chưa
Trở về với dân tộc là xu hướng chung của văn học thời kỳ kháng chiến. Thơ đã kế tục và phát huy truyền thống tốt đẹp của văn học dân tộc; nghĩa là biểu hiện nếp sống, tâm hồn, tính cách và cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong quá trình cải tạo thiên nhiên, xã hội và chống thù trong giặc ngoài. Thơ chúng ta cũng đã tiếp thu những yếu tố tích cực của thế giới, chắt lọc những yếu tố phù hợp với yêu cầu và sự phát triển của thơ Việt Nam, làm cho thơ Việt Nam phong phú mà vẫn nằm trên cái gốc dân tộc. Sự chuyển biến quan trọng trong ý thức của các nhà thơ lúc này là gắn liền cơng việc sáng tác của mình với sự nghiệp đấu tranh của dântộc. Nhờ đó tính dân tộc trong thơ mới hiện rõ. Bởi lẽ cuộc sống tinh thần và vật chất của nhà thơ đã hịa vào cuộc sống dân tộc, hịa vào khơng khí tâm lý tình cảm của nhân dân. Hơn nữa trong lúc đi vào quần chúng, các nhà thơ đã tìm được, học tập được những tinh hoa trong vốn cũ dân tộc bắt nguồn từ một truyền thống lâu đời. Đó là tinh thần độc lập, lịng u nước, yêu nhân dân, tinh thần chống áp bức, chống ngoại xâm, chủ nghĩa nhân văn lành mạnh của vốn văn học dân gian, văn học cổ điển và văn học yêu nước.
Trong lịch sử dân tộc, độc lập tự chủ luôn là tư tưởng xuyên suốt, hội nhập đã diễn ra sớm, dù ở quy mô mức độ khác nhau do thăng trầm lịch sử nhưng đều được coi là phương tiện và giải pháp nhằm phát triển đồng thời bảo vệ độc lập tự chủ của dân tộc. Thơ ca chúng ta từ hàng ngàn năm đã viết về Tổ quốc và hình tượng Tổ quốc trong thơ ca từ sau cách mạng tháng Tám đến 1975 là sự kế thừa và phát triển có tính biện chứng của thơ ca truyền thống.
Ý thức sâu sắc của nhà thơ về các truyền thống tốt đẹp đã tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc và làm nên bản sắc dân tộc, vẻ đẹp của đất nước.
Bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi mang tính khái qt về cảm hứng lịch sử và truyền thống dân tộc. Từ niềm hoài niệm về mùa thu năm xưa của Hà Nội, cảm xúc thơ lại trở về với không gian và thời gian của ba câu thơ đầu - mùa thu hiện tại ở chiến khu Việt Bắc. Tâm trạng của chủ thể trữ tình cũng có sự biến đổi rất rõ. Từ tâm trạng phảng phất một nỗi buồn hiu hắt khi hoài niệm về mùa thu Hà Nội năm xưa đã chuyển sang tâm trạng hào hứng, sôi nổi, tràn ngập niềm vui
trước khung mùa thu ở chiến khu Việt Bắc. Cái tơi trữ tình cũng chuyển thành cái ta. Nhà thơ không chỉ nhân danh cá nhân mà cịn nhân danh cộng đồng, nói lên niềm tự hào chính đáng, ý thức làm chủ non sơng đất nước. Cảnh thu được cảm nhận qua tâm trạng, cảm hứng về mùa thu gắn liền với cảm hứng về đất nước trong từng thời kì lịch sử, mùa thu đất trời gắn liền với mùa thu cách mạng, cảm hứng lịch sử với truyền thống:
Nước chúng ta
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
Có nhìn về q khứ xa xơi mới q trọng hơn những ngày mình đang sống, nhà thơ khơng chỉ cảm nhận đất nước trong hiện tại với biết bao niềm vui chào đón mà cịn nhìn lại lịch sử, những buổi ngày xưa vọng về thôi thúc bước chân và trái tim nhà thơ.
Với hình tượng Tổ quốc được nhìn từ cội nguồn, Nguyễn Khoa Điềm liên tưởng ngay rằng:
Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
(Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
Những hình tượng quen thuộc trong thần thoại, truyền thuyết như “chim, rồng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, bọc trăm trứng” cùng tụ về trong trường liên tưởng của nhà thơ. Sự hội tụ ấy làm bật lên ý thơ có tầm khái quát cao: dân tộc ta là “con rồng cháu tiên, trai tài gái sắc”, đất nước ta là “đất lành chim về, đất thiêng rồng ở”, dân tộc ta là anh em một nhà, cùng được sinh ra từ bọc trăm trứng của cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ. Một đất nước có cội nguồn văn hóa và truyền thống lâu đời rất đỗi thân thương và tự hào như thế. Từ đó hình thành dân tộc Việt Nam trên cả vùng đồng bằng sông Hồng phù sa đỏ.
