CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.2.4. Hoàn thiện công tác đánh giá
Công tác đánh giá công việc là một trong những nhân tố hạn chế của công ty hiện nay. Việc đánh giá thành tích ảnh hưởng khá nhiều đến động lực lao động của nhân viên. Do đó, công ty cần thực hiện các giải pháp nhằm đánh giá công việc vì đây là cơ sở để công ty thực hiện tốt các sở về thù lao, khen thưởng và kỷ luật.
Đánh giá thành tích là động lực thúc đẩy động lực làm việc của người lao động, vì vậy phải đánh giá công bằng, khách quan giữa các nhân viên trong công ty dựa trên nhiều yếu tố như: năng suất và hiệu quả làm việc, những đóng góp cho công ty và tổ chức, đạo đức nghề nghiệp…Để đạt được sự công bằng và khách quan đòi hỏi công ty phải sử dụng các tiêu chí đánh giá rõ ràng, phương pháp đánh giá hợp lý,người đánh giá phải có kiến thức chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Thông qua đó, sử dụng kết quả đánh giá làm tiền đề để đề bạt, khen thưởng hay xử phạt một cách hợp lý và chính xác.
Để đánh giá được nhân viên, công ty cần có những chỉ tiêu sau
Phiếu đánh giá thực hiện công việc
Họ và tên người đánh giá:
STT Nội dung đánh giá Điểm đánh giá
Tối đa Dành cho cá nhân
Dành cho quản lý
1 Mức độ hoàn thành công việc 20
Thường xuyên hoàn thành tốt, vượt tiến độ, đảm bảo chất lượng
10
Không hoàn thành công việc, nhiều sai sót nhưng không khắc phục
10
2 Ý thức, thái độ làm việc 15
Chấp hành