Đất nước đau thương

Một phần của tài liệu Hình tượng đất nước trong thơ việt nam giai đoạn 1945 1975 (Trang 58 - 64)

Thơ kháng chiến đã vẽ lên bức tranh đầy máu và nước mắt về một thời điểm lịch sử của dân tộc. Cảnh nước mất nhà tan đã được các nhà thơ ghi lại bằng những hình ảnh thật đắt và gợi nên sự đau xót, thương tâm. Tiếng súng của quân xâm lược đã bao trùm lên khơng gian đất nước một khơng khí đầy hiểm họa.

Từ ngày 23/9/1945, giặc Pháp khiêu khích gây ra những cảnh thảm sát đẫm máu. Hướng về phương Nam, thơ ca đã kịp thời lên tiếng. Những vần thơ lúc này khơng tránh được chung chung, nhưng đó là nhiệt tình, là tấm lịng, là sự sống cịn của đất nước nên tác động mạnh đến người đọc. Ngay từ đầu, Xuân Miễn đã mô tả tội ác của giặc cụ thể, chi tiết trong bài Gió nội thở dài: ’’Nhà cửa ra tro, vườn cháy

rụi / Chồng già giặc bắt chửa tha về”(Xuân Miễn). Câu thơ nghẹn lại, nhất là khi

nói đến đời sống nghèo khổ của nhân dân, cảnh hoang tàn xơ xác do giặc gây nên

“No đói bữa thường khoai ít củ”. Trưa, chiều bọn giặc đem bom giội “Đốt cháy đồng hoang cỏ cháy vàng”.

Từ Nam Bộ tội ác lan dần ra:

“Quảng Ngãi!

Máu đã tràn về lịng Đơng Hải

Xương đã chồng cao q đỉnh Trường Sơn (Quảng Ngãi - Tế Hanh)

Đến Hải Phòng 19-11-1946 (Trần Huyền Trân): ”Bom rơi đầy đồng / Đêm

về... / Vườn không... / Nhà trống...” (Trần Huyền Trân). Tội ác của giặc diễn ra khắp

nơi, âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa của thực dân Pháp đã rõ. Cả nước sục sôi chiến đấu.

Viết về sự khốc liệt của chiến tranh, Nguyễn Đình Thi đã sáng tạo được những câu thơ thật xúc động, đầy ấn tượng: Ôi những cánh đồng quê chảy máu /

Dây thép gai đâm nát trời chiều (Đất nước - Nguyễn Đình Thi). Những câu thơgiàu

giá trị tạo hình, gây được ấn tượng sâu sắc bằng những hình ảnh đập mạnh vào giác quan người đọc. Cảnh tượng vừa cụ thể, vừa khái quát, vừa hư, vừa thực. Từ một hình ảnh thực do quan sát được trong một chiều hành quân qua vùng Bắc Giang, Nguyễn Đình Thi đã nâng lên thành một hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng khái quát về sự đau thương của đất nước trong chiến tranh. Chiến tranh đã biến những cảnh tượng thanh bình như cánh đồng quê, buổi chiều tà trở thành hoang vắng đau thương chết chóc. Đó là bức tranh ngoại cảnh đồng thời cũng là bức tranh tâm trạng được miêu tả gián tiếp qua ngoại cảnh thể hiện nỗi đau xót vơ hạn của nhà thơ trước cảnh quê hương đất nước thân yêu bị tàn phá.

Đất nước Việt Nam sao mà nhọc nhằn đến thế! Dân ta vừa cởi được ách nô lệ tám mươi năm của thực dân Pháp thì đế quốc Mỹ đã ùa tới cướp bóc, tàn phá làm cho đất nước ta vốn đã nghèo nay càng thêm tiêu điều xơ xác: Từ núi qua thôn

