Sự phát triển về chất của thơ ViệtNam giai đoạn kháng chiến 1 Chủ nghĩa yêu nước mới, vị trí mới của nghệ sĩ và văn chương

Một phần của tài liệu Hình tượng đất nước trong thơ việt nam giai đoạn 1945 1975 (Trang 26 - 40)

1.3.1. Chủ nghĩa yêu nước mới, vị trí mới của nghệ sĩ và văn chương

trong

Chủ nghĩa yêu nước là nguồn động lực tinh thần lớn nhất của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến cũng là nguồn cảm hứng lớn bao trùm và thấm sâu trong mọi tác phẩm thơ ca. Nó đã trở thành truyền thống sáng ngời trong lịch sử tồn tại và phát triển lâu dài của văn học dân tộc Việt Nam. Thơ kháng chiến đã phát huy caođộ những truyền thống tinh thần cơ bản của dân tộc - cũng là nét nổi bật trong phẩm chất con người Việt Nam của thời đại ấy: “Có thể nói chưa có thời kì văn học nào mà tinh thần dân tộc, ý thức cộng đồng, tình cảm quê hương đất nước, tình nghĩa đồng bào, đồng chí lại được thấm nhuần sâu rộng và biểu hiện thật phong phú, nhiều vẻ như trong văn học giai đoạn 1945 - 1975. Lòng yêu nước thường được thể hiện trong tình q hương, làng xóm, trong tình đồng bào, đồng chí, tình qn dân “cá nước”. Chủ nghĩa yêu nước thường gắn liền với chủ nghĩa anh hùng trong thời kì diễn ra những cuộc đấu tranh giành độc lập và giữ gìn đất nước. Tinh thần yêu nước vừa là một truyền thống sâu xa, lại vừa là nét nổi bật trong tinh thần của thời đại cách mạng, được thể hiện trong niềm tự hào và ý thức làm chủ của quần chúng, trong tư tưởng đất nước gắn liền với nhân dân, trong lí tưởng độc lập tự do gắn với chủ nghĩa xã hội” [17, tr.23].

Khi nền thơ ca hiện đại chào đời từ đầu thế kỉ XX, quan niệm về thơ khá phong phú, thoát dần quan niệm” Thi dĩ ngơn chí” của Nho học đồng thời tiếp thu những quan niệm của thơ hiện đại phương Tây nên quan niệm về thơ đi gần với đặc trưng thơ hơn. Thơ là những rung động và cảm xúc của con người trước cuộc sống được bộc lộ một cách chân tình tự nhiên. Belinxki cũng cho rằng: Tất cả những gì làm cho ta phải quan tâm, gây xúc động với niềm vui, nỗi buồn thú say mê, sự đau khổ, nỗi lo lắng, niềm an tâm... tóm lại tất cả những gì tạo nên trong cuộc sống tinh thần của chủ thể hòa nhập và nảy sinh trong tác giả. “J.Bêsơ (Đức) khẳng định thơ là “hành vi của quần chúng là bước đi của hàng triệu con người, là đấu tranh và ca hát thống nhất với nhau”. P.Eluya (Pháp) thì nói: “Thơ phải là phương tiện hành động, phương tiện để tiến lên”... Tố Hữu nói uyển chuyển hơn nhưng cũng cùng một tinh thần như thế: “Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí”” [23, tr.85]. Đến giai đoạn kháng chiến chống pháp và chống Mỹ, văn học đi từ cái tôi cá nhân của thơ ca lãng mạn sang cái tôi cộng đồng thời chiến, cũng đã có nhiều quan niệm thơ gắn chặt hơn giữa thơ ca và cuộc sống. Ta có thể tóm tắt những quan niệm ấy như sau: “Nghĩ cho kĩ thì thơ là nhận những “lượng thơng tin” của sự vật mà phát hiện những phản ánh và sáng tạo kì diệu trong tâm hồn người... Quy luật lớncủa thơ là cảm xúc và suy nghĩ... suy nghĩ cũng phải đến mức cao hơn suy nghĩ, tức là suy nghĩ trở thành cảm xúc... Thơ là một sản phẩm của tâm hồn trí tuệ con người mà tâm hồn và trí tuệ đó có một tác động trở lại vào thực tại...Thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đã đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ ấy phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo, càng hay, thơ là tiếng goi đàn, là sự đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu của những con người” (Xuân Diệu) [20, tr. 8 - 33]. Phan Ngọc trong bài thơ là gì? Phát biểu “Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ do chính hình thức tổ chức ngơn ngữ này”. Từ đó ơng đưa đến định nghĩa thơ bằng ba ý chính: - Có giá trị phổ qt; - Mang tính hình thức giúp người ta nhận diện được thơ không cần phải có kinh nghiệm và hiểu biết nghệ thuật; Giúp người ta nắm được thực chất của thơ để làm thơ, đọc thơ,

