Doanh số cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một khoảng thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi. Doanh nghiệp cho vay thường được xác định theo quý, tháng, năm. Chỉ tiêu này cao hay thấp qua các năm phản ánh được quy mô, cơ cấu hoạt động tín dụng được mở rộng hay thu hẹp. Tùy vào thời điểm mà ngân hàng điều chỉnh quy mô tín dụng sao cho hiệu quả nhất.
Doanh số cho
vay trong kỳ =
Dư nợ cho vay cuối kỳ +
Doanh số thu nợ cho vay trong kỳ -
Dư nợ cho vay đầu kỳ Doanh số thu nợ
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về được khi đáo hạn về một thời điểm nhất định.
Doanh số thu nợ trong kỳ = Dư nợ cho vay đầu kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ - Dư nợ cho vay cuối kỳ Dư nợ cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu hồi được ở một thời điểm nhất định. Dư nợ cho vay là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả tín dụng của ngân hàng cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu dư nợ cho vay thấp chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng yếu kém, trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng cần phải được nâng cao hơn nữa, chưa đạt yêu cầu trong việc khai thác khách hàng
Dư nợ cho vay cuối kỳ = Dư nợ cho vay đầu kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ - Doanh số thu nợ trong kỳ 1.4.2.2. Chỉ tiêu phản ánh độ an toàn
Nợ quá hạn: là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được cho ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý nợ khác gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là khoản nợ thuộc các nhóm 2, 3, 4, 5 theo qui định về phân loại nợ tại Quyết định số 493 của NHNN.
Nợ xấu: nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5 theo qui định về phân loại nợ tại Quyết định số 493 của NHNN. Thông thường các khoản nợ này được xử lý bằng các trích lập dự phòng để xóa nợ. Khoản dự phòng này được tính toán dựa trên tình hình dư nợ quá hạn và trên cơ sở các khoản vay được đảm bảo hay không.
Tỷ lệ nợ quá hạn: tỷ lệ này cho biết 100 đồng vay thì có bao nhiều đồng là nợ quá hạn. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ trọng trên
Nợ quá hạn / Dư nợ = Nợ quá hạn Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu: tỷ lệ này cho biết 100 đồng cho vay thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu:
Nợ xấu / Dư nợ = Nợ xấu
Tổng dư nợ
1.4.2.3. Chỉ tiêu phản ánh mức độ sinh lời.
Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động: Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho chúng ta phân tích, so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động.
Dư nợ cho vay / Tổng vốn huy
động =
Tổng dự nợ Tổng vốn huy động
1.4.2.4. Doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân (chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng)
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ, luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay đều nhanh hay chậm. Nếu số vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao.
Vòng quay vốn tín
dụng (vòng) =
Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Theo chương 1 của khóa luận này đã đề cập đến một số lý luận chung về hoạt động cho vay tại NHTM nói chung và hoạt động cho vay đối với KHCN nói riêng, bao gồm đề cập từ khái niệm, nguyên tắc cho vay, đặc điểm, phân loại và quy trình của hoạt động cho vay đối với KHCN. Đồng thời, trong chương này cũng đề cập đến các chỉ tiêu để đánh giá và phân tích hoạt động cho vay đối với KHCN tại NHTM. Có thể thấy rằng cho vay đối với KHCN tại NHTM đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Việc nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay đối với KHCN tại NHTM có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến sự tăng trưởng của hoạt động cho vay chung và ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn ngân hàng. Điều đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, và ổn định chính sách tiền tệ quốc gia của đất nước.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
– CN QUẢNG NAM – PGD HỘI AN GIAI ĐOẠN 2018 – 2020.
2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – CN Quảng Nam – PGD Hội An
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.1.1. Hệ thống ngân hàng TMCP Á Châu
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (tên giao dịch bằng tiếng Anh: Asia Commercial Joint Stock Bank), được gọi tắt là Ngân hàng Á Châu (ACB), chính thức đi vào hoạt động kinh doanh ngày 4 tháng 6 năm 1993. Có Hội sở đặt tại số 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
Mạng lưới kênh phân phối của Ngân hàng Gồm 280 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc: Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 30 chi nhánh và 103 phòng giao dịch. Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc): 15 chi nhánh và 58 phòng giao dịch. Tại khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Đà Nẵng, Daklak, Gia Lai, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Hội An, Huế, Nghệ An, Lâm Đồng): 11 chi nhánh và 21 phòng giao dịch. Tại khu vực miền Tây (Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bến Tre và Cà Mau): 9 chi nhánh, 9 phòng giao dịch. Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Vũng Tàu): 4 chi nhánh và 20 phòng giao dịch. Ngoài ra còn có trên 2.000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt động 812 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union.