đường nghẽn lối / Xn Đục, Đồi Đơng cỏ ngút dày / Sân biến thành ao, nhà đổ chái / Ngổn ngang bờ bụi cánh rơi bay / Cha mẹ dìu nhau về nhận đất / Tóc bạc thương từ mỗi gốc cau...(Núi Đôi - Vũ Cao). Nhà thơ Vũ Cao ở bài Núi Đơi lấy

cảm hứng bi hùng từ hình ảnh cơ du kích hậu phương giữ lịng chung thủy với người thương bằng hành động chiến đấu và hi sinh. Đã là nỗi đau thì khơng ai muốn nhớ nhưng kẻ thù đâu chịu để chúng ta n. Bọn chúng từ trên khơng, ngồi biển ào ạt trút xuống đầu ta những thành tựu mới nhất về khoa học giết người “Toan xóa

sạch màu xanh của lá - Toan xé trời xanh của én bay”. Khi đế quốc Mĩ nhảy vào

Việt Nam, chúng ngày đêm giày xéo đất nước ta và gây nhiều tội ác khiến trời không dung, đất không tha, người người đều căm giận:

Bọn xé xác trẻ em. Bọn châm lửa đốt nhà Bọn mưu giết ruộng đồng ta bằng hóa học Bọn đẵn gốc những mùa xuân nảy lộc Bọn đâm lê vào những áo cà sa...

Người Mỹ biết trộn hịa bình vào bom ngun tử Như rưới nước hoa hồng vào máu trẻ ngây thơ

Chế Lan Viên như thầm nhắc chúng ta hãy nâng cao tinh thần cảnh giác. Bởi vì “Ghê sợ thay chúng vẫn có mặt người - Phải chi bọn giết người có gương mặt

quỷ - Nhân loại nhận ra liền khi chúng đi qua” (Đế quốc Mỹ là kẻ thù riêng của

mỗi trái tim ta - Chế Lan Viên)

Cùng với Chế Lan Viên, Tố Hữu cũng có những dịng thơ tố cáo tội ác man rợ của kẻ thù rất sâu sắc: Cơ bé nghịch ra xem giặc / Nó bắt vơ vườn trói gốc cau /

Nó đốt, nó cười... em nhỏ khóc /”Má ơi! Nóng quá, cứu con mau”(Tố Hữu). Khơng

có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau của người dân mất nước “Sống giữa quê hương mà như kiếp đi đày”. Nhà thơ Chế Lan Viên đau xót khi nhìn thấy cảnh quê hương phải nhuốm màu trong đau thương tang tóc: Tơi nhìn ra thấy máu thịt q hương / Như

đang dâng thành núi đọng thành cồn, / Ơi! Gió Lào ơi! Người đừng thổi nữa. / Những ruộng đói mùa, những đồng đói cỏ, / Những đồi sim khơng đủ quả ni người / Cuộc sống gian lao ít tiếng nói, tiếng cười / Chỉ tiếng gió mù trời chen tiếng súng.(Kết nạp Đảng trên quê hương của mẹ - Chế Lan Viên). Để tố cáo kẻ thù, cố

nhiên sự tỉnh táo, sắc sảo của lí trí là rất cần, nhưng cũng cịn cần đến cả sức mạnh của trái tim đập cùng nhịp với những đau thương, căm giận của hàng triệu quần chúng. Tình cảm của nhà thơ như nghẹn lại khi nói đến tội ác của kẻ thù, đến những đau thương ghê gớm do chúng gây ra trên đất nước ta:

Ních xơn! Mày khơng cịn nhiên liệu nào khác ư mà đốt Những giường trẻ sơ sinh, gót đỏ thiên thần tay non chới với! Mày chẳng cịn con sơng nào mà ngắm ư mà phải

dùng đến máu người! Tiếng máu lang thang đi giữa đất trời

Dẫu nghìn thi sĩ thiên tài khơng dỗ nổi

Thơ Tố Hữu đã phản ánh chân thực đến nhức nhối về một đất nước khơng có chủ quyền đang ngày đêm quằn quại dưới gót giày của quân xâm lược: Giặc cướp

hết non cao biển rộng / Cướp cả tên nòi giống tổ tiên / Lưỡi gươm cắt đất ngăn miền/ Núi sơng một khúc ruột liền chia ba.../... Ơi nhớ những năm nào thửa trước /Xóm làng ta xơ xác héo hon / Nửa đêm thuế thúc trống dồn / Sân đình máu chảy, đường thơn lính đầy (Ba mươi năm đời ta có Đảng - Tố Hữu). Trước đau thương

mất mát quá lớn: Mất hết “non cao biển rộng”, mất cả “tên nòi giống tổ tiên”, dân tộc Việt Nam quyết vươn lên đối mặt với kẻ thù.

