Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu QTKD CDTN THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY đối với KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP á CHÂU CHI NHÁNH QUẢNG NAM – PGD hội AN GIAI đoạn 2018 2020 (Trang 77 - 80)

Qua quá trình thực tập tại đơn vị, quá trình nghiên cứu và làm bài luận, em đã đúc kết được một vài điểm hạn chế mà PGD Hội An đang gặp phải, những điểm hạn chế đó như sau:

Thứ nhất, Tại ACB – PGD Hội An không có triển khai hình thức cho vay tín chấp. Đó là do phía ngân hàng có những mối lo ngại về mức độ rủi ro của vốn vay theo hình thức tín chấp này đối với khối KHCN ở trên địa bàn. Nguyên nhân chủ yếu là do quy trình cho vay theo hình thức tín chấp này quá chặt chẽ kèm theo với nhiều yêu cầu về giấy tờ pháp lý, tài chính,…Ngoài ra thì ngân hàng cũng không dám mạo hiểm vào hình thức cho vay tín chấp đối với KHCN. Chính điều này đã làm cho PGD Hội An mất đi một lượng lớn KH trẻ, và đầy tiềm năng.

Thứ hai, do PGD Hội An nằm ngay trung tâm thành phố, nên cũng chịu nhiều áp lực cạnh tranh với các ngân hàng lớn khác trên cùng địa bàn. Vì vậy, mà PGD cần phải không ngừng cải tiến sản phẩm, cung cấp nhiều tiện ích dịch vụ đến tận tay KH cũng như phong cách phục vụ chuyên nghiệp để ngày càng thu hút được lượng lớn KH đến với mình. Ngoài ra các công tác tuyên truyền tiếp thị trong lĩnh vực tín dụng còn chưa thực hiện tối đa và tốt nhất, điều này cũng làm hạn chế đi việc lượng lớn khách hàng có nhu cầu sẽ không thể nắm bắt để tiếp cận và sử dụng những sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng. Nguyên nhân có thể là do cách tiếp thị tín dụng diễn ra riêng lẻ chưa đồng nhất. Cùng với đó thì việc tiếp cận tiếp thị của các ngân hàng đối thủ cũng đang diễn ra liên tục với nhiều đổi mới sáng tạo hợn.

Thứ Ba là hiện nay tổng dư nợ tại PGD Hội An chiếm tỷ trọng cao là sản phẩm cho vay tiêu dùng và vay mua nhà ở đất ở. Điều này có thể gây khó đối với ngân hàng, nếu muốn mở rộng lượng khách hàng và thu hút được nhiều khách hàng hơn thì cần

ngoài ra trong thị trường hiện nay có sự cạnh tranh khốc liệt thì việc hỗ trợ khách hàng với nhiều chính sách ưu đãi hơn và các chương trình khuyến mãi để giúp khách hàng nâng cao trải nghiệm tại ngân hàng.

Thứ tư, tại PGD Hội An hiện nay đều có phát sinh nợ xấu, tuy con số tỷ lệ của nợ xấu không nhiều những cũng là một rủi ro đối với ngân hàng cần phải quan tâm đến nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của PGD được phát triển tốt hơn. Chính điều này mà ban lãnh đạo cần phải đưa ra các biện pháp nhằm cải thiện và làm giảm đi tỷ lệ nợ xấu tại PGD một cách hiệu quả nhất trong thời gian sắp đến.

Thứ năm, việc thẩm định giá trị đất đai để đảm cho khoản vay thì ngân hàng ACB luôn thẩm định với giá trị thấp khoảng 70 đến 90% giá trị tài sản đảm bảo. Điều đó phần nào cũng làm giảm bớt lượng KH đến vay tại PGD Hội An. Vì trên thực tế, hiện nay có rất nhiều ngân hàng khác trên cùng địa bàn đang thẩm định giá trị TSĐB với giá trị bằng 95% hoặc 100% giá trị TSĐB theo giá thị trường nên hạn mức cấp tín dụng được cấp sẽ nhiều hơn so với khi vay tại ACB. Chính việc các ngân hàng khác cấp hạn mức tín dụng cao cho khách hàng sẽ là điểm cạnh tranh rất lớn đối với PGD Hội An, họ sẽ lôi kéo và thu hút được lượng lớn khách hàng đang có nhu cầu vốn lớn về giao dịch và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến với PGD Hội An khi đó sẽ mất đi một lượng khách hàng.

Cuối cùng, hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và ACB – PGD Hội An nói riêng vẫn đang bị chi phối từ những bất ổn kinh tế (như lạm phát, biến động giá vàng, ngoại hối…) và bị tác động bởi chính sách nới lỏng tiền tệ của Nhà nước hiện nay để đối phó với tình hình kinh tế trong đại dịch Covid19. Việc chính sách tiền tệ được điều chỉnh đã làm cho việc giảm lãi suất huy động của toàn ngành Ngân hàng từ đó người dân có xu hướng không muốn gởi tiết kiệm mà tìm những kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản hay tiền ảo,… Ngoài ra việc ảnh hưởng nặng nề do đại dịch về ngành du lịch trên địa bàn đã làm cho nhu cầu vay vốn để đầu tư kinh doanh bị hạn chế mặc dù lãi suất cho vay đã giảm đi rất nhiều dẫn đến tình trạng dư nợ cũng giảm theo.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã giới thiệu sơ qua về lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Á Châu – PGD Hội An. Bên cạnh đó, chương này đã cho biết những số liệu, thông tin tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của PGD Hội An, từ những số liệu đó có thể biết được khái quát về hoạt động huy động vốn, tình hình cho vay, kết quả hoạt động kinh doanh nói chung và tình hình hoạt động cho vay đối với KHCN qua ba năm 2018-2020 tại ACB – PGD Hội An nói riêng. Việc dẫn chứng cơ sở lý luận về hoạt động cho vay đối với KHCN của Ngân hàng TMCP Á Châu kết hợp với phân tích số liệu trên, ta có thể thấy được một phần thực trạng của hoạt động này và tìm ra những hạn chế còn tồn tại cũng như những nguyên nhân gây ra hạn chế ấy. Đó cũng là cơ sở để đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng của hoạt động cho vay đối với KHCN tại PGD Hội An trong chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu QTKD CDTN THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY đối với KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP á CHÂU CHI NHÁNH QUẢNG NAM – PGD hội AN GIAI đoạn 2018 2020 (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w