Đất nước của một dântộc anh hùng

Một phần của tài liệu Hình tượng đất nước trong thơ việt nam giai đoạn 1945 1975 (Trang 64 - 71)

Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc. Cùng với sự kiện lịch sử ấy, một nền thơ mới cũng ra đời. Ngay sau ngày cách mạng tháng Tám thành công, cả nước lại bước vào cuộc trường chinh khốc liệt. Cả nước lên đường ra trận. Trong đội ngũ trùng trùng điệp điệp ấy có những nhà thơ, họ đánh giặc bằng cây súng và cả ngịi bút của mình. Một thế hệ nhà thơ - chiến sĩ đã ra đời, tràn đầy sức sống, sức sáng tạo. Trong những ngày tháng khốc liệt này, thơ phải có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu của thời đại, thức tỉnh con người, kêu gọi lòng yêu nước, căm thù giặc ở mỗi người Việt Nam.

Trong tâm hồn của các nhà thơ - chiến sĩ, cái giá trị thiêng liêng cuối cùng bao giờ cũng thuộc về đất nước. Với tất cả nhận thức về giá trị thơ ca đối với cuộc sống, về vai trò của người cầm bút đối với thời đại, thơ giai đoạn này đã được nidưỡng tiếp sức và gắn bó mật thiết với những bước đi của cách mạng, với vận mệnh

của dân tộc và đời sống của nhân dân. Phát hiện về đất nước cũng có nghĩa là khám phá về dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam với những phẩm chất cao đẹp và bền vững là chủ nghĩa anh hùng và tình thương, lịng nhân ái, đức hi sinh. Thơ đã xây dựng được nhiều hình tượng đẹp về con người Việt Nam thời kháng chiến ở nhiều tầng lớp thế hệ lứa tuổi nhưng đều là biểu tượng của dân tộc và nhân dân.

Hình tượng đất nước từ trong máu lửa chiến tranh, từ trong đau thương căm phẫn đứng dậy hào hùng: Bao giờ đất đỏ máu thù / Tan hoang đồn giặc ta thu lại

đường / Ai đi quốc lộ thênh thang / Nhớ ai chân đã dặm ngàn Trường Sơn (Trường Sơn - Chế Lan Viên). Hình ảnh đất nước trong thơ Chế Lan Viên trong những ngày

đầu kháng chiến mang ý nghĩa nhận đường đánh dấu sự chuyển biến trong tư tưởng nhận thức của ông được thu nhỏ ở không gian núi rừng Trường Sơn máu lửa nhưng rất đỗi hào hùng.

Nguyễn Đình Thi đã dựng lại hình ảnh hào hùng của đất nước với một bối cảnh rộng lớn: Súng nổ rung trời giận dữ / Người lên như nước vỡ bờ / Nước Việt

Nam từ máu lửa / Rũ bùn đứng dậy sáng lịa (Đất nước - Nguyễn Đình Thi). Nhà thơ đã tạo nên bức tượng đài đất nước sừng sững chói ngời trên cái nền của máu lửa bùn lầy, trong một không gian dồn dập, ầm vang tiếng súng nổ rung trời. Đất nước soi bóng vào tâm hồn Nguyễn Đình Thi, bộc lộ rõ nhất vẻ đẹp trong khổ đau, trong gian nan, vất vả, nhọc nhằn:

Những ruộng vườn mọc lên lũy thép Những xóm làng thành bể dầu sơi Qn giặc kinh hồng trên đất chết Mỗi bước đi lạnh tốt mồ hơi

(Nguyễn Đình Thi)

nhân dân với tất cả những phẩm chất cao đẹp: anh dũng vô song trong chiến đấu và sản xuất, dũng cảm tuyệt vời mà nhân ái thiết tha, trải bao bão lửa mà vẫn xanh, hiên ngang đứng ở đỉnh cao của lịch sử mà vẫn khiêm tốn, giản dị, chan hòa. Kháng chiến chống Pháp, cả dân tộc đứng dậy, cả đất nước đánh giặc:

Nói đến Tổ quốc, các nhà thơ đều kính cẩn ca ngợi vị lãnh tụ của dân tộc và gửi trọn một niềm tin: Hồ Chí Minh / Hỡi ngọn đuốc thiêng liêng / Trên đầu ta,

ngọn cờ dân tộc / Trăm thế kỷ trong tên Người: ái Quốc / Bạn muôn đời của thế giới đau thương! (Tố Hữu). Hình ảnh tiêu biểu cho tinh thần thiết tha yêu nước, chí

khí phấn đấu kiên quyết bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta đó là chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, linh hồn của kháng chiến và anh bộ đội anh dũng, chị phụ nữ can đảm và em thiếu niên giàu lòng yêu nước. Nhân dân ta đã phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chống trả quyết liệt để bảo vệ mảnh đất quê hương. Các anh bộ đội chịu nhiều đắng cay gian khổ mà vẫn hiên ngang thật đáng khâm phục:... Áo anh rách vai / Quần tơi có vài mảnh vá /Miệng cười buốt giá /