Các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Á Châu bao gồm: Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng, Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng, Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân
quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng, Kinh doanh ngoại tệ và vàng, Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
2.1.1.2. Về Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Quảng Nam – PGD Hội An.
Ngân hàng TMCP Á Châu - Phòng giao dịch Hội An được thành lập vào năm 2006. Địa chỉ: số 570 Cửa Đại, TP Hội An, Tỉnh Quảng Nam. Đến năm 2018 thì chuyển về số 577 Hai Bà Trưng, TP Hội An, Tỉnh Quảng Nam. Số luợng nhân viên của PGD hiện này là 45 nhân viên. Sau nhiều năm đi vào hoạt động, hiện nay trên địa bàn TP Hội An các Chi nhánh và các Phòng giao dịch của các ngân hàng khác cũng bắt đầu xâm nhập thị trường Hội An, như vậy, áp lực cạnh tranh là rất lớn. Tuy vậy, những năm qua PGD Hội An đã không ngừng cố gắng trong việc ra các chính sách thu hút KH và khẳng định chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Đền đáp lại những cố gắng của ngân hàng thời gian qua, người dân TP Hội An đã biết đến ACB như là một thương hiệu đáng tin cậy.
2.1.2.Cơ cấu tổ chức tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Quảng Nam – PGD Hội An
Sơ Đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức tại Ngân hàng TMCP Á Châu – PGD Hội An
Ban Giám đốc PGD: chịu trách nhiệm điều hành chung về mọi mặt hoạt động của PGD, đảm bảo PGD hoạt động an toàn, hiệu quả, hoàn thành kế hoạch kinh doanh
Ban Giám Đốc PGD Bộ phận kinh doanh Phòng KHCN Phòng KHDN Bộ phận vận hành
Kiểm soát viên
Giao dịch viên Ngân Quỹ Bộ phận hỗ trợ tín dụng Bộ phận hành chính Nhân viên hành chính
chỉ đạo cán bộ, công nhân viên thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của mình để đem lại kết quả tốt nhất.
Phòng khách hàng cá nhân: Phòng tổ chức, quản lý và thực hiện các hoạt động huy động vốn và các hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân bao gồm các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán, cho thuê tài chính. Cán bộ tín dụng cá nhân khai thác tất cả các nhu cầu của khách hàng để kịp thời cung cấp các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng. Hướng dẫn lập hồ sơ cho khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Á Châu . Cán bộ tín dụng có trách nhiệm nghiên cứu thẩm định, đề xuất và trình phê duyệt hồ sơ của khách hàng lên ban giám đốc.
Phòng khách hàng doanh nghiệp: Phòng thực hiện các hoạt động huy động vốn và các hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp bao gồm các hoạt động cho vay, bảo lãnh, bao thanh toán, chiết khấu, cho thuê tài chính. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán L/C, nhờ thu theo quy định của Ngân hàng TMCP Á Châu. Thẩm định hồ sơ, đề xuất và lý trình phê duyệt hồ sơ khách hàng. Quản lý, phản triển và cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng và mở rộng thị trường.
Kiểm soát viên: Kiểm tra và phê duyệt các giao dịch của Giao dịch viên, đối chiếu và kiểm tra tính chính xác giữa các chứng từ, hướng dẫn nhân viên giao dịch trong việc thực hiện các quy chế, quy định liên quan.
Ngân quỹ: quản lý quỹ và các hoạt động liên quan đến thu chi tiền mặt. Hạch toán sổ hằng ngày để báo cáo với kiểm soát viên.
Giao dịch viên: có nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý các hoạt động thanh toán của khách hàng tới giao dịch trực tiếp. Giải đáp, hỗ trợ khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng như dịch vụ thẻ, internet banking, chiết khấu, bao thanh toán, bảo hiểm,…
Bộ phận hỗ trợ tín dụng là một vị trí trong bộ phận tín dụng của ngân hàng. Nhiệm vụ chính của hỗ trợ tín dụng là giúp đỡ các nhân viên Tín dụng trong việc lập hồ sơ, sổ sách,... Công việc của họ có thể từ trước quá trình trao đổi công việc với khách hàng cho đến khi hoàn tất hợp đồng và lưu trữ hồ sơ cho vay. Bộ phận hỗ trợ tín
dụng chính là một cộng sự đắc lực của nhân viên tín dụng, họ đảm bảo cho hoạt động tín dụng minh bạch và an toàn hơn.
Bộ phận hành chính: Chịu trách nhiệm tổ chức cán bộ, theo dõi nhân sự, thi đua. Ngoài ra bộ phận này còn thực hiện các hoạt động về mua sắm, sữa chữa máy móc thiết bị.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Á Châu – CN QuảngNam – PGD Hội An trong giai đoạn 2018-2020. Nam – PGD Hội An trong giai đoạn 2018-2020.
