Đất nước của những chiến công vĩ đạ

Một phần của tài liệu Hình tượng đất nước trong thơ việt nam giai đoạn 1945 1975 (Trang 71 - 79)

Cách mạng tháng Tám thành công mở ra trang sử vàng chói lọi cho dân tộc Việt Nam. Bác Hồ đọc “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hịa - nhà nước cơng nông đầu tiên ở Đông Nam Á được thành lập. Hai tiếng Việt Nam vang lên đầy phấn khởi tự hào trên trường quốc tế và đã khơi nguồn, làm bừng dậy biết bao cảm hứng về thơ ca, nhạc, họa mới mẻ, mãnh liệt và sôi nổi. Nhà thơ Tố Hữu - lá cờ đầu của Cách mạng Việt Nam hân hoan chào đón cách mạngtháng Tám ở ngay trên quê hương mình với bài “Huế tháng Tám” được viết bằng cảm hứng lãng mạn, sôi trào, niềm vui ngây ngất, ghi lại những biến cố trọng đại:

Ngực lép bốn nghìn năm, trưa nay cơn gió mạnh / Thổi phồng lên. Tim bỗng hóa mặt trời (Huế tháng Tám - Tố Hữu). Càng đau thương, căm thù, nhân dân ta càng

anh dũng chiến đấu, hi sinh vì đất nước. Lớp lớp thanh niên lên đường chiến đấu dâng hiến tuổi trẻ cho đất nước: Phất ngọn cờ lên tung bước lên /Với kho hùng khí

của thanh niên / Vang lừng mặt trận rung năm trống / Cách mạng quân ta cướp chính quyền (Dậy lên thanh niên - Tố Hữu). Qua biểu tượng thiêng liêng lá cờ đỏ

sao vàng của Tổ quốc, Xuân Diệu đã hân hoan chào đón nước Việt Nam bằng những vần thơ tràn đầy sinh khí. Mở đầu Ngọn quốc kỳ, nhà thơ đã thốt lên lời của cả dân tộc:

Gió reo! Gió reo, gió Việt Nam reo ... Việt Nam! Việt Nam! Cờ đỏ sao vàng! Những ngực nén hít thở ngày độc lập Nguồn lực mới bốn phương lên tới tấp

(Xuân Diệu)

Xuân Diệu đã phác họa cuộc đấu tranh của dân tộc giành độc lập dưới lá cờ đỏ sao vàng ngập tràn tung bay khắp mọi miền Tổ quốc: “Có mấy bữa mà Việt Nam

thắm cả / Khắp Việt Nam cờ mọc với lòng dân ”. Lá cờ đã nâng bước chân bao chiến

sĩ, vẫy gọi bao khát vọng của đoàn quân, tạo cho họ sức mạnh để vượt qua mọi gian lao nguy hiểm, giành thắng lợi: “Giữ lá cờ sao vàng lấp lánh / Cờ như mắt mở thức

thâu canh / Như lửa đốt hồi trên chốt đỉnh”.Gió là hiện tượng tự nhiên, nhưng

Gió đã mang hồn dân tộc. Những tình cảm như thế chỉ có thể có được trước những sự kiện lớn lao của dân tộc. Sự kiện tổng tuyển cử 1946 cũng đem đến cho tác giả những cảm xúc như vậy: “Tổng Tuyển Cử! Tổng Động Binh Tuyển Cử! / Ngày huy

hoàng nghĩ chuyện họp giang sơn / Vinh dự nào vui sướng nào hơn? / Tổ Quốc triệu cả ba miền đến hỏi. / Đồng ruộng kể; và nước mây sẽ nói. / Núi non về, và đồng bái chào thăm” (Hội nghị non sông - Xuân Diệu)

Đó là cảm xúc của người dân Việt Nam năm 1946 lần đầu tiên được thực hiện quyền công dân bầu ra Quốc hội của nước Việt Nam mới. Những cảm xúc như thế thực sự là những cảm xúc mang tầm vóc sử thi.

