“Tự trong bản chất, những đổi mới thực thụ trong lĩnh vực nghệ thuật bao giờ cũng gắn liền với sự đổi mới về hệ hình tư duy (paradigm), về cách nhà thơ khám phá, thụ hưởng và biểu đạt thế giới... Hệ hình tư duy mới, tất nhiên, tương ứng với một cái nhìn, một hình thức tổ chức diễn ngơn mới. Đúng hơn, cần phải coi bản thân diễn ngôn và lối viết cũng hiện tồn như những hình thức / trạng thái tư tưởng... Những cây bút thực tài bao giờ cũng biết quyến rũ và thu phục người đọc bằng những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc, ở đó, nội dung cũng là hình thức và hình thức cũng chính là nội dung” [7, tr.9].
“Thơ mới nhấn mạnh cái tôi cá nhân, thơ cách mạng ưu tiên cái ta. Để tránh mơ hồ về nhận thức tư tưởng, nhiều nghệ sĩ đã phải trải qua thời gian “nhận đường”, giũ bỏ “cái tôi tiểu tư sản” để nâng cao tinh thần trách nhiệm: “Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi / Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu” (Xuân Diệu). Về thi pháp nghệ thuật, thơ ca cách mạng vừa chịu ảnh hưởng những thành tựu thơ Mới, vừa “chọi” lại thơ Mới theo phương châm hướng về đại chúng. Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, thơ ca cách mạng 1945 - 1975 đã có những đóng góp khơng thể phủ nhận với sự góp mặt của nhiều cây bút tài năng như Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Hồng Cầm, Quang Dũng, Nguyễn Đình Thi, Phạm Tiến Duật...” [7, tr.17].
“Trong giai đoạn 1945 - 1975, vận mệnh của Tổ quốc đứng trước những thử thách gay gắt, cả dân tộc muôn người như một sát cánh trong cuộc chiến đấu vì lí tưởng chung là độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc. Nền văn học của giai đoạn lịch sử ấy khơng thể là tiếng nói của những số phận cá nhân mà phải là tiếng nói củacả cộng đồng dân tộc và nhân dân. Những chủ đề bao trùm trong nền văn học giai đoạn ấy là những vấn đề về vận mệnh của cộng đồng, hiện thực mà văn học phản ánh là hiện thực lịch sử dân tộc... Đó là một nền văn học theo khuynh hướng sử thi, nó tiếp cận và phản ánh thực tại từ quan điểm sử thi, “cân đo” mọi giá trị - kể cả các giá trị thẩm mĩ - từ những tiêu chí và lợi ích của cộng đồng” [17, tr.20]. Cái tơi sử thi xuất hiện trong thơ thời kì kháng chiến chống Pháp và được tiếp tục ở mười năm hịa bình, đến cuộc kháng chiến chống Mĩ đã trở thành hình tượng cái tơi trữ tình chủ đạo và đặc trưng trong thơ thời kì này. Cái tơi sử thi tạo cho nhà thơ tâm thế trữ tình cao rộng với tư cách phát ngơn cho cả dân tộc, đất nước.
Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một kỉ nguyên mới cho đất nước, đồng thời cũng mở ra một thời đại mới trong nền văn học dân tộc. Trong giai đoạn lịch sử từ năm 1945 - 1975, dân tộc ta phải đối đầu với hai cường quốc xâm lược hùng mạnh: Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Do vậy, nội dung bao trùm của văn học thời kì này là phản ánh cuộc chiến đấu cho độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc, cho lí tưởng xã hội chủ nghĩa Nguyễn Đình Thi viết: “Chúng ta đã tìm thấy bao trùm trên chúng ta, bao trùm làng xóm, gia đình chúng ta một cái gì lớn lao chung ấy là dân tộc” (“Nhận đường”, tạp chí văn nghệ, số1, 1948)
Văn học là một hình thái ý thức xã hội nên bao giờ văn học cũng phản ánh cuộc sống. Từ xưa, cụ Đồ Chiểu đã ý thức dùng văn học làm vũ khí chiến đấu:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
Văn học giai đoạn 1945 - 1975 gắn bó mật thiết với vận mệnh của dân tộc, trở thành một phần không thể tách rời của sự nghiệp đấu tranh. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng văn học hướng vào phục vụ cho những nhiệm vụ chính trị, theo sát những yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng. Điều này đã chi phối, quy định từ đề tài, các chủ đề chính, cảm hứng bao trùm cho đến nhân vật trung tâm của văn học ở từng chặng đường. Trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, văn học luôn theo sát các diễn biến của cuộc kháng chiến ở tiền tuyến và hậu phương,cổ vũ lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của đông đảo quần chúng nhân dân, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và những tấm gương tiêu biểu trong cuộc chiến đấu ở cả hai miền Nam Bắc. Những tình cảm được thể hiện phong phú và đa dạng trong văn học giai đoạn này là những tình cảm trong các quan hệ cộng đồng. Đây cũng là cảm hứng lớn, chủ đạo chi phối hầu hết các sáng tác thơ ca giai đoạn này.