giảng thơ có kết quả [15, tr.11-12]. Mã Giang Lân bằng cái nhìn khái quát tổng hợp đã đưa ra định nghĩa rằng: “Thơ là một thông báo thẩm mĩ trong đó kết hợp bốn yếu tố: Ý - Tình - Hình - Nhạc” [15, tr.14].

Chế Lan viên quan niệm sáng tạo thơ là một nghề cao quý trong xã hội, nhà thơ phải có vị trí, sứ mệnh cao cả với đời. Nhà thơ cần phải nhìn, nghe và suy ngẫm để góp phần lí giải khám phá những vấn đề trong đời sống. “Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho đươc cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời mình cũng có nhụy” (Phạm Văn Đồng). Tố Hữu là nhà thơ đã chọn con đường cách mạng từ thời thanh niên, thơ của ông là tiêu biểu của quan niệm nghệ thuật cách mạng. Ông quan niệm: “Muốn có thơ hay trước hết phải tạo lấy tình. Nhà thơ chân chính phải khơng ngừng phấn đấu tu dưỡng về lập trường tư tưởng, xác định thật rõ ràng về tầm nhìn, cách nhìn. Tự nguyện gắn bó chân thành là yêu cầu cao nhất đối với người nghệ sĩ trong quan hệ với đất nước, với nhân dân.. Ngoài ra, thơ cách mạng cịn phải kiên quyết đấu tranh, khơng khoan nhượng trước những biểu hiện lệch lạc, với cái xấu, cái ác. Tóm lại, viết thơ phải xứng đáng là người chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng”. Ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ. Chặng đường thơ của các nhàthơ kháng chiến là chặng đường lịch sử của cả dân tộc được kết tụ trong hình tượng đất nước.

Cách mạng và kháng chiến đưa thơ trở về với hiện thực đời sống của đất nước và nhân dân, giúp các nhà thơ tìm thấy chất thơ trong cuộc sống hàng ngày, trong sinh hoạt, lao động và đấu tranh của quần chúng. Nhà thơ của thời đại mới trước hết cũng là một công dân, một cán bộ hay chiến sĩ, sống với cuộc đời thực, với mọi gian khổ, buồn vui, lo lắng, hi vọng của con người kháng chiến cùng với đông đảo mọi người. Đời sống như vậy đã tác động và làm biến đổi cách nhìn, cách nghĩ, điệu cảm xúc của người làm thơ. Khi Tố Hữu cảm nhận được cái thi vị đậm đà trong cuộc gặp gỡ tình cờ của người cán bộ với anh Vệ quốc quân trên đèo Nhe có “Bóng tre trùm mát rượi”, khi Chính Hữu nói lên một cách thấm thía cái đẹp của tình đồng đội qua sự sẻ chia những gian lao, thiếu thốn rất thực: “Áo anh rách vai;

Quần tơi có vài mảnh vá...” thì chính là các nhà thơ đã tìm thấy chất thơ trong cái

bình dị hàng ngày, gần gũi với đời sống kháng chiến, của con người quần chúng. Phương châm dân tộc, hiện thực và nhân dân của nền văn nghệ càng thúc đẩy

hướng đi này trong thơ. “Nếu như ở một số bài thơ trong thời kì đầu kháng chiến, các nhà thơ còn chú trọng khai thác chất thơ trong những cái khác thường, phi thường theo cảm hứng lãng mạn, thì hầu như phương hướng tìm kiếm phát hiện cái đẹp và chất thơ trong phần lớn thơ ca kháng chiến lại là trong cái bình thường, giản dị, tự nhiên của đời sống kháng chiến. Thơ kháng chiến đã đưa đến sự đổi thay quan trọng về quan niệm thẩm mĩ, về cái đẹp trong thơ” [17, tr.36].

