Tổng hợp những thành tựu mỹ học, lý luận văn học Macxit, các soạn giả của cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa biểu tượng như sau:Trong nghĩa rộng biểu tượng thể hiện “đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng văn học nghệ thuật”. Văn học nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, phản ánh thế giới khách quan theo những nguyên tắc, phương thức, phương tiện riêng. Các tác giả đã lý giải “Bằng hình tượng, nghệ thuật sáng tạo ra một thế giới hoàn tồn mang tínhbiểu tượng”. Như vậy, theo nghĩa rộng khái niệm biểu tượng gần gũi với tính ước lệ trong văn học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là “một phương thức chuyển mã của lời nói” đặt bên cạnh ẩn dụ, hốn dụ hoặc là một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt “có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu xa về con người và cuộc đời”. Các tác giả cịn nhấn mạnh “Loại biểu tượng là hình tượng nghệ thuật thể hiện tập trung nguyên tắc phản ánh hiện thực thơng qua tính quan niệm, thơng qua các mơ hình đời sống của văn học nghệ thuật”.
Bằng cảm xúc trữ tình mãnh liệt và khả năng tổng hợp, khái quát cao, các nhà thơ thời kì kháng chiến đã tạo nên một hệ thống hình ảnh biểu tượng phong phú. Đó là hình ảnh bà mẹ, dịng sơng, ngọn lửa, màn đêm, con đường, lá cờ... nhằm thể hiện sức mạnh dân tộc Việt Nam thời đại kháng chiến cứu nước. Trong chừng mực cho phép của đề tài, tơi khơng thể trình bày hết tất cả các biểu tượng trong thơ thời kì kháng chiến mà chỉ điểm qua một vài biểu tượng sau:
Cảm nhận và miêu tả hình tượng đất nước trong những năm tháng chiến tranh cách mạng, các nhà thơ muốn tìm một biểu tượng đẹp nhất, tượng trưng sâu sắc nhất cho Tổ quốc trong hình ảnh bà mẹ, các tác giả có xu hướng từ một bà mẹ cụ thể khái quát lên hình tượng bà mẹ Tổ quốc. Xây dựng hình ảnh bà mẹ như là biểu tượng cho đất nước đó là tình cảm gắn bó máu thịt, tình u thiết tha, sâu sắc của thế hệ nhà thơ thời kỳ kháng chiến đối với quê hương đất nước. Đến đây, có thể nói các nhà thơ kháng chiến đã cho chúng ta thấy những biểu hiện về sự hóa thân của người mẹ, người phụ nữ anh hùng vào non sông, đất nước là sự tiếp nối quan niệm truyền thống về con người thiên nhiên, con người vũ trụ của nhân dân ta. Hình tượng người mẹ Việt Nam là nét đẹp của lòng vị tha nhân hậu, thủy chung, là sự
biểu hiện sức sống mãnh liệt, ý chí quật khởi của con người Việt Nam. Niềm thiêng liêng cao cả của họ đã trở thành biểu trưng văn hóa của dân tộc, những di tích lịch sử mn đời của non sông, đất nước. Họ trở thành một lẽ sống bất diệt của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Các tác giả trong thơ kháng chiến 1945 - 1975 đã dành những dòng đầy trang trọng để viết về người mẹ - một biểu tượng thiêng liêng trong văn học nói chung vàtrong thơ ca viết về thời kì kháng chiến nói riêng. Dù là bà bầm, bà bủ, là u, là mẹ, là má... thì những người mẹ đều có điểm chung là nghèo khó và những đức tính cao cả của người phụ nữ Việt Nam. Người mẹ trong các bài thơ viết về thời kì kháng chiến hiện lên là những người phụ nữ bình dị, tảo tần và giàu lịng u thương. Tình cảm của mẹ giản dị mà lớn lao hịa vào tình yêu đất nước. Vì vậy, từ người mẹ riêng của các chiến sĩ đã hòa nhập làm một và trở thành người mẹ chung - người mẹ nhân dân, người mẹ đất nước:
Bao nhiêu bà cụ từ tâm làm mẹ Yêu quý con như đẻ con ra Cho con nào áo nào quà
Cho củi con sưởi, cho nhà con ngơi (Bầm ơi - Tố Hữu)
Trong thơ Lê Anh Xuân, hình ảnh bà mẹ Việt Nam là hiện thân của tần tảo vất vả và nhọc nhằn, thầm lặng hy sinh rất đỗi kiên cường cao cả: Mẹ lưng cịng tóc
bạc / Tần tảo sớm hôm / Ni các anh dưới hầm bí mật / Cả đời mẹ hy sinh gan góc
/ Hai mươi năm giữ đất giữ làng / Mẹ là mẹ Việt Nam (Trở về quê nội - Lê Anh Xuân). Bà mẹ Tổ quốc cịn được hình dung trong tư thế bà mẹ ra trận - bà mẹ chiến sĩ: Mẹ chỉ có chiếc áo nâu vai vá /Mẹ chỉ có một chiếc nón che đầu /Mẹ ra trận có
hai bàn tay / Mẹ có mái tóc để gọi dân làng / Mẹ ơi mẹ ra chặn giặc /Trái tim cũng là mìn chơng / Mẹ ra trận áo dài thuôn thả / Cái dáng đi bà mẹ Việt Nam (Mẹ ra trận có gì - Nguyễn Khoa Điềm). Trong trường ca “Mặt đường khát vọng” của
Nguyễn Khoa Điềm, người đọc xúc động trước hình ảnh của biết bao người mẹ đang tần tảo sớm hôm để lo cho đàn con trong cuộc sống khắc nghiệt của chiến tranh. Đó là người mẹ:
Mẹ Việt Nam ơi!