Với hình tượng Tổ quốc được kết tinh của lịch sử hào hùng thì đánh giặc giữ nước là truyền thống lịch sử nổi bật làm nên phẩm giá Việt Nam. Hịa hồn mình vào những giá trị thiêng liêng, Thu Bồn đã bật ra những câu thơ mang sức nặng cảm xúc cả bốn nghìn năm lịch sử: “Chúng sợ An Dương Vương, Thánh Gióng/ Sợ trăm
dịng sơng đều nổi sóng Bạch Đằng?/ Những súng thần cơng cổ sơ khơng bao giờ bắn nữa?/ Nhưng chúng sợ lửa bắn về tự phía bốn nghìn năm”. Trường ca Nguyễn
Khoa Điềm khi viết về đề tài Đất nước, trong cảm thức người ta thấy rõ cái vị thế của nhà thơ đứng ở đỉnh cao thời đại để nhìn thấu vào lịch sử, vào cả quá trình hìnhthành đất nước. Trọng tâm của bản trường ca nằm ở chương Đất nước, trong đó dường như tập trung và thăng hoa những suy nghĩ sâu xa nhất của nhà thơ những năm tháng chiến tranh. Đất nước được tái hiện trong những hình ảnh thân thiết với mỗi con Người, Đất nước cũng được đặt trong cái nhìn lịch sử và văn hóa trong
“thời gian đằng đẵng, khơng gian mênh mông” để mỗi người cảm nhận hết tầm cao
cả thiêng liêng của hai từ Đất nước. Đất nước - đó là sự hóa thân của lịch sử, của bao thế hệ đem máu xương gìn giữ:
Ơi đất nước bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hóa núi sông ta
(Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
và gợi nhớ truyền thuyết Thánh Gióng nhổ tre làng đánh giặc Ân thuở xưa. Truyền thống yêu nước bền bỉ, kiên cường giữ nước luôn được khơi dậy qua những lời kể đậm đà của mẹ và trở thành hồn thiêng dân tộc:
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc (Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
Lịch sử dân tộc gắn liền với lịch sử đánh giặc giữ nước và vì thế: Khi có giặc
người con trai ra trận / Người con gái trở về ni cái cùng con / Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh (Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm). Đó là truyền
thống của thần tích Phù Đổng Thiên Vương và cuộc chiến thắng quân Nguyên Mông của quân dân thời Trần: Đất nước muôn năm / Những ngựa đá lại xuống
hùng (Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm). Rồi cùng tiếp nối với ngọn cờ
lau tập trận của Đinh Bộ Lĩnh thống nhất giang sơn, đánh thức truyền thống cha ông để kéo tuổi trẻ lầm lạc của miền Nam trở về nguồn cội: Sao các anh đến Hoa Lư / Không đem theo mỗi người một cành lau / Để làm cờ và tập trận / Như Đinh Bộ Lĩnh ngày xưa từng ni chí lớn (Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm).
Viết về đất nước, Chế Lan Viên cũng phát hiện hnh tượng đất nước trong chiều sâu văn hóa lịch sử. Trong thơ ơng, chúng ta thấy Việt Nam là một đất nước anh hùng nhưng đồng thời cũng là một đất nước văn hóa. Khi suy nghĩ về lịch sửdân tộc, nhà thơ nhận thấy những giờ phút hào sảng, rạng rỡ nhất cũng là lúc bừng nở về văn hóa nghệ thuật:
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn
(Chế Lan Viên)
Tâm hồn thơ cịn rất trẻ của Trần Đăng Khoa cũng đã chứa đựng những xúc cảm sâu xa về văn hóa dân tộc khi nhà thơ khắc họa hình tượng đất nước qua biểu tượng tiếng đàn bầu: Những dây đàn bầu / Lại rung lên những âm thanh về con
người và mặt đất / Tiếng ân tình mấy ngàn năm trước / Tiếng đàn bầu, tiếng đàn bầu / Ngân nga trong đêm trăng / Giữa hai mùa lúa / Dây đàn tưởng không bén tay chủ nữa / Mà căng trong không gian / Tự rung lên ngàn đời sức mạnh Việt Nam (Tiếng đàn bầu và đêm trăng - Trần Đăng Khoa. Nén trong từng câu từng chữ là
vốn sống, vốn văn hóa, văn học dân gian và những cảm nhận phong phú về đất nước. Nghìn năm văn hóa hiện hình trong sơng nước, làng quê: “Sông Vị hát văn,
sông Nhuệ hát chèo / Sông Thương, sông Cầu hát câu quan họ /Hát lượn sông Đà / Cuồn cuộn giọng hị sơng Mã / Những dịng dân ca...” (Phan Đức Chính). Chưa bao
giờ tổ quốc Việt Nam được hình dung đẹp như thế, sâu sắc và ân tình như thế. Một đất nước dung dị, gần gũi, đời thường vừa gợi dậy trong tâm thức người đọc cả một bề dày và chiều sâu văn hóa nghìn đờicủa dân tộc với những nét rất đặc thù, rất đáng tự hào.