2.1.3.1. Tình hình huy động vốn tại PGD Hội An qua ba năm 2018 – 2020
Hoạt động huy động vốn là một hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của tất cả các Ngân hàng. Kể từ khi vào đi vào hoạt động Ngân hàng TMCP Á Châu – PGD Hội An rất quan tâm đến việc huy động vốn, đặc biệt trong điều kiện hiện nay các Ngân hàng, các TCTD cùng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ ngay trên địa bàn Hội An và cạnh tranh quyết liệt, do đó đòi hỏi PGD Hội An phải nỗ lực phấn đấu nhằm thu hút một khối lượng vốn lớn, ổn định đảm bảo nhu cầu đầu tư mở rộng tín dụng trên địa bàn và hoàn thành chỉ tiêu vốn do Hội sở ở trên giao.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu - PGD Hội An giai đoạn 2018 - 2020
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2018 2019 2020 Chênh lệch2018/2019 Chênh lệch2019/2020
Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) tiềnSố TL(%) tiềnSố TL(%)
Theo kỳ hạn Không kỳ hạn 47,533 10,55 59,791 11,28 58,874 10,8 12,258 25,79 -0,917 -1,53 Có kỳ hạn 403,020 89,45 470,270 88,72 486,254 89,2 67,250 16,69 15,984 3,40 Có kỳ hạn < 12 tháng 369,650 82,04 439,609 82,94 464,032 85,12 69,959 18,93 24,424 5,56 Có kỳ hạn > 12 tháng 33,370 7,41 30,662 5,78 22,222 4,08 -2,708 -8,12 -8,440 -27,53
Theo đối tượng KH
KHCN 429,062 95,23 503,98 95,08 520,325 95,45 74,920 17,46 16,343 3,24
KHDN 21,491 4,77 26,079 4,92 24,803 4,55 4,588 21,35 -1,276 -4,89
Tổng HĐV 450,55 100 530,06 100 545,13 100 79,508 17,65 15,067 2,84
(Nguồn: Báo cáo tài chính nội bộ ACB – PGD Hội An 2018 – 2020)
Nhìn vào bảng và biểu đồ ta thấy tình hình huy động vốn của PGD Hội An qua ba năm tăng trưởng tương đối tốt. Năm 2018 tổng nguồn vốn huy động đạt 450,553 triệu đồng. Sang năm 2019, tổng nguồn vốn huy động của PGD Hội An đạt 530,061 triệu đồng, tăng 79,508 triệu đồng so với năm 2019 tương đương với tốc độ tăng 17,65%. Nhưng đến năm 2020 thì tổng nguồn vốn huy động của PGD Hội An đạt 545,128 triệu đồng chỉ tăng 15,067 triệu đồng so với năm 2019 tương đương với tốc độ tăng 2,84%. Điều này cho thấy trong năm 2020 tình hình huy động vốn của PGD Hội An bị chững lại do tác động của dịch Covid đến tình hình chung trên địa bàn làm ảnh hưởng đến nguồn huy động của ngân hàng khi chỉ tăng lên một con số rất hạn chế. Ta xem xét kỹ hơn tình hình huy động vốn chủ yếu là tiền gửi của PGD Hội An thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1: Tổng nguồn vốn huy động tại Ngân hàng TMCP Á Châu – PGD Hội An giai đoạn 2018 - 2020
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 450,553 530,061 545,128 TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG
Tình hình huy động vốn phân loại theo kỳ hạn
Biểu đồ 2.2: Tổng nguồn vốn huy động theo kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP Á Châu – PGD Hội An giai đoạn 2018 - 2020
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
0 100 200 300 400 500 600 403.02 470.27 486.25 47.53 59.79 58.87
HUY ĐỘNG VỐN PHÂN LOẠI THEO KỲ HẠN GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
Qua bảng trên ta thấy tình hình huy động vốn tiền gửi chủ yếu là là tiền gửi có kì hạn. Năm 2018 huy động tiền gửi có kỳ hạn đạt 450,553 triệu đồng, chiếm 89,45% tổng số dư tiền gửi. Năm 2019 huy động tiền gửi có kỳ hạn đạt 470,270 triệu đồng, đạt 88,72% tổng số dư tiền gửi (tăng 16,68% so với năm 2018). Đến năm 2020 huy động tiền gửi có kỳ hạn đạt 486,254 triệu đồng tương đương với 89,2% tổng số dư tiền gửi (tăng 3,39% so với năm 2019). Từ những số liệu trên ta phần nào có thể thấy tại PGD Hội An tiền gởi có kỳ hạn là chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn huy động được của Ngân hàng (tiền gởi có kỳ hạn qua 03 năm đều trên mức 85%), điều đó chứng tỏ việc PGD Hội An đang có những chính sách huy động tốt, mang lại nhiều quyền lợi và ưu đãi tạo nên sự thu hút đối với người tiêu dùng đến gởi tiền tại ngân hàng.
Bên cạnh sự gia tăng tiền gởi có kỳ hạn lớn hơn 12 tháng qua các năm thì tiền gởi có kỳ hạn nhỏ hơn 12 tháng lại giảm nhưng tương đối ít cùng với đó thì tiền gởi có kỳ hạn nhỏ hơn 12 tháng cũng chiếm một tỷ trọng khá nhỏ so với tổng nguồn vốn huy động được tại PGD Hội An. Năm 2018 chiếm tỷ trọng 7,41%, năm 2019 chiếm 5,78% giảm đi 1,63% so với 2018, năm 2020 thì giảm so với 2019 là 1,7% chỉ còn chiếm 4,08% trong tổng nguồn vốn huy động. Nguyên nhân có thể do lãi suất biến động liên tục trong những năm gần đây ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng, ngoài ra ảnh