Đêm nay con về gối đầu trên cánh tay của Mẹ Ôi cánh tay rắn rỏi, dịu hiền
Mẹ phả vào mặt con nồng nàn mùi sữa Của những đồng xa nguyên vẹn như mùa
(Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
Hình ảnh bà mẹ Việt Nam vừa là nguồn an ủi vỗ về, vừa tiếp thêm sức mạnh cho những đứa con. Bằng một giọng thơ không khoa trương, nhà thơ đã viết lên bằng tất cả lòng chân thành của một con người từng gắn bó với “Ngày xửa, ngày
xưa mẹ thường hay kể ”. Mẹ - một hình tượng nghệ thuật có chiều sâu liên tưởng và
tầm cao của tính biểu tượng.
Hình ảnh bà mẹ đào hầm từ lúc tóc cịn xanh cho đến lúc phơ phơ đấu bạc trong thơ Dương Hương Ly đã trở thành biểu tượng về lòng dân rộng lớn, về đất quê ta mênh mông, về sức mạnh tinh thần bất khuất của dân tộc: Lịng mẹ rộng vơ cùng / Đủ giấu cả sư đoàn dưới đất / Nơi hầm tối là nơi sáng nhất / Nơi con tìm ra sức mạnh Việt Nam (Đất q ta mênh mơng - Dương Hương Ly).
Có thể nói, biểu tượng người mẹ là một trong những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu của thơ ca Việt Nam (1945 - 1975). Biểu tượng ấy vừa phản ánh khí thế hào hùng của dân tộc vừa là biểu trưng trong văn hóa truyền thống và hiện đại của nhân dân Việt Nam. Như một nỗi niềm ân nghĩa thiêng liêng, trong quan niệm về bà mẹ - Tổ quốc của người Việt Nam là hướng về cội nguồn, hướng về người mẹ đã sinh ra dân tộc, con người của đất nước này. Biểu tượng người mẹ là một trong những biểu trưng đẹp nhất, chói sáng nhất, tượng trưng sâu sắc nhất về hình tượng đất nước.
Trong giai đoạn 1945 - 1975, hình ảnh ngọn đèn - ngọn lửa trên các nẻo đường đi vào chiến trường ác liệt đã để lại hình ảnh đẹp trong thơ. Từ một ngọn đèn ngoài đời đến những ngọn đèn thắp sáng trong thơ, sự chuyển dịch ấy đã có thêm phần sáng tạo của nhà thơ.
Lửa - biểu tượng của sự ấm áp, sức mạnh, lòng yêu nước, hy vọng, niềm vui chiến thắng:
Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân cơng đỏ đuốc từng đồn Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
(Việt Bắc - Tố Hữu)
Ngọn lửa soi sáng con đường cả nước cùng ra trận. Khí thế mạnh mẽ của đội quân nhân dân được tác giả khắc họa bằng lối nói phóng đại : Dân cơng đỏ đuốc
từng đồn / Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay. Ánh lửa ở đây biểu trưng cho hình tượng “đất nước đứng lên”. Việt Bắc là nguồn ánh sáng xua tan mọi u ám tăm tối. Việt Bắc là quê hương cách mạng để từ đó Đảng, Bác lãnh đạo nhân dân giành độc lập, tự do, xây dựng nền dân chủ cộng hịa. Đó cũng là nơi gửi gắm niềm tin, ni chí bền trong tranh đấu.
