Tầm nhìn sử thi và cảm hứng lãng mạn

Một phần của tài liệu Hình tượng đất nước trong thơ việt nam giai đoạn 1945 1975 (Trang 101 - 106)

Văn học Việt Nam trong suốt 30 năm, từ 1945 - 1975 đã hình thành và phát triển trong những điều kiện lịch sử - xã hội đặc biệt, với những biến cố to lớn tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến toàn bộ đời sống dân tộc và số phận mỗi con người - đại diện cho giai cấp dân tộc thời đại và kết tinh những phẩm chất cao quý của cộng đồng, đề cao cảm hứng anh hùng đó là những biểu hiện của tầm nhìn sử thi bao trùm cả nền văn học giai đoạn 1945 - 1975 và còn được tiếp tục trong văn học mười năm sau chiến tranh. Đây là thời kỳ mà cái riêng tư mất vị trí trong cảm quan thẩm mỹ, giai đoạn mà Chế Lan Viên gọi là “Những năm tồn đất nước có một tâm hồn, có chung khn mặt”, nhà thơ cũng nhìn Tổ quốc mình khơng phải bằng con mắt cá nhân mà bằng con mắt Bạch Đằng, con mắt Đống Đa” nghĩa là con mắt của lịch sử dân tộc.

Trong giai đoạn văn học này, tầm nhìn sử thi chi phối đến cả những bài thơ trữ tình ngắn, thậm chí nhiều bài thơ tứ tuyệt:

Chống gậy lên non xem trận địa Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây Quân ta khí mạnh nuốt Ngưu Đẩu Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy

(Hồ Chí Minh)

Tố Hữu nhìn chị Trần Thị Lý không phải là một cá nhân mà là một con người của dân tộc và nhân loại, với “trái tim vĩ đại” không phải “đập cho em” mà cho “lẽ phải trên đời, cho quê hương em, cho Tổ quốc, lồi người”:

Ơi trái tim em, trái tim vĩ đại

Còn một giọt máu tươi cịn đập mãi Khơng phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc lồi người?

Cịn Lê Anh Xn thì hình dung anh giải phóng quân hi sinh trên sân bay Tân Sơn Nhất như một tượng đài hùng vĩ hiện lên trên cái nền bát ngát của không gian Tổ quốc và thời gian những thế kỷ. Người chiến sĩ ấy là ai? Không cần biết. Anh khơng để lại tên tuổi gì hết. Vì anh là biểu tượng của anh giải phóng quân, hơn nữa là “Dáng đứng Việt Nam” “tạc vào thế kỷ”: Anh là chiến sĩ Giải phóng quân /

Tên anh đã thành tên đất nước / Ơi anh giải phóng qn! / Từ dáng đứng của anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất / Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân (Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân). Tầm nhìn sử thi thể hiện ở những bài thơ có tính chất

khái qt, tổng hợp về đất nước hay một chặng đường lịch sử của dân tộc, cách mạng như: “Cách mạng tháng Tám” của Trần Dần, “Quang vinh Tổ quốc chúng ta”, “Bài ca mùa xuân 1961” của Tố Hữu, “Ở đâu, ở đâu? ở đất anh hùng” của Chế Lan Viên. Tầm nhìn sử thi ở giai đoạn thơ chống Mỹ là sự tiếp nối xu hướng đã được mở ra trong thơ giai đoạn 1945 - 1954, nhưng được gia tăng sức khái quát và chú trọng khắc họa tư thế, tầm vóc của đất nước, của cách mạng trong tương quan với thời đại và lịch sử. Tố Hữu tự hào hình dung tư thế của đất nước: Chào 61, đỉnh cao

muôn trượng / Ta đứng dậy mắt nhìn bốn hướng / Trơng lại ngàn xưa, trông tới mai sau / Trông Bắc, trông Nam, trông cả địa cầu (Bài ca mùa xuân 1961 - Tố Hữu).