Ngọn lửa kháng chiến bùng lên khắp đất nước sau ngày toàn quốc kháng chiến đã có sức thu hút đơng đảo những người cầm bút đến với các chiến khu và những làng quê kháng chiến. Trong mấy năm đầu kháng chiến, tuy lực lượng sáng tác cịn phân tán và gặp rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ nhưng sáng tác văn học không hề đứt đoạn, thậm chí khá sơi nổi và đã có một số thành tựu đặc sắc, nhất là về thơ Một lớp nhà thơ mới xuất hiện hoặc chỉ thực sự được biết đến từ sau cách mạng, đã đem đến cho thơ mấy năm đầu kháng chiến những tiếng thơ mới mẻ, với ý thức đi tìm tiếng nói nghệ thuật mới của thời đại cách mạng. Quang Dũng, Hồng Cầm, Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu, Hồng Trung Thơng, Hữu Loan..., mỗi người với điệu tâm hồn riêng đều đã có đóng góp để tạo nên cái mới và những giá trị không thể phủ nhận của thơ kháng chiến. Cách mạng đã mang đến cho thơ ca những cảm hứng sáng tạo lớn lao, thoát khỏi những quẩn quanh, bế tắc, chán chường, tuyệt vọng. Thơ ca đã tìm thấy con đường đi cho mình trong khơng khí sục sơi cách mạng và cuộc sống mới bừng lên, trong tình cảm yêu nước, yêu lãnh tụ và quyết tâm giữ vững nền độc lập dân tộc.
“Sự nổi bật của thơ ca lúc này là niềm lạc quan, tin tưởng. Có thể nói lạc quan, tin tưởng là tư tưởng chủ yếu của những năm kháng chiến chống thực dân
Pháp. Thơ ca đã vận động và vươn lên theo hướng đó. Cái buồn nhanh chóng cháy rụi trước ngọn lửa kháng chiến. Cái vui ngày càng nảy nở và trở nên vững chắc. Các nhà thơ lớp trước cùng với các nhà thơ lớp kháng chiến không ngừng lớn lên, đem hết tâm hồn và nghị lực của mình hịa chung vào dịng thác lớn thời đại, cố gắng nắm bắt hiện thực mới. Trong thơ lúc này những gương mặt, những cuộc đời cụ thể, những tên đất tên làng, những trận đánh được phản ánh khá chi tiết, những sự viêc, chính sách, đường lối kháng chiến được vận động khá nhuần nhị. Kịp thời, nhanh
nhạy, những mặt này, thơ ca vượt lên các ngành nghệ thuật khác” [14, tr.80]. Các nhà thơ trong thời kì kháng chiến chống Pháp đã có cái nhìn sâu thẳm về quê hương đất nước. Họ khơng chỉ vui với cái bề ngồi, khơng chỉ nhạy cảm với không gian “thơm ngát”, “bát ngát”, “mênh mơng bốn mặt” trải rộng mà cịn xúc động với cái bề sâu với chiều thời gian thăm thẳm: Ôm đất nước những người áo vải / Đã đứng
lên thành những anh hùng (Đất nước - Nguyễn Đình Thi). Đất nước là bài thơ hay
nhất của đời thơ Nguyễn Đình Thi. Bài thơ này cũng rất tiêu biểu cho cái nhìn nghệ thuật của ơng về đất nước. Ơng là nhà thơ của đất nước trong đau thương. Đất nước soi bóng vào tâm hồn ơng, bộc lộ rõ nhất vẻ đẹp trong khổ đau, trong gian nan, vất vả, nhọc nhằn. Bài thơ khép lại bằng hình ảnh khái quát, tượng trưng cho đất nước từ trong máu lửa của chiến tranh, từ trong đau thương, căm phẫn đứng dậy hào hùng: Nước Việt Nam từ máu lửa / Rũ bùn đứng dậy sáng lịa (Đất nước - Nguyễn Đình Thi).
Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị. Nói chuyện mình hay kể chuyện người cũng chỉ hướng đến nguồn cảm xúc lớn lao về đời sống chính trị của dân tộc mà thơi. Thơ ơng hát ca về lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của dân tộc, các mốc sự kiện, những biến cố lớn lao của đất nước bao giờ cũng để lại dấu ấn sâu đậm trong cảm hứng thi ca và hóa thân vào những khúc tụng ca dân tộc của nhà thơ. Việt Bắc không phải là một trường hợp ngoại lệ. Nhắc đến Việt Bắc là nhớ về một trang sử hào hùng khép lại cuộc kháng chiến chống Pháp chín năm. Chiến dịch Điện Biên Phủ nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng đã mở đường cho sự thành công của hiệp định Giơ - ne - vơ về Đơng Dương. Hịa bình được lập lại ở miền Bắc. Từ thủ đơ kháng chiến gió ngàn, trung ương Đảng và Chính phủ trở về tiếp quản Hà Nội - thủ đơ hoa vàng nắng Ba Đình vào tháng 10 - 1954. Cảm hứng ca ngợi đất nước giải phóng, Tổ quốc tự do được biểu hiện rõ trong nhiều bài thơ của Tố Hữu: Ngực lép
bốn ngàn năm trưa nay cơn gió mạnh / Thổi phồng lên tim bỗng hóa mặt trời (Huế tháng Tám - Tố Hữu). Nhà thơ nói lên được niềm vui sướng của nhân dân và cũng
là của bản thân khi cách mạng đến: “Vui quá đêm nay / Ta nhảy ta bay / Trong lòng
Hà Nội / Biển sống trào lên thành đại hội / Muôn màu vũ trụ kết hoa đăng / Xônxao mặt đất, trăng là trăng / Chảy xiết ngân hà, muôn sao vàng rực / Mặt trời đỏ huyền kỳ mọc lên, ôi náo nức /Nhạc nhân gian cuồn cuộn bốc hồng trần!” (Vui bất
tuyệt - Tố Hữu). Tình cảm đối với đất nước tự do là tình cảm chung của nhiều nhà thơ. Trần Mai Ninh nồng nàn đằm thắm khi nói đến cái thi vị của núi sông Tổ quốc. Đất nước hôm nay đang trỗi dậy một sức sống mới của quần chúng cách mạng bắt tay vào lao động, xây dựng và làm chủ cuộc đời mình. Nói đến Tổ quốc, đến cuộc đời mới, các nhà thơ đều xúc động và cảm kích trước cơng ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thơ ca kháng chiến chống Pháp có thể coi là một thành tựu độc đáo của thơ trữ tình hiện đại. Điều đó khơng chỉ thể hiện ở tiếng nói tâm hồn quần chúng kháng chiến mà cịn thể hiện rõ ở sự tìm tịi đổi mới ý thức đem đến một tiếng thơ khác biệt với thơ Mới trước đó. Chúng ta có thể kể đến những trang thơ của Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Quang Dũng, Hồng Nguyên. Đặc biệt là Tố Hữu, các nhà thơ lớp thơ Mới như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Tế Hanh, Anh Thơ và nhiều
người khác đã có những thành cơng lớn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thơ ca hiện đại, nhất là từ sau 1954. Lớp nhà thơ chống Mĩ cứu nước đông đảo sung sức và khơng ít tài năng đã đem lại một tiếng nói riêng - tiếng thơ của thế hệ chống Mĩ cứu nước
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền thơ Việt Nam. Từ thơ kháng chiến chống Pháp đến thơ kháng chiến chống Mỹ là sự kế tục và phát triển liền mạch của nền thơ cách mạng. Chưa bao giờ lực lượng sáng tác thơ lại tập hợp được nhiều thế hệ và nhiều phong cách, vừa thống nhất vừa bổ sung cho nhau như thời kì này. Thế hệ các nhà thơ xuất hiện trước 1945 như Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận...vẫn tiếp tục sáng tác khá dồi dào và nhiều người đã đạt được những đỉnh cao mới, tạo ra chặng đường thơ mới trên con đường thơ của mình. Thế hệ các nhà thơ kháng chiến chống Pháp như Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Hồng Trung Thơng cũng thực sự khởi sắc. Các nhà thơ trẻ xuất hiện từ đầu những năm 60, đặc biệt đơng đảo trong thời kì chiến tranh chơng Mỹ, đã đem đến cho thơ sức sáng tạo mới, trẻ trung, trong sáng, nhạy cảm, trong đó khơng ít tài năng đã sớm được chú ý và