của Ngũ Hành Sơn được ra đời từ đó. Ngoài ra, quần thể núi non này còn được
mệnh danh là Nam thiên danh thắng. Mỗi ngọn núi, mỗi hang động đều chứa đựng những
chuyện truyền ký về văn hóa Đại Việt, văn hóa Chăm Pa. Trên các vách đá rêu phong, say lòng
với nước non mời gọi, khách viễn du từ Trung Hoa, Nhật Bản, các bậc thức giả, các tao nhân
mặc khách đã để lại những vần thơ Hán, Nôm mang đạm chất trữ tình và thiền đạo.
Ngọn Thủy Sơn được xem là ngọn lớn và đẹp nhất trong năm ngọn Ngũ Hành Sơn được hợp
bởi ba ngọn nhỏ là Thượng Thai, Trung Thai và Hạ Thai. Khách có thể lên đỉnh Thủy Sơn bằng
lên chùa Linh Ứng hoặc đi lên bằng thang máy với giá vé 15.000đ/người/lượt. Chùa Tam Thai
được triều Nguyễn phong là Quốc tự và là một trong những di tắch lâu đời của Phật giáo, vua
Minh Mạng đã cho đúc 9 tượng và chuông lớn đặt trong chùa. Tuy đã qua nhiều đời trùng tu,
ngôi chùa vẫn còn nguyên vẹn với nét uy nghiêm, cổ kắnh của kiến trúc thuần Việt. Từ Chùa Tam
Thai, du khách có thể tham quan chừ Từ Tâm, chùa Tam tôn và Vọng Giang Đài. Từ Vọng Giang
Đài, du khách có thể nhìn bao quát dãy Trường Sơn, sông Cẩm Lệ, sông Hàn và sông Cổ Cò
chảy quanh dưới chân núi. Từ đây, phắa Tây của Khu danh thắng hiện ra bao quát cả một vùng
quê với làng mạc, đồng ruộng, bãi biển hiếm hoi còn lại giữa dòng đô thị.
Vòng sau chùa Tam Thai, men theo con đường gạch nhỏ, trươc mặt hiện ra cổng động Huyền
Không. Đây là Động lộ thiên với mái động ình vòm, trên có năm lỗ nhỏ để trông thấy bầu trời,
trên vách động có nhiều thạch nhũ tạo nên những hình thù kỳ lạ. Đi về phắa Đông, du khách sẽ
gặp cụm hang động của ngọn Trung Thai gồm động Thiên Phước Địa, cổng Vân Căn Nguyệt
Quật, động Vân Thông. Ngọn Hạ Thai của Thủy Sơn có chù Linh Ứng, đây là ngôi chùa cũng
được phong là Quốc Tự, có quy mô và bề dày lịch sử không kém chùa Tam Thai. Từ đỉnh Hạ
Thai, du khách có thể tham quan động Tàng Chơn, động Ngũ Cốc, Giếng Tiên, Vọng Hải Đài và
động Âm Phủ. Từ Vọng Hải Đài có thể ngắm đảo Cù Lao với một vùng biển cả mênh mông và
các vùng lân cận.
Đến phắa Tây của Khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, du khách đừng bỏ lỡ dịp tham
quan chùa Quan âm dưới ngọn Kim Sơn. Nơi đây có chùa Phổ Đà Sơn, công chúa Ngọc Lan, em
gái vua Minh Mạng, vì có nhân duyên với đạo pháp đã rời cung vàng điện ngọc về ẩn tu dưới
ngọn núi này. Ngoài ra, đến đây du khách có thể hiểu thêm về bến ngự thuyền trên sông Cổ Cò
của vua Minh Mạng, di tắch miếu Ông Chài và các di tắch đấu tranh cách mạng như địa đại núi
Tại khu phắa tây này, vào ngày 19/2 âm lịch hằng năm, lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức
mang đậm tắnh thiết lý nhà Phật kết hợp giữa văn hóa Phật giáo với văn hóa dân tộc, tạo sự hấp
dẫn thu hút nhiều tắn đồ Phật giáo, du khách gần xa đến tham quan, thưởng ngoạn và lễ bái.
Đến tham quan Ngũ Hành Sơn, du khách không thể bỏ qua Làng đá mỹ nghệ Non Nước nằm
dưới chân núi. Đây là Làng nghề truyền thống đã tồn tại trên 03 thế kỷ và là một trong những
làng nghề nổi tiếng của Việt Nam. Đá sản xuất ở đây gồm nhiều chủng loại có xuất xứ từ trong
và ngoài nước, các khu trưng bày sản phẩm đá đật chất lượng nằm dưới chân núi góp phần tạo
thêm nhiều điểm tham quan cho du khách. Nhiều tác phẩm nghệ thuật được điêu khắc trưng bày
các nơi sang trọng quan các lần triển lãm như hội nghị APEC v.vẦ Đá mỹ nghệ Non Nước -
Ngũ Hành Sơn là quà tặng quý hiếm và trở thành sản phẩm du lịch mang thương hiệu Việt theo
chân du khách có mặt khắp năm châu.
Trong các năm qua, thành phố và địa phương đã đầu tư, tôn tạo và xây dựng một nhiều công
trình tại Khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn: thành phố đã đầu tư hệ thống thang máy, quy
hoạch công viên văn hóa Ngũ Hành Sơn, khu phắa Tây khai thác Động Huyền Vy, phục chế lại
bến Ngự của vua Minh Mạng bên sông Cổ Cò, xây dựng các tiểu cảnh vườn hoa và đặc biệt là
Khu căn cứ cách mạng K20. Khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn trở thành điểm nhấn du lịch
mới mà du khách sẽ cảm nhận được với tất cả những gì thiên nhiên và tạo hóa ban tặng cho vùng
quê Ngũ Hành Sơn.
2.1.3 Giá vé
Căn cứ vào nghị quyết số 24/2016/NQ-HĐND ngày 11 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng nhân
dân thành phố Đà Nẵng về việc quy định mức thu phắ tham quan tại Khu danh thắng Ngũ Hành
Sơn bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2017. Về việc thu phắ thu phắ tham quan tại ngọn
Ớ Đối với điểm tham quan ngọn Thủy Sơn
- Người lớn: 40.000 đồng/người/lần
- Học sinh, sinh viên: 10.000 đồng/người/lần - Trẻ em dưới 6 tuối: Miễn Thu
Ớ Đối với điểm tham quan động Âm Phủ
- Người lớn: 20.000 đồng/người/lần
- Học sinh, sinh viên: 7.000 đồng/người/lần - Trẻ em dưới 6 tuối: Miễn Thu