Hình tượng đất nước khơng chỉ thể hiện ở vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội, hoang sơ của núi rừng miền Tây trải theo chặng đường hành qn của người lính Tây Tiến mà cịn thơ mộng, trữ tình qua hình ảnh đuốc hoa:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
(Tây Tiến - Quang Dũng)
Trong cái nhìn lãng mạn, hào hoa của người lính Tây Tiến, ánh đuốc chiếu sáng
buổi liên hoan văn nghệ nơi doanh trại đã thành những ngọn đuốc hoa tân hôn ngọt ngào. Như vậy, ánh sáng của ngọn lửa đã biểu trưng cho niềm lạc quan chiến thắng, vẻ
đẹp tâm hồn dân tộc Việt Nam tỏa sáng trong chiến tranh gian khổ khốc liệt.
Trong thơ kháng chiến, lửa cịn là biểu tượng của ý chí quật cường, sức sống mãnh liệt. Ở bài An Phú Đơng của Xn Miễn, khói lửa, bom đạn trở thành nơi tơi rèn ý chí của người anh hùng: Bạn đã từng nghe An Phú Đông /Là nơi quy tụ khách
anh hùng / Là nơi chí khí rèn trong lửa / Con cháu nhà Nam một tấm lịng (An Phú Đơng - Xn Miễn).
Tố Hữu đã nói lên ý nghĩa biểu tượng qua một ngọn đèn cụ thể: Ngọn đèn
như mắt của ai trông / Ngọn đèn như trái tim thương nước / Soi bước ta đi rực lửahồng (Tố Hữu). Nhưng cảm hứng chủ đạo của bài thơ khơng đi theo hướng khai
thác đó mà chủ yếu là tạo những cảm xúc trực tiếp thơng qua liên tưởng với hình ảnh người đồng chí, người em gái rất gan dạ đang vượt qua bom đạn, không ngại cảnh khuya thân gái dặm trường để đảm bảo cho ánh lửa không bao giờ tắt. Tiếng thơ ông ở đây là tiếng nói của tình thương, ơng lấy những rung động của trái tim mình làm cơ sở để xây dựng biểu tượng đất nước Việt Nam anh hùng với những tấm gương quả cảm không tiếc máu xương để Tổ quốc muôn đời độc lập.
Phạm Tiến Duật qua bài thơ lửa đèn đã xây dựng cảm hứng chủ đạo xoay quanh ánh lửa linh thiêng của sự sống, ánh lửa từ ngàn năm vẫn sáng soi và sưởi ấm cho đất nước, con người, ánh lửa đang bị kẻ thù tàn bạo tìm cách dập tắt. Nhưng rồi kẻ thù khơng thể nào cướp được ánh lửa. Ngay chính nơi bóng tối, cuộc chiến đấu vẫn được chuẩn bị một cách khẩn trương:
Nơi đêm ngày giặc điên cuồng bắn phá Những ngọn đèn vẫn cứ thắp lên
(Phạm Tiến Duật)
Trong thơ Thanh Thảo, hình ảnh ngọn lửa biểu trưng cho ý thức của thế hệ trẻ về giá trị đích thực của mình. Khơng phải là những vịng hào quang chói sáng mà là lửa thực - lửa trái tim của những người lính trẻ:
Vì ngọn lửa chịu sinh là lửa thực Đã bùng lên
Dám cháy tận sức mình
(Thanh Thảo)
Vì sự hưng tồn của Tổ quốc thân yêu, người Việt Nam đã hiến trọn đời mình “ngang dọc cùng đất nước” với bài ca yêu nước trên môi: “Tổ quốc / Một lần nữa
xin hát tên người /Lửa đã cháy trước đồn qn Nam tiến” (Thanh Thảo).
Ngọn lửa cịn là niềm tin, ước mơ, hy vọng của những người lính đang trên đường đi tới chiến thắng: Khơng biết cách nào lửa đã nhóm lên / Như khơng phải
Qua biểu tượng ngọn lửa ta khơng chỉ nhìn thấy sự vận động và phát triển của lịch sử mà cả sự phát triển của thơ kháng chiến. Ngọn lửa cách mạng được các tác giả tiếp tục nói đến khốc liệt hơn nhưng hào hùng và lạc quan hơn. Truyền thống và sức mạnh của bốn ngàn năm lịch sử đang có mặt trong cuộc chiến đấu hôm nay tạo nên những giá trị lớn lao cho dân tộc và thời đại. Như vậy, ngọn lửa soi sáng con đường dân tộc ta đi biểu trưng cho sự trường tồn bất diệt và sức sống mãnh liệt của con người, đất nước Việt Nam anh hùng.