khẳng định: Xuân Quỳnh, Bằng Viêt, VũQuần Phương, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo... Trong đội ngũ đông đảo hàng vạn thanh niên cầm súng đi vào các chiến trường tham gia cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam đã nảy nở nhiều tài năng thơ như một nhu cầu tự ý thức và tự biểu hiện của thế hệ trẻ. Giá trị nổi bật và bền vững của thơ kháng chiến chống Mỹ là ở nội dung tư tưởng - cảm xúc. Nó tập trung biểu hiện những tình cảm, tư tưởng lớn của thời đại, phát hiện và sáng tạo những hình tượng cao đẹp về Tổ quốc và nhân dân, về những thế hệ người Việt Nam trong cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Đó cũng chính là sự kế tục một truyền thống tốt đẹp của nền thơ Việt Nam qua nhiều thời đại: gắn bó mật thiết với vận mệnh của đất nước, nhân dân. Trong thơ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, ta thường gặp hình ảnh con đường ra trận, những cuộc lên đường với khát vọng chiến đấu và niềm tin tưởng tất thắng:
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây
(Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây - Phạm Tiến Duật)
Cuộc chiến tranh càng lan rộng và quyết liệt, thơ càng bám sát hiện thực chiến tranh, phản ánh nhiều hình ảnh cụ thể, chân thực và sinh động. Không chỉ
bám sát hiện thực cuộc chiến đấu, thơ chống Mỹ còn kịp ghi nhận những sự kiện lớn, những vấn đề hệ trọng trong đời sống chính trị, tư tưởng. Theo hướng đó, thơ ca thời kì này giàu tính thời sự và đậm chất chính luận. Các thế hệ nhà thơ đều có ý thức rút ngắn khoảng cách giữa thơ và cuộc sống, nâng mình lên ngang tầm thời đại để thơ có khả năng bao quát hiện thực, xây dựng những hình tượng biểu hiện những tình cảm lớn của thời chống Mỹ. Viết về đề tài cách mạng, các nhà thơ thường suy nghiệm về đất nước, dân tộc anh hùng. Cuộc chiến đấu với một kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất của thời đại địi hỏi dân tộc khơng chỉ phát huy sức mạnh của hiện tại mà còn biết khơi dậy sức mạnh của quá khứ lịch sử.
Các nhà thơ còn hướng tới việc khám phá Tổ quốc và dân tộc trong bề rộng của không gian, trong mối liên hệ với thời đại, với các dân tộc trên thế giới: Đi trước thời gian, đánh thức buổi bình minh / Thúc thời đại tiến nhanh lên một bước /Ta đứng ở trung tâm của phong trào chống Mỹ / Nhìn bốn phương vẫy gọi cả lồi người (Quyết thắng - Sóng Hồng).Tổ quốc ở quanh ta và ở ngay trong ta, từng len
lỏi, chảy trong huyết quản, nhập vào xương tủy, đập nhịp cùng trái tim, trong tiếng cười, giọng nói, trong hơi thở của mỗi người: “Tổ quốc ở trong lồng ngực tôi đây /
Trong hơi thở trong mặn nồng máu thịt / Trong giọng nói trong nụ cười tha thiết / Trong suốt đời cơ cực sướng vui” (Lâm Thị Mỹ Dạ). “Nếu đặt trong bối cảnh lịch
sử cụ thể, sẽ thấy các nhà thơ chống Mỹ coi tính chiến đấu như một phẩm chất nhất thiết phải có của ngịi bút, và họ ý thức đó là phía khác của tình u thương. Quan niệm coi thơ như một vũ khí chiến đấu vì lẽ phải, vì độc lập tự do của Tổ quốc là tâm niệm của nhiều người. Đây là một thực tế do sự quy định của lịch sử, và cũng là sự quy định của văn hóa thời chiến. Nhìn vào lịch sử dân tộc, những thời đại hào hùng nhất trong lịch sử đều ngập tràn hào khí chống giặc và thơ ca đã biểu hiện một cách chân thực tâm lý ấy của thời đại... Tư duy nghệ thuật trên đây tất sẽ dẫn tới tính thống nhất trong cảm nhận về hiện thực đời sống của nghệ sĩ” [7, tr.48].
Thơ kháng chiến mang tính triết lí, luận bàn về thời cuộc chính trị và thế thất bại tất yếu của kẻ thù, đề cập đến các sự kiện, các vấn đề nóng bỏng của cuộc chiến đấu để phân tích, tìm ra câu trả lời. Thơ thời kì này đã phản ánh được số phận, vận