Và, sự hi sinh của bao đồng chí đã tạo nên sự căm thù không thể đội trời chung với chúng. Họ đã quyết tâm chiến đấu để các đồng chí của mình và dân tộc mình ngã xuống khơng hề vơ nghĩa:

Bay nhớ khơng bao đồng chí tao đã chết Bay đóng cọc dìm giữa nước sông Ba Dân tộc tao căm thù đầy bụng

Máu đỏ dịng sơng nước chảy nhịa

(Bài ca chim chơ-rao - Thu Bồn)

Cũng khơng gì có thể làm khuất phục ý chí quyết tâm chiến đấu của họ, bởi lời căn dặn của Đảng đã ngấm sâu vào họ.

Với Nguyễn Khoa Điềm, tuổi trẻ bao đêm thức cùng đất nước, đã lắng nghe tâm tình của dân tộc, của nhân dân và đốt bừng lên ngọn lửa - ngọn lửa của tâm hồn Việt Nam truyền qua bao thế hệ, để ngày mai hóa thân vào mặt trời cùng tuổi trẻ xuống đường bắt đầu một trận đánh mới. Những đêm khơng ngủ của tuổi trẻ cịn là những đêm nghe đồng bào tơi nói và nói cho đồng bào tơi nghe. Nói và nghe, hành động bình thường tất yếu của con người nhưng qua lập luận và triết lí của nhà thơ trở nên thiêng liêng biết mấy. Trong cuộc sống bị trị thì nói làm sao được khi dao kề cổ và nghe làm sao khi bị bủa vây bởi những tiếng gầm thét điên dại của bầy thú dữ cùng những chính sách cải lương, mị dân, lừa bịp của chúng. Với quan niệm “Đất

Nước của Nhân dân ”, Nguyễn Khoa Điềm đã để cho số phận của nhân dân hiện lên

khá rõ nét. Nỗi khổ đau lầm than, cơ cực thấm sâu vào từng số phận nhân dân. Đó là những nơng dân bị tàn phá ruộng vườn; những trẻ em, những người già vô tội bị thảm sát; những người con gái bị chúng cha tấn làm “tuyệt đường sinh nở”; những nữ sinh trắng trong bị chúng “phá tiết trinh.để đừng mơ với mộng”; những người mẹ đứng nhìn con mình bị chúng giết thảm thương “Tao giết con mày để xem

màythương con hay thương Việt cộng”; Là những cụ già bị đánh đập vô cớ, dã man: “Tao vặt râu thànggià này vì nó dám bằng tuổi bố tao”.

Tóm lại, Đất nước và nhân dân chịu nhiều tàn phá, mất mát đau khổ ở mọi cung bậc, ở rất nhiều phương diện... Đó cũng là những cảm xúc bi hùng trước những mất mát to lớn của dân tộc, của những người lính, của những bà mẹ Việt Nam anh hùng. Và các nhà thơ nói về niềm tự hào và niềm vui chiến thắng, nhưng cịn nói nhiều hơn về những gian lao, sự chịu đựng và hi sinh của nhân dân, của đồng đội để hôm nay dân tộc đến được cái đích cuối cùng của cả một hành trình dài dặc. Lịng căm thù giặc và quyết tâm chiến đấu đã cảm nhận được qua nỗi đau, sự xót xa thấu tận tâm can của người dân mất nước. Những đè nén đó bật thành tiếng căm hờn, thành sức mạnh gắn kết muôn triệu con người vào hàng ngũ cùng ca vang bài ca chống giặc ngoại xâm. Càng về sau tội ác của giặc càng trắng trợn thì thơ khắc họa càng rõ nét. Mỗi bài thơ như có hai phần: phần một, tố cáo giặc đanh thép với tất cả hành động dã man của chúng; phần hai, cùng hiện lên song song đối chọi

là hình ảnh nhân dân vươn lên trên những cảnh tàn phá khốn khó, tiếp tục sống và chiến đấu. Mỗi bài thơ thể hiện trọn vẹn quá trình này: Tội ác của giặc - Lịng căm thù giặc - Ý thức trả thù - Lòng tin chiến thắng.

Một phần của tài liệu Hình tượng đất nước trong thơ việt nam giai đoạn 1945 1975 (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w