Chân không giày / Thương nhau tay nắm lấy bàn tay / Đêm nay rừng hoang sương muối / Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới / Đầu súng trăng treo (Đồng Chí - Chính

Hữu). Hình ảnh anh bộ đội hiện lên dung dị và gần gũi biết bao, chỉ “gần nhau là thân thiết”, chỉ “một thống lặng nhìn nhau ” là “âm thầm thương mến”. Nhà thơ nhìn họ bằng đơi mắt u thương, trân trọng. Nhưng đâu chỉ có các anh mà cịn ở những bà mẹ “phơ phơ đầu bạc” cũng góp phần làm nên chiến công. Quê hương đất nước hiện lên qua nỗi nhớ của người con về quê mẹ và tấm lòng của những người mẹ có con đi kháng chiến. Tình cảm của những người mẹ thật đáng ca ngợi như con ong chắt chiu từng giọt mật, mẹ góp phần làm nên thắng lợi cho dân tộc.Và đây là hành động dũng cảm của chú bé liên lạc, không chút băn khoăn suy nghĩ, em liền băng mình qua lửa đạn của quân thù để thực hiện nhiệm vụ cấp bách liên quan mật thiết tới sự tồn vong của đất nước: “Một hơm nào đó /Như bao hơm nào / Chú đồng

chí nhỏ / Bỏ thư vào bao / Vụt qua mặt trận / Đạn bay vèo vèo / Thư đề “Thượng khẩn” / Sợ chi hiểm nghèo?(Lượm - Tố Hữu). Lòng căm thù giặc, tình u q

hương thúc giục, những đồn qn Nam tiến lên đường. Và người mẹ đưa tiễn giữa khung cảnh xóm thơn êm đềm, cũng vẫn là những gì gắn bó. Người ra đi tư thế hiên ngang: ”Chiều hơm đó, mẹ tơi bên qn nước / Tiễn anh đi / Đồn chiến sĩ vơ Nam /

Bụi mù bay/ Thơn nhỏ khói xanh lam /Người bước tới đưa anh đùm bánh gói / Mẹ tơi khóc /Anh mỉm cười khơng nói /Tơi nhìn theo đốc kiếm ở vai anh”(Vơ Nam

-Hồng Nguyên). Khám phá sức mạnh Việt Nam, những thế hệ trẻ đi sau - chúng ta càng thêm tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc, thêm vững vàng trong cuộc sống, thêm tin tưởng ở tương lai. Đất Nước bất tử chính nhờ ở tinh thần của những con người sẵn sàng dâng bầu máu nóng của tuổi thanh xuân, biết sống có trách nhiệm với thời đại và đầy khát vọng về tương lai trường tồn của Đất Nước.

Trước đau thương mất mát quá lớn, đất nước vùng lên quật khởi kiên cường:

Ôi Việt Nam xứ sở lạ lùng

Đến em thơ cũng hóa những anh hùng Đến ong dại cũng luyện thành chiến sĩ Và hoa trái cũng biến thành vũ khí (Eemily, con - Tố Hữu)

Khi tuổi trẻ nhận ra nỗi đau thời đại, Nguyễn Khoa Điềm đã dùng hình tượng máu để biểu trưng cho lịng nhiệt tình cách mạng, tinh thần xả thân vì nước, coi sự hi sinh mất mát vì dân tộc là trách nhiệm của mỗi con người. Nhưng hôm nay những tủi nhục căm hờn không thể dồn nén được nữa, lời nói đã trở thành hành động. Tuổi trẻ chống Mỹ chấp nhận cái chết thật thanh thản: Ta ném máu xương ta làm vật cản / Máu đổ rồi! / Máu học sinh sinh viên / Máu đỏ rực trên nền áo trắng / Máu càng thắm / Tự do càng sáng chói / Máu Việt Nam, máu yêu nước tươi hồng! (Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm). Bằng việc làm giàu ý nghĩa này,

những trí thức trẻ thành phố đã dựng lên những vũ đài chính trị, tập hợp và truyền bá lí tưởng cách mạng đến với quần chúng lao khổ, đấu tranh với kẻ thù bằng sức mạnh trí thức, văn hóa, lẽ phải và chính nghĩa. Phải đổ máu và nước mắt, phải trả giá bằng những lầm lạc ban đầu, phải trải nghiệm qua đấu tranh trực diện với kẻ thù, tuổi trẻ thành thị đã đến được với Mặt đường khát vọng, hòa với nhân dân cùng cả nước lên đường. Sự khẳng định dân tộc, ngợi ca sức mạnh của nhân dân thường được thể hiện qua những mất mát, hi sinh, nỗi đau thầm lặng của vơ vàn con người và bao nhiêu số phận.