Về mặt thể loại, văn học 1945 - 1975 đã có sự phát triển ngày càng phong phú và khá toàn diện, đã tạo ra sự biến đổi nhất định trong từng thể loại, phù hợp với yêu cầu thể hiện nội dung mới và địi hỏi của cơng chúng mới. Các thể loại phát triển khá toàn diện nhưng thơ vẫn nổi trội hơn. Thơ ca kháng chiến chống Pháp đã đem đến một tiếng nói trữ tình mới mẻ, khỏe khoắn - tiếng nói trữ tình của quần chúng. Thơ của các nhà thơ lớp trước cách mạng có nhiều thành cơng góp phần thúc đẩy sự phát triển của thơ Việt Nam hiện đại (Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Tế Hanh, Huy Cận...). Các lớp nhà thơ thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹcũng khơng hiếm tài năng và có nhiều tìm tịi sáng tạo góp phần đổi mới cho thơ ca (Nguyễn Đình Thi, Quang Dũng, Chính Hữu, Hồng Cầm, Hồng Trung Thơng, Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Duy...).

Thơ cách mạng từ 1945 đứng trước yêu cầu mở rộng khả năng phản ánh và phạm vi ôm chứa hiện thực rộng lớn, phong phú của đời sống cách mạng và kháng chiến nên đã thúc đẩy mạnh mẽ những tìm tịi theo hướng tự do hóa hình thức thơ. “Ngay từ những năm đầu cách mạng và kháng chiến, một lớp nhà thơ mới đã ý thức được sự đòi hỏi của thời đại đối với thơ và họ đã nỗ lực tìm kiếm tiếng nói nghệ thuật mới trong những hình thức mới, tự do hơn, đặng vượt thốt ra khỏi những hình thức và giọng điệu của Thơ Mới. Thơ Trần Mai Ninh, Nguyễn Đình Thi và phần nào của Quang Dũng trong Tây Tiến, Hữu Loan trong Đèo Cả, Chính Hữu trong Đồng chí và Tháng năm ra trận,... đã là những minh chứng cho hướng tìm tịi ấy. Xu hướng tự do hóa hình thức thơ trong những năm sau của cuộc kháng chiến chống Pháp (từ cuối năm 1949, sau hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc) có phần mờ nhạt đi và bị lấn át bởi xu hướng đại chúng hóa đã trở thành chủ đạo trong thơ... Sau 1954, xu hướng tự do hóa hình thức thơ có điều kiện để tiếp tục đẩy mạnh những tìm tịi, thể nghiệm. Thơ tự do đã xuất hiện khá phổ biến và trở nên quen thuộc với công chúng thơ. Chế Lan Viên và Huy Cận đưa ra những thử nghiệm thơ văn xuôi và thơ sân khấu với dung lượng mỗi bài khá lớn tới hàng trăm câu thơ” [17, tr.65].

với từng bước đi của cách mạng, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước: ca ngợi cách mạng và cuộc sống mới (1945 - 1946), cổ vũ kháng chiến, theo sát từng chiến dịch, biểu dương các chiến công, phục vụ cải cách ruộng đất (1946 - 1954), ca ngợi thành tựu khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, phục vụ cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954 - 1965), cổ vũ cao trào chống Mỹ cứu nước của toàn dân tộc

Một cách tự nhiên, mỗi con người đều cảm thấy rất gắn bó với cộng đồng, có ý thức nhân danh cộng đồng mà suy nghĩ và hành động. Đất nước cịn hay mất, độclập tự do hay nơ lệ, ngục tù? Câu hỏi ấy khiến mỗi người Việt Nam chân chính tự nguyện dẹp đi tất cả mọi lợi ích cá nhân: Ơi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt / Như mẹ

như cha như vợ như chồng / Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết / Cho mỗi ngơi nhà, ngọn núi, dịng sông (Chế Lan Viên). Cách mạng tháng 8/1945 vĩ đại đã mở ra một kỉ