Trong những năm kháng chiến, màn đêm là một hình ảnh được các nhà thơ khai thác với nhiều tìm tịi, nhiều sắc thái mới. Màn đêm bưng lấy mắt quân thù tàn bạo nhưng màn đêm lại là người bạn đắc lực của cuộc chiến tranh nhân dân đầy sáng tạo. Những đêm hành quân cả nước lên đường, những đêm sung kích lao vào trận đánh, những đêm đất nước hồi sinh lại sức sống...: Những đường Việt Bắc của
ta / Đêm đêm rầm rập như là đất rung (Việt Bắc - Tố Hữu), Những đêm dài hành quân nung nấu / Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu (Đất nước - Nguyễn Đình Thi). Từ những đêm Việt Bắc, những đường Việt Bắc đó, một cảm hứng lãng mạn bay bổng về tươi lai tươi sáng của dân tộc chói lịa qua những câu thơ.
Hay trăn trở hơn trong những cảm xúc ngọt ngào của tình yêu quê hương đất nước: Ôi yêu sao đồng bằng gian khổ / Đêm thấm sâu mang nặng tình châu thổ /
Đêm ngọt ngào hương gió quyện phù sa /... Đêm trăn trở một bình ngun giải phóng (Diệp Minh). Sức sống của dân tộc đã cho Xuân Diệu sức mạnh để ơng vượt
bóng đêm trong những chuyến đi thực tế, tìm được sự giao cảm giữa con người và tạo vật: Đêm hành quân thả tâm hồn đi trước / Yêu với căm hai đợt sóng ào ào / Vỗ
bên lịng dội mãi với trăng sao (Xuân Diệu). Nơi có bóng đêm bao trùm cũng chính
là nơi mà nhịp sống của đất nước sôi nổi nhất: Nơi tắt lửa là nơi vang rền xe xích /
Kéo pháo lên trận đại đồng cao /.../ Nơi tắt lửa là nơi dài tiếng hát / Đoàn thanh niên xung phong phá đá sửa đường (Phạm Tiến Duật).
Hình ảnh màn đêm cịn được nói tới với nhiều màu sắc nữa trong nhiều bài thơ thời kháng chiến. Nhưng chỉ chừng ấy cũng đủ khẳng định sức sống bền bỉ, mãnh liệt và kì diệu của đất nước, con người Việt Nam trong những năm đau thương chiến đấu.
Bằng sự tưởng tượng sáng tạo, các nhà thơ thời kì kháng chiến đã xây dựng thành cơng hình tượng đất nước cùng các hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng rất phong phú, đa dạng mang hơi thở của thời đại và mang đậm dấu ấn cá nhân. Tuy nó khơng trực tiếp nói lên hình tượng đất nước nhưng nhờ hệ thống hình ảnh biểu tượng ấy, các nhà thơ đã giúp chúng ta hình dung ra diện mạo tinh thần đất nước Việt Nam trong những năm kháng chiến.
Các nhà thơ kháng chiến đã để lại cho đời những vần thơ xanh và những vần thơ lửa cháy, đến hôm nay đọc lại người ta vẫn cảm nhận được những âm hưởng hào hùng của thời kỳ 1945 - 1975. Hệ thống biểu tượng các nhà thơ kháng chiến sử dụng cũng mang rất rõ dụng ý nghệ thuật của họ. Người mẹ, ngọn lửa, màn đêm...là những biểu tượng tiêu biểu trong thơ kháng chiến đã đi vào lòng người đọc và tạo ra những dư ba về chặng đường đầy máu và hoa của dân tộc ta. Cái độc đáo của hình tượng đất nước chính là sự xuất hiện của hàng loạt những hình ảnh có ý nghĩa biểu trưng nhưng rất gần gũi thể hiện nét đẹp của dân tộc ta lớn lên, vượt qua tất cả đau thương bằng phẩm chất anh hùng. Sức gợi từ những hình ảnh đã dựng lên một bức tượng đài Việt Nam sừng sững chói ngời.