Tìnhhình phát triển du lịc hở thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Công tác quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật nhà hàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tại khách sạn gopatel (Trang 87 - 90)

Chiều 25-3, “Diễn đàn Du lịch Đà Nẵng mùa xuân 2016” được mở ra do Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch (VH-TT&DL) thành phố Đà Nẵng cùng với Hiệp hội Du Lịch thành phố tổ chức, dưới sự chủ trì của Phó Chủ Tịch UBND thành phố Đặng Việt Dũng, cùng với sự góp mặt tham dự của đại diện các sở, ban, ngành và 250 doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố.Tại đây, nhiều vấn đề đã được các đại diện đề cập đến mang tính thời sự và vô

cùng cấp thiết.Cũng qua đó, nhiều ý tưởng, đề xuất quan trọng và khả thi nhằm tạo điều kiện cho mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.

Sở VH-TT&DL cho biết, từ năm 2011 đến 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân của khách du lịch đến Đà Nẵng là 20,14% / năm (so với cả nước là 13% / năm), tổng doanh thu du lịch tăngbình quân 30,7% / năm (so với cả nước là 25%). Năm 2015, tổng số khách đến Đà Nẵng đạt 4,68triệu lượt, đứng thứ 4 so với các địa phương khác trong cả nước.

Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch hiện có nhắm đến thị trường khách nội địa là chủ yếu, sản phẩm mang tính chất đặc trưng của vùng miền hướng tới thị trường khách quốc tế vẫn rất ít và chưa có điều kiện để mở rộng phát triển.Dịch vụ vui chơi – giải trí diễn ra vào ban đêm vẫn còn đơn điệu và hạn chế. Liên hệ thực tế, có thể thấy tại Đà Nẵng các dịch vụ bar, pub là dịch vụ điển hình nhất cho hoạt động về đêm, nhưng số lượng cũng không nhiều, đa phần là vừa và nhỏ, chưa nói đến tính chất của hầu hết các bar, pub này là sự pha tạp lẫn lộn, không thống nhất một chủ đề nào cả, đặc biệt và đồ uống, đơn giản, phổ biến và chưa thực sự độc đáo.Vẫn còn tồn tại các hoạt động, vấn đề liên quan đến an ninh trật tự xã hội, việc bán hàng rong, ăn xin trá hình chưa thể giải quyết triệt để và còn hiện hữu ở một số điểm đông khách du lịch đến tham quan

Hoạt động lữ hành trái phép, bất hợp pháp của một số doanh nghiệp, tư nhân nước ngoài vẫn còn diễn ra.Cạnh tranh thiếu lành mạnh, chất lượng một số dịch vụ tại nhà hàng, điểm đến chưa đáp ứng được hoặc chưa tương xứng với đẳng cấp sao đưa ra. Các gói sản phẩm chưa thực sự có sự tương tác hỗ trợ nhau tạo nên sức cạnh tranh cao cũng như sức mạnh chung trong việc thúc đẩy quảng bá điểm đến.

Nguồn nhân lực dần được cải thiện tuy nhiên nhìn chung vẫn chưa đáp ứng nhu cầu và chưa thực sự chuyên nghiệp. Riêng trong du lịch thì nhân lực còn thiếu không chỉ về số lượng mà còn kém về chất lượng, bản thân lao động đang được sử dụng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu về kỹ năng, ngoại ngữ. Lao động ở vị trí quản lí, điều hành trong khách sạn rất khó tuyển

dụng cho nên phần lớn là thuê công ty quản lí hoặc mời quản lí từ nước ngoài có chuyên môn về.

Với những điều đáng lưu tâm đó, một số đề xuất, ý tưởng đã được nêu ra nhằm cải thiện tình hình: Để thu hút khách du lịch vào mùa thấp điểm (từ tháng 9 đến tháng 2), nên triển khai, ban hành các chính sách ưu đãi, ưu tiên giảm giá vé tham quan tại các điểm thuộc quản lí của thành phố, miễn lệ phí visa và đơn giản hóa thủ tục qua hệ thống điện tử hay thực hiện ngay tại cửa khẩu khi bay trực tiếp đến Đà Nẵng, tổ chức nhiều sự kiện thích hợp với đối tượng khách trong mùa thấp điểm.

Cảng biển chuyên dụng cần được đầu tư và phải có được những sản phẩm mang tính đặc trưng, bản sắc văn hóa của thành phố Đà Nẵng. Song song là phải xác định chính xác đối tượng khách chính của Đà Nẵng; qua đó xúc tiến những thị trường tiềm năng. Đồng thời, Đà Nẵng cùng tỉnh Quảng Nam phối hợp để nâng tầm cửa khẩu thành cửa khẩu quốc tế nhanh chóng hoàn thành hệ thống đường bộ cao tốc nối Đà Nẵng với các tỉnh lân cận.

Khách du lịch đến không chỉ để tham quan, để thưởng thức dịch vụ ngủ nghỉ mà còn tận hưởng, khám phá ẩm thực vùng miền.Cho nên, Đà Nẵng cần đưa ra giải pháp liên quan đến ẩm thực.

Cần có những trung tâm đào tạo đầu bếp thật chuyên nghiệp, xây dựng thư viện các món ăn ngon xưa và nay kết hợp với các nhà sản xuất bản để đưa ra thị trường bạn đọc những cuốn sách về những món ăn ngon của Đà Nẵng, quy hoạch mở rộng khu phố ẩm thực, giới thiệu về văn hóa địa phương, xây dựng tour du lịch ẩm thực ở Đà Nẵng, mở chuỗi nhà hàng Đà Nẵng ở những thành phố có đường bay thẳng ở nước ngoài.

Để du lịch trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn” của thành phố Đà Nẵng, cần phải tập trung xây dựng môi trường du lịch lành mạnh, mỗi người dân phải ý thức được bản thân cũng là một đại sứ du lịch, phải là vị chủ nhà thân thiện, mến khách.

qui tắc, qui định trong lĩnh vực kinh doanh và các doanh nghiệp phải cam kết tuân thủ thực hiện trên tinh thần tự nguyện.Thiết lập rà soát, kiểm tra và phân loại các nhà hàng chưa đạt chuẩn và phải có chế tài đối với những trường hợp không chấp hành một cách minh bạch, nghiêm minh.

Nhanh chóng nắm bắt ứng dụng công nghệ thông tin vào bản đồ du lịch chung của thành phố, cập nhật thông tin thường xuyên để khách du lịch dễ dàng tìm kiếm tăng cường quản lý thông tin qua các trang mạng xã hội tránh những thông tin rác sai lệch làm ảnh hưởng đến chất lượng thông tin truyền tải đến khách hàng.

Đồng thời xây dựng các sản phẩm du lịch mang bản sắc văn hóa riêng, xây dựng chuỗi nhà hàng mang nét ẩm thực riêng của Đà Nẵng; xây dựng chuỗi sự kiện bằng hình thức xã hội.

Một phần của tài liệu Công tác quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật nhà hàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tại khách sạn gopatel (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w