Trong thơ kháng chiến, tầm nhìn sử thi tạo cho nhà thơ tâm thế trữ tình cao rộng với tư cách phát ngôn cho cả dân tộc, đất nước. Tầm nhìn sử thi tạo cho nhà thơ có chỗ đứng ở đỉnh cao của thời đại để bao quát cả thời gian và không gian, lịch sử và hiện tại, dân tộc và nhân loại, quá khứ và tương lai để mà phát hiện suy ngẫm, hình dung, dự đốn về mọi vấn đề hệ trọng lớn lao của vận mệnh đất nước, lịch sử dân tộc. Nhờ thế mà thơ kháng chiến đã có sự mở rộng rất đáng kể về khơng gian và thời gian được chiếm lĩnh trong thơ, nối liền quá khứ lịch sử với hiện tại và tương lai, liên kết dân tộc với thời đại và nhân loại: Việt Nam, ôi Tổ quốc thương yêu /

Trong khổ đau người đẹp hơn nhiều / Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng / Nhẫn nại nuôi con, suốt đời im lặng (Chào xuân 67 - Tố Hữu). Về hiện thực chiến tranh, có

thể nói hai cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đã tôi luyện con người Việt Nam thành những con người lí tưởng trong cuộcsống. Sự lí tưởng ấy bao chứa và thống nhất trong cả tư tưởng lẫn hành động. Từ cái nhìn lí tưởng về con người trong chiến tranh - cái tầm nhìn chân chính đã khiến thơ ca nói chung đầy ắp khơng khí sử thi. Đó là những con người sống vì lí tưởng và sẵn sàng hi sinh vì lí tưởng chung, lí tưởng cao cả:

Hãy về đi em người thiếu nữ Đi con đường chiến đấu dài lâu

Thế phải đứng anh đứng cho quân thù run sợ Khơng bao giờ cịn gặp lại em đâu

(Bài ca chim chơ-rao - Thu Bồn)

Chung một lí tưởng, họ cùng chung một niềm vui trong cuộc chiến đấu đầy gian khổ hi sinh, bất kể họ là ai. Với Nguyễn Khoa Điềm thì đó là cái lí tưởng chung, bên cạnh lí tưởng báo động của tuổi trẻ miền Nam dồn hết ra mặt đường loan tin báo bão quét sạch quân thù: Nguyện làm người xung kích của quê hương /

Đây tiếng hát chúng con / Tiếng hát xuống đường (Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm). Khi nói về dân tộc, đất nước, nhà thơ thường sử dụng tầm nhìn sử thi với hai bình diện. Một mặt, đó là sự khẳng định, tự biểu hiện của cả cộng đồng dân tộc nhân dân; mặt khác, nhà thơ lại trong vai trò người chiêm ngưỡng, ngắm nhìn, ngợi ca với tất cả sự cảm phục, thành kính và tự hào.

Cảm hứng lãng mạn thể hiện ở cái tơi tràn đầy tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Nó phát huy cao độ trí tưởng tượng, sử dụng rộng rãi những yếu tố cường điệu, những thủ pháp đối lập để tô đậm cái phi thường, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về cái hùng vĩ và cái tuyệt mĩ.

Thiên nhiên miền Tây, qua ngòi bút lãng mạn của Quang Dũng, được cảm nhận với vẻ đẹp vừa đa dạng vừa độc đáo, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, hoang sơ mà ấm áp. Hình ảnh những cơ gái, những con người miền Tây càng tơ đậm thêm chất huyền bí, thơ mộng của núi rừng. Chất lãng mạn được thể hiện chủ yếu ở cảm hứng hướng tới cái cao cả, sẵn sàng xả thân, hi sinh tất cả cho lí tưởng chung của cộng đồng, của toàn dân tộc: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm / Heo hút cồn mây súng

ngửi trời / Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống / Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi / Anh bạn dãi dầu không bước nữa / Gục lên súng mũ bỏ quên đời! (Tây Tiến -

