Tầm vóc lớn lao chưa từng có của đất nước trong hiện tạ

Một phần của tài liệu Hình tượng đất nước trong thơ việt nam giai đoạn 1945 1975 (Trang 88 - 91)

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công đã mở đầu một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đồng thời đã mở ra một thời kì mới cho văn học nước ta. Chặng đường từ 1945 đến 1975, nền văn học mới tồn tại và phát triển trong điều kiện dân tộc ta phải tiến hành hai cuộc chiến tranh lâu dài và ác liệt. Nền văn học của giai đoạn lịch sử ấy có những đặc điểm và quy luật phát triển riêng, có những thành tựu đáng kể đáp ứng những đòi hỏi của giai đoạn lịch sử đương thời, trở thành một giai đoạn mới trong tiến trình văn học dân tộc ở thế kỉ XX.

Đêm trước của cách mạng tháng Tám, đất nước có hơn hai triệu người chết đói, tám mươi năm dài nơ lệ đã gây cho đất nước bao đau khổ. Bao người con đất Việt đã trăn trở: “Rồi cờ sẽ ra sao / Tiếng hát sẽ ra sao / Nụ cười sẽ ra sao / Ơi độc

lập! (Người đi tìm hình của nước - Chế Lan Viên). Trong quá khứ, đất nước ta từng

nghèo nàn, lạc hậu: Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ / Văn chiêu hồn từng thấm

Cách mạng Tháng Tám bùng nổ đã làm thay đổi từ bộ mặt đến tâm hồn Tổ quốc. Đất nước đã độc lập tự do, hình ảnh nước Việt Nam trong thơ Nguyễn Đình Thi mới oai hùng biết nhường nào. Khơng gian rộng lớn, bao la, khơng cịn vắng lặng, hiu hắt nữa mà rộn ràng, nhộn nhịp những hoạt động trong Đất nước - Nguyễn Đình Thi. Trần Mai Ninh nồng nàn đằm thắm khi nói đến cái thi vị của núi sông Tổquốc. Đất nước hôm nay đang trỗi dậy một sức sống mới của quần chúng cách mạng bắt tay vào lao động, xây dựng và làm chủ cuộc đời mình: “Dân tộc rớt mồ

hơi thấm đất / Bắp căng như đồng / Tay ghì cán cuốc / Tay ghì tay xe / Nhìn quanh là cả bốn bề cần lao... /Khi vui non nước cùng cười /Khi căm non nước với người đứng lên” (Tình núi sơng - Trần Mai Ninh). Nhìn chung thơ ca kháng chiến chống

Pháp phản ánh trung thực và khá xúc động hình ảnh Tổ quốc nhưng các nhà thơ chưa có được cái nhìn cao rộng về Tổ quốc. Do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do sự thay đổi chuyền mình qua đột ngột của đất nước, các tác giả chưa có đủ thời gian để nhìn nhận, chiêm ngưỡng đất nước một cách tồn diện và đầy đủ.

Trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, đất nước đã đổi thay, cảnh đổ nát vẫn còn nhưng những tiếng ca vui, những sắc hồng của cuộc đời đã nảy nở: u biết mấy, những dịng sơng bát ngát / Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non /

Yêu biết mấy những con đường ca hát / Qua công trường mới dựng mái nhà son (Mùa thu mới - Tố Hữu). Cả miền Bắc như một cơng trường đang thi cơng rộn rã,

“Ngói mới” là một hình ảnh độc đáo trong thơ Xuân Diệu nhằm phản ánh, ca ngợi những đổi thay to lớn của đất nước.Vẻ đẹp của hình tượng đất nước miêu tả trong thơ thời kì này thật sống động, tràn trề sức sống, trải rộng, vươn cao mọi kích cỡ: Ơi

ngàn vạn ngói mới xơn xao / Như đất ta vui bỗng vọt trào / Ngói mới! Ơi ngàn mn sức lực / Trải ra thành rộng dựng thành cao (Ngói mới - Xuân Diệu).

Giai đoạn chống Mỹ, hình tượng đất nước Việt Nam hiện lên đẹp nhất, cao quý nhất, toàn diện nhất trong thơ ca. Cảm hứng bao trùm về đất nước là cảm hứng ngợi ca khâm phục một dân tộc bé nhỏ đã dám đánh và đánh thắng kẻ thù xâm lược hùng mạnh. Tố Hữu viết:

Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi

(Tố Hữu)

Chế Lan Viên đặt đất nước, đặt thời đại đang sống vào vị trí cao nhất trong lịch sử:

Những ngày tơi sống đây là những ngày đẹp hơn tất cả Dù mai sau đời mn vạn lần hơn!

Lê Anh Xn, qua hình tượng người chiến sĩ giải phóng quân hi sinh trên đường băng Tân Sơn Nhất đã khái quát lên thành dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ mà trải qua một thời gian dài chúng ta mới có được:

Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhât Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân

(Lê Anh Xuân)

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 đã kết thúc vẻ vang ba mươi năm chiến tranh giải phóng. Chế Lan Viên trong bài thơ “Ngày vĩ đại” đã tổng kết nhiều phương diện của cuộc chiến đấu: Ta ra đi từ nền văn minh trên lưu vực sông

Hồng / Cả dân tộc bay theo hình chim Lạc / Nhưng cho đến hôm nay mới thực giống mặt trời trên những trống đồng (Ngày vĩ đại - Chế Lan Viên. Lòng yêu nước

ngời sáng trong lòng người dân nước Việt Nam và nó đã tạo nên sức mạnh lớn lao đưa đất nước ta từ trong đau thương máu lửa chắp cánh bay lên như một thiên thần:

Ôi Việt Nam! Từ trong biển máu / Người vươn lên như một thiên thần (Máu và hoa

- Tố Hữu). Đất nước được thể hiện như một hình tượng đẹp đẽ nhất, cao quý nhất và có những phẩm chất mới mẻ, mang dấu ấn của thời đại, đó là thành cơng lớn của thơ ca Việt Nam từ cách mạng tháng 8/1945 - 1975.

Hình tượng đất nước là hình tượng cao đẹp nhất, hùng vĩ nhất trong thơ ca Việt Nam, nó có cả chiều rộng của thời đại mới, của mấy chục năm chống pháp và chống Mĩ, cả chiều sâu yêu nước cùng với yêu thơ ca của dân tộc, cả chiều cao của đất nước từ trong vũng bùn nô lệ đã hiên ngang đứng dậy thắng quân thù, làm nên ngọn hải đăng cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Một phần của tài liệu Hình tượng đất nước trong thơ việt nam giai đoạn 1945 1975 (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w