Thơ ca mừng ngày độc lập, chào đón nước Việt Nam mới là hơi thở của hồn thiêng sông núi, là tiếng đồng vọng của mn triệu lớp người. Đó là niềm tin, niềm vui bất tuyệt của dân tộc ta - đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử dân tộc. Và đây là một “bản đồ vui” tỏa rộng khắp đất nước báo tin chiến thắng:

Tin vui chiến thắng trăm miền Hịa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc, Đèo De, núi Hồng

(Việt Bắc - Tố Hữu)

Mỗi địa danh là một nốt nhạc vui rộn ràng trong bản hùng ca chiến thắng. Các địa danh khơng chỉ ở Việt Bắc mà cịn trải dọc theo trăm miền đất nước: Từ Nam Bộ, Tây Nguyên cho tới Hịa Bình, Tây Bắc, Điện Biên. Sự xuất hiện của một loạt các địa danh trăm miền bên cạnh nhau gắn với các tin vui chiến thắng dường như cho thấy tốc độ thần kì của những thắng lợi đó.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp kéo dài chín năm, buộc thực dân Pháp phải kí hiệp định Giơnevơ lập lại hịa bình ở Việt Nam. Phản ánh kịp thời khơng khí hào hùng và niềm vui vô bờ của nhân dân ta trong ngày hội mừng chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, Tố Hữu đã viết bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Chiến thắng Điện Biên Phủ của quân và dân ta là một trận đánh lịch sử, mang ý nghĩa thời đại sâu sắc. Tố Hữu đã dựng lên những khung cảnh hùng vĩ, rộng lớn của chiến trường Điện Biên, khẳng định niềm vui, niềm tự hào này không chỉ của nhân dân Việt Nam mà còn là của nhân dân toàn thế giới: Đêm lịch sử Điện Biên sáng rực / Trên đất nước, như

huân chương trên ngực / Dân tộc ta, dân tộc anh hùng! / Điện Biên vời vợi nghìn trùng / Mà lịng bốn biển nhịp cùng lịng ta / Đêm nay bạn bè gần xa / Tin về chắc cũng chan hịa vui chung (Hoan hơ chiến sĩ Điện Biên - Tố Hữu). Để làm một vũkhí

chiến đấu, thơ không ngần ngại cất lên thành lời kêu gọi, thành khẩu hiệu, mệnh lệnh tiến công: Giặc Mĩ mày đến đây, thì ta tiêu diệt ngay” (Sao chiến thắng - Chế Lan Viên), “Anh chị em ơi! Hãy giương súng lên cao chào xuân 68 ” (Xuân 68 - Tố Hữu). Cuộc đấu tranh càng lan rộng và quyết liệt, thơ càng bám sát hiện thực chiến tranh với nhiều hình ảnh cụ thể, chân thực và sinh động. Có thể nói giai đoạn chống Mỹ là thời kì mà hình tượng đất nước hiện lên đẹp đẽ, cao quý nhất, toàn diện nhất trong thơ ca. Mỗi nhà thơ đều có những sáng tác trực tiếp về đề tài đất nước. Trong thơ Tố Hữu, đất nước hiện lên trong tư thế hùng mạnh từ chiều rộng của khơng gian núi sơng hiển hách: Nhìn Nam Bắc Tây Đơng / Hỏi cả hai mươi thế kỷ: /Ở đâu? Mỗi

ngọn núi dịng sơng /Cũng hiển hách chiến công / Lưu danh dũng sĩ (Chào xuân 67 - Tố Hữu). Bài thơ đã nêu lên một cách cô đọng về tính cách con người Việt Nam

ln lạc quan tin tưởng, những đặc điểm của đất nước Việt Nam anh hùng - anh hùng từ ngọn núi, dịng sơng... với những chiến cơng hiển hách:

Ơi! Ấp Bắc thành đồng bất khuất Chiến công đà vang khắp địa cầu ... Tất cả đã trở thành bất tử Từng ngọn gió cũng thổi vào lịch sử

Hình tượng nhân dân tham gia vào trận đánh được cụ thể hoá trong dáng vẻ phong phú, đa dạng của những số phận, những nỗi niềm, những gương mặt: Ta vụt lên trong nhịp bước tuần hành / Ngực trải rộng chứa cả tầm biểu ngữ / Trường thành cổ, ta làm trường thành trẻ / Sơng lặng im, ta đổ sóng mặt đường / Ta khơng cịn là ta của đau thương / Ta là quê hương, ta là sức mạnh / Áo ta trắng và hồn ta đầy ánh sáng / Ta vững vàng thế trước mặt sau lưng / Thành phố hồi sinh trên khắp mặt đường / Người xô cửa nhập với người, tiến bước / Những người thợ một đời cầm gang sắt / Những mẹ nghèo buôn thúng bán bưng / Những nông dân bị cướp ruộng, mất làng / Những trí thức đau một thời chữ nghĩa / Em bé đánh giày, bậc tu hành cứu khổ /Đã xuống đường chung một mạch tâm tư... (Mặt đường khát vọng-

Nguyễn khoa Điềm). Hình ảnh nhân dân “nổi dậy” được mơ tả trực tiếp và chính nó tạo ra nhịp điệu “nước cuốn”, “thác đổ” rất đặc trưng của thời đại, của văn chương:

Cả đô thành mở hướng Người người đi... Đi lên như nước cuốn

Trật tự này trật tự của Nhân dân

Ôi những bước Tự do chuyển động phố phường Đại lộ nghiêng đi làm thác đổ

Đội ngũ tiến lên! Tiến lên đội ngũ!