Thơ kháng chiến nhận thức rõ về mối liên hệ sâu sắc và mật thiết giữa quá khứ và hiện tại. Nói cách khác, thơ.. phản ánh sự tiếp nối và hơn thế nữa, sự phát triển của truyền thống trong hiện tại. Lịch sử hào hùng của dân tộc là cơ sở, là cội nguồn của những phẩm chất sáng chói mà dân tộc đang thể hiện hơm nay. Tồn bộ những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc đang bộc lộ rực rõ trong những thử thách của thời đại kháng chiến và kiến quốc.
“Trong khi gia tăng tính hiện đại của thơ ca để đưa thơ hịa mình vào thi ca của nhân loại, các nhà thơ kháng chiến đã biết “trở về” và bám sâu hơn nữa vào văn hóa của dân tộc. Bám sâu khơng có nghĩa là lặp lại mà trên cơ sở hút nhụy của vănhóa dân tộc, khai lộ những vẻ đẹp mới của thi ca” [7, tr.53]. Trong giờ phút xung trận của cả nước kháng chiến, giữa đau thương, bom đạn, Chế Lan Viên vẫn nhìn ra cái dịu dàng, êm ả của tâm hồn và cảnh sắc Việt Nam ẩn chứa chiều sâu văn hóa dân tộc. Đây là những cảm nhận tinh tế thấm thía về Tổ quốc:
Ta đã yêu Việt Nam đẹp, Việt Nam thơ, bát ngát câu Kiều, bờ tre, mái rạ. Mái đình cong như bàn tay em gái giữa đêm chèo,
Cánh cò Việt Nam trong hơi hát xẩm xoan cị lả, Cái đơn hậu nhân tình trong nét chạm chùa Keo.
(Thời sự hè 72 - bình luận - Chế Lan Viên)
Với Chế Lan Viên, gương mặt Tổ quốc Việt Nam qua lửa đạn là gương mặt lạc quan trong sáng. Nhà thơ đã tìm thấy cội nguồn bền vững của tinh thần dân tộc trong những biểu hiện sinh động của đời sống văn hóa tinh thần:
Vành vạch vầng trăng nghìn năm vẫn là gương mặt Việt Nam cười Một tục ngữ hò khoan bốn mùa trong suốt
... Tiếng hò ơi ở các bến đò hoang thành khẩu lệnh Điện Biên, Ấp Bắc Ngôi sao lưu lạc cơ đơn đã hóa nên vì sao chói lọi trên cờ
(Suy nghĩ 1966 - Chế Lan Viên)
Cũng chính trong những năm kháng chiến mà chúng ta thấu hiểu thêm được về phẩm chất tinh thần của dân tộc, tâm hồn Việt Nam trong sáng, đơn hậu. Nhà thơ đã tìm thấy cội nguồn bền vững của tinh thần dân tộc trong những biểu hiện sinh động của đời sống văn hóa dân gian.
Nối tiếp truyền thống cha ơng, trong hồn cảnh khốc liệt dưới những căn hầm, trong khoảng yên tĩnh giữa những đợt bom. Chân dung tinh thần của thế hệ trẻ đi qua cuộc chiến tranh được tô đậm ở sự lựa chọn dấn thân tự nguyện đầy tỉnh táo chứ khơng cịn là niềm say mê, hào hứng đầy chất lãng mạn như hồi đầu bước vào cuộc chiến tranh: Tuổi trẻ biến trăm sông thành thác / Dập tắt lửa chiến tranh bằng
Trước hiện thực của cuộc chiến tranh ấy, các nhà thơ kháng chiến còn thấy được trách nhiệm của dân tộc trước vận mệnh đất nước, trước nhiệm vụ của lịch sử.về vấn này có thể nói rằng, đây là đề tài khơng thể tách rời với đề tài lịch sử. Đó là
những cảm xúc lớn lao mang tầm thời đại mà Nguyễn Khoa Điềm đã cho thầy: Ta
nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!...và: Ta quỳ xuống đất đai / Ta hát với đất dày / Nào anh chị em ơi, ta hát / Ta là bồ câu trắng / Ta là đoá hướng dươn / Ta là vừng mây ấm / Ta là người biết chết cho quê hương (Mặt đường khát vọng - Nguyễn
Khoa Điềm)
“Thơ cách mạng là thơ về nhân dân, dân tộc, thơ về anh hùng dân tộc, về truyền thống lịch sử ngàn năm. Đó là một miền thơ tuy đã có trong thơ cổ điển, thấp thoáng trong thơ lãng mạn, nhưng chưa bao giờ được biểu hiện tập trung và đổi mới như thơ cách mạng” [23, tr.95].