nguyên mới cho dân tộc ta. Từ đây, một nền văn học mới gắn liền với lí tưởng độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội được khai sinh. Đến với cách mạng và kháng chiến, nhiều nhà thơ đã thể hiện lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Nhưng những ngày đầu, họ chưa thể “rung động được cái rung động của quần chúng” (Nguyễn Đình Thi). Chính đường lối văn nghệ của Đảng với những chủ trương đúng đắn như : cách mạng hóa tư tưởng, đưa văn nghệ thâm nhập đời sống thực tế... đã góp phần khơi nguồn cảm hứng sáng tạo của nhà thơ và tạo nên những thành tựu đặc sắc của thơ kháng chiến. Chủ nghĩa yêu nước mới trong thơ Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến, hướng tới đại chúng, phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân, thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến. Thơ những năm kháng chiến chống Pháp đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Tình u q hương đất nước, lịng căm thù giặc, ca ngợi cuộc kháng chiến và con người kháng chiến là những cảm hứng chính. Chặng đường từ năm 1955 - 1964 là chặng đường văn học trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. Chủ nghĩa yêu nước thể hiện trong văn học giai đoạn này là ca ngợi những đổi thay của đất nước và con người trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội với cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui và niềm lạc quan tin tưởng. Nhiều tác phẩm thơ đã thể hiện tình cảm sâu nặng với miền Nam ruột thịt, nói lên nỗi đau chia cắt và thể hiện ý chí thống nhất đất nước.

Văn học chặng đường từ năm 1965 đến năm 1975 tập trung viết về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Chủ đề bao trùm là ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Thơ những năm chống Mỹ cứu nước đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, đánh dấu một bước tiến mới của nền thơ Việt Nam hiện đại. Thơ ca tập trung thể hiện cuộc ra quân vĩ đại của toàn dân tộc, khám phá sứcmạnh của con người Việt nam, nhận thức và đề cao xứ mệnh lịch sử, tầm vóc và ý nghĩa nhân loại của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Thơ chặng đường này thể hiện rất rõ khuynh hướng mở rộng và đào sâu chất hiện thực, đồng thời tăng cường chất khái quát, chất suy tưởng và chính luận.

Phát hiện về Tổ quốc cũng có nghĩa là khám phá về dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam với những phẩm chất cao đẹp và bền vững là chủ nghĩa anh hùng, lòng nhân ái, đức hi sinh. Thơ đã xây dựng được nhiều hình tượng đẹp về con người Việt Nam thời đánh Mỹ, ở nhiều tầng lớp, thế hệ, lứa tuổi nhưng đều là biểu tượng của dân tộc, nhân dân. Nhận thức về đất nước luôn gắn liền với nhận thức về nhân dân, đó cũng là một nét nổi bật trong chủ nghĩa yêu nước ở thơ thời kì này. Cuộc kháng chiến chống Mỹ một lần nữa thể hiện sức mạnh vô tận, phẩm chất tuyệt vời và những hi sinh vô cùng to lớn của nhân dân. Tư tưởng đất nước của nhân dân đã thấm sâu vào cái nhìn và xúc cảm của mọi nhà thơ khi nói về đất nước.

Đáp ứng u cầu lịch sử, vì mục tiêu chung của tồn dân tộc, thơ Việt Nam từ năm 1945 - 1975 chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. Nền văn học mới được khai sinh cùng với sự ra đời của nhà nước nhân dân còn non trẻ, trải qua 30 năm chiến tranh ác liệt chống thực dân pháp và đế quốc Mĩ, vận nước có lúc ngàn cân treo sợi tóc nên sớm được kiến tạo theo mơ hình “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận và văn nghệ sĩ là những chiến sĩ trên mặt trận ấy” (Hồ Chí Minh) cùng với kiểu: Nhà thơ - chiến sĩ. Cảm hứng chủ đạo của nền văn học mới là tư tưởng cách mạng, văn học trước hết phải là vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng. Ý thức trách nhiệm cơng dân của người nghệ sĩ được đề cao. Gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước nên quá trình vận động, phát triển của nền văn học mới bắt nhịp với từng chặng đường lịch sử của dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước. Giai đoạn 1945 - 1975 là giai đoạn mà cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống lại hai đế quốc hùng mạnh vì độc lập, tự do, thống nhất đất nước và chủ nghĩa xã hội. Toàn thể dân ta bước vào cuộc kháng chiến gian khổ và khó khăn này với một quyết tâm cao độ. Thơ ca giai đoạn này phải là đạn bom, là tiếng kèn xung trận đanh thép. Sóng Hồng- một trong những nhà thơ, nhà lãnh đạo cách mạng đã đưa ra những câu thơ khẳng định phương hướng sáng tác mới của các nhà thơ:

Lấy cán bút làm đòn xoay chế độ

Mỗi vần thơ: Bom đạn phá cường quyền

Một phần của tài liệu Hình tượng đất nước trong thơ việt nam giai đoạn 1945 1975 (Trang 26 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w