Mặt đường là mặt người, mặt đường là thanh niên... (Mặt đường khát vọng- Nguyễn khoa Điềm)

Cuộc chiến đấu được lý giải như chính là phản ứng của nhân dân trước cái ác hiện đại, trước những kẻ xâm lược, trước những tội ác “trời không dung, đất khơng tha”. Chính sự hào hùng đó đã tạo nên sức mạnh Việt Nam - sức mạnh thần kì mà mỗi khi nhắc đến, Chế Lan Viên lại cất cao tiếng thơ đầy tự hào: Ở đâu, ở đâu có sự

tuyệt vời / Chiến đấu chống Tây ba ngàn ngày không nghỉ / Lại chiến đấu ba ngàn ngày chống Mĩ / Mà hoa trên đầu súng lại càng tươi (Chế Lan Viên). Cuộc kháng

chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc Việt Nam với đại thắng xuân năm 1975 vẫn còn vang mãi như là một trong những chiến thắng vĩ đại nhất của lịch sử Việt Nam chống ngoại xâm. Đảng ta đã nhấn mạnh: Năm tháng rồi sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước sẽ mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một trong những trang sử chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự tồn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người Việt Nam và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm vóc quan trọng quốc tế lớn lao và có tính thời đại sâu sắc. Vương Trọng có mặt tại Sài Gịn trong ngày chiến thắng đã viết “Tiếng ve trưa”:

Cắm cờ lên đỉnh cuối cùng... / Cửa trịn vừa mới hé thơi /Nhô đầu ra ngập một trời tiếng ve / Hình ảnh đẹp góp phần quan trọng làm nên chiến thắng là cô giao liên Trường Sơn (Trên đường phố Sài Gòn - Vương Trọng). Sau bao năm đấu tranh gian

khổ, giờ đây đất nước ta đã được độc lập tự do “non sơng thu về một mối”. Hình ảnh đất nước hiện ra trong ngày tồn thắng thật tuyệt vời: Cờ đỏ thắm trên dinh

ĐộcLập / Quần chúng reo hị, niềm vui tràn ngập / Làn sóng người cuồn cuộn mãi khơng thơi / Anh giải phóng quân trên xe pháo mỉm cười / Tay vẫy đón những đóa hoa đẹp nhất/ Ơi những phút giây mừng đến rơi nước mắt! /Suốt đời người chỉ có một hơm nay (Nhật kí đường ra tiền tuyến - Lê Đức Thọ)

Thơ ca là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. Đất nước đã sản sinh ra con người, là nơi “chôn rau cắt rốn” của con người và chính những con người đó đã cầm súng, cầm cày để bảo vệ và xây dựng đất nước. Hai yếu tố này trong thơ ln hịa quyện vào nhau, tác động tới nhau, hành động và suy nghĩ của con người làm nên sự trưởng thành của đất nước và tiếng gọi của đất nước chắp

cánh cho hành động và suy nghĩ của những con người yêu nước. Ưu thế của thơ ca không hẳn là ở khả năng tái hiện những bức tranh toàn cảnh và đầy đủ chi tiết về cuộc sống như các loại hình tự sự. Nhưng chắc chắn hơn bất cứ loại hình hay thể loại nào khác, thơ ca sở trường về thâu tóm và phục dựng thần thái, khí phách, tinh anh, hồn cốt của đối tượng. Và cái khí thế triều dâng thác đổ tràn ngập trong thơ kháng chiến chính là bí quyết làm nên vẻ đẹp đầy sức sống của thơ ca thời này. Nhìn chung, thơ kháng chiến đã có những thành cơng đáng ghi nhận trong nhiệm vụ phản ánh cả chân dung cả khí thế của một thời đạn lửa, qua đó vẽ nên bức tranh trung thực về cuộc kháng chiến thần thánh của cả dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX.

Một phần của tài liệu Hình tượng đất nước trong thơ việt nam giai đoạn 1945 1975 (Trang 71 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w