Lịng u nước ngời sáng trong lòng người dân nước Việt Nam và nó đã tạo nên sức mạnh lớn lao đưa đất nước ta từ trong đau thương máu lửa chắp cánh bay

Ôi Việt Nam! Từ trong biển máu Người vươn lên như một thiên thần (Máu và hoa - Tố Hữu)

Bài thơ đã nêu lên một cách cơ đọng về tính cách con người Việt Nam ln lạc quan tin tưởng, những đặc điểm của đất nước Việt Nam anh hùng - anh hùng từ ngọn núi, dịng sơng... Khơng ngợi ca khâm phục sao được khi lần đầu tiên trên thế giới một dân tộc nhỏ bé đã dám đánh và đánh thắng tên đế quốc đầu xỏ hùng mạnh nhất: Việt Nam dân tộc anh hùng / Tay không mà đã thành công nên người (Bài ca

mùa xuân 61 - Tố Hữu).

Nhận thức về đất nước ln gắn liền với nhận thức về nhân dân, đó chính là nét mới trong việc thể hiện hình tượng đất nước ở thơ thời kỳ này. Cuộc kháng chiến chống Mĩ một lần nữa thể hiện sức mạnh vô tận, phẩm chất tuyệt vời và những hy sinh vô cùng to lớn của nhân dân. Chính những con người bình thường nhưng rất đỗi anh hùng đã góp phần tạo nên đất nước Việt Nam mà mỗi lần nhắc đến Tố Hữu vẫn không hết ngạc nhiên, tự hào. Trải qua bao cuộc đấu tranh gian khổ, cuối cùng đất nước ta đã hồn tồn tự do và đó là cơng lao đóng góp của tất cả mọi người: Ôi! Tổ quốc, vinh quang Tổ quốc / Ngàn muôn năm dân tộc ta ơi / Việt

Nam anh dũng sáng ngời /Ánh gươm độc lập giữa trời soi chung /... Tự do đã nở hoa hồng / Trong dòng máu đỏ trên đồng Việt Nam (Tố Hữu). Người chiến sĩ nằm

hầm bí mật thì phát hiện ra sức mạnh Việt Nam qua hình ảnh người mẹ đào hầm và chăm sóc cho anh: Nơi hầm tối là nơi sáng nhất / Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt

Nam (Bùi Minh Quốc). Đất nước trong thời kì chống Mĩ cịn được thể hiện qua hình

ảnh Trường Sơn, con đường mịn Hồ Chí Minh và những binh đồn xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Trường Sơn là nơi chúng ta đưa chủ nghĩa anh hùng cách mạng lên đỉnh cao lịch sử, nơi đất nước hiện ra đẹp đẽ, giản dị, hùng vĩ nhất. Đất nước trong ngày tồn thắng đẹp tuyệt vời:

Ơi, buổi trưa nay, tuyệt trần nắng đẹp Bác Hồ ơi! Toàn thắng về ta

Chúng con đến, xanh ngời ánh thép Thành phố tên Người lộng lẫy cờ hoa

Nhân dân ta giữa những ngày đánh Mĩ tự hào về một Việt Nam bất khuất anh hùng mà cũng tài hoa nhân ái, tượng hình trong bóng dáng cha ơng: Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững / Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa / Trong và thật sáng hai bờ suy tưởng / Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa (Huy Cận). Mỗi

người dân đều ý thức được trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp chung của đất nước nên đã cùng “nắm tay nhau” dựng lại “cơ đồ” quyết đưa đất nước từ đói nghèo tan hoang lên cuộc sống ấm no hạnh phúc: Đời vui đó tiếng ca đồn kết / Ta nắm

tay nhau xây dựng lại đời ta...(Tố Hữu). Cùng đề tài với Tố Hữu, Nguyễn Duy miêu

tả đất nước hồi sinh trong sự bền bỉ kiên cường, xây dựng, hàn gắn vết thương chiến tranh: Bàn tay vẫy gọi bàn tay / Nhà cao lại dưới đất này mọc lên / Tay nâng hòn

đất lặng im/Để nguyên là đất, cất lên là nhà (Nguyễn Duy).

Hai chữ “Đất Nước” được viết hoa và điểm lại nhiều lần như một con mắt thơ đầy kính yêu, tự hào. Các nhà thơ kháng chiến đã miêu tả hành trình giữ nước gian nan, quyết liệt, đầy mồ hôi nước mắt và cả xương máu trong công cuộc chống ngoại xâm dữ dội, bi tráng, hào hùng. Đây cịn là hành trình của dân tộc cũng như thế hệ những người cầm súng mang trong mình sức mạnh nội sinh bắt nguồn trong lịch sử dưới sự chiêm nghiệm của thế hệ thanh niên thời chiến. Một người ngã xuống là hàng loạt người đứng lên tiếp bước trả thù, mn trái tim hồ chung một mối. Trong tâm hồn mỗi người Việt Nam, tình yêu nước là tình cảm lớn nhất. Chưa bao giờ Tổ quốc được đặt ở tầm cao đến thế! Tổ quốc thúc giục bước chân người ra đi. Vũ khí làm cho kẻ thù kinh hồng chính là ý chí quyết tâm bảo vệ giang sơn nước Việt, dù phải hi sinh đến hơi thở cuối cùng.

Một phần của tài liệu Hình tượng đất nước trong thơ việt nam giai đoạn 1945 1975 (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w