Quang Dũng). Đó là những năm tháng con người tuy đứng trong gian khổ tột cùng nhưng tâm hồn chủ yếu sống với niềm tin vui, ấm áp của tình đồng chí, của tình dân nghĩa Đảng và trong ánh sáng rực rỡ của lí tưởng, của tương lai:

Củ khoai củ sắn thay cơm

Khoai bùi trong dạ, sắn thơm trong lịng Hớp ngụm nước suối trong đỡ khát

Trơng trời cao mà mát tâm can...

(Tố Hữu)

Nếu khơng có lịng yêu nước thiết tha và lòng tin chắc chắn ở tương lai đầy ánh sáng của chiến thắng và cuộc sống ấm no hạnh phúc thì làm sao nhân dân ta có đủ sức mạnh tinh thần vượt qua mọi thiếu thốn gian khổ, mọi thử thách nặng nề của chiến tranh.

Sau chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ, miền Bắc được giải phóng, cơng cuộc khơi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội đã làm cho đất nước được thay da đổi thịt. Khắp nơi mọc lên nhà gạch, mái ngói tạo nên tứ thơ đầy tinh thần lãng mạn của Xuân Diệu:

Có lẽ lịng tơi cũng hóa thành Ngói mới.

(xn Diệu)

Cịn Huy Cận vốn xưa là một hồn thơ ảo não nhất trong phong trào thơ Mới, nay nhìn đâu cũng thấy “Trời mỗi ngày lại sáng” và “Đất nở hoa”. Ở Chế Lan Viên, ánh sáng và phù sa là hình ảnh đất nước mà cũng là hình ảnh tâm hồn nhà thơ được hồi sinh và thanh xuân hóa.

Dưới ánh sáng của Đảng, Bác Hồ, chủ nghĩa xã hội và niềm tin tưởng vào tương lai, chúng ta nhìn thực tế đất nước thấy đẹp hơn, sáng hơn gấp ngàn lần: Năm

năm mới bấy nhiêu ngày / Mà trông trời đất đổi thay đã nhiều / Dân có ruộng dập dìu hợp tác / Lúa mượt đồng ấm áp làng quê /...Đã nghe gió ngày mai thổi lại Đãnghe hồn thời đại bay cao (Tố Hữu). Phải nói rằng, những điều Tố Hữu diễn tả

đều

là sự thật cả. Có điều sự thật ấy đã được nhân lên với kích thước cao rộng bát ngát của tương lai mà nhà thơ gọi là “gió ngày mai’ và “hồn thời đại”. Cảm hứng lãng mạn cũng được nhân lên theo chiều kích ấy:

Xuân ơi xuân em mới đến dăm năm Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội

(Tố Hữu)

Tin chắc vào tương lai và sống với tương lai, con người đã đi vào chiến trường, đi vào bom đạn vui như trẩy hội:

Những buổi vui sao cả nước lên đường Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục

(Chính Hữu)

Đường ra trận mùa này đẹp lắm

Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây

(Phạm Tiến Duật)

Tóm lại, cảm hứng lãng mạn là đặc trưng mỹ học của giai đoạn văn học 1945 - 1975 xét trên nét chủ đạo của nó. “Chính khoảng cách sử thi và cảm hứng lãng mạn đã khiến cho các nhà thơ nhìn về đối tượng bằng cái nhìn chiêm ngưỡng. Đối tượng hiện lên trong tác phẩm là đối tượng mang tính tồn bích” [7, 48]. Trong giai đoạn văn học này, tầm nhìn sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn cách mạng là nét thống nhất xuyên suốt tạo nên vẻ đẹp độc đáo trong thơ kháng chiến qua hình tượng đất nước.

Một phần của tài liệu Hình tượng đất nước trong thơ việt nam giai đoạn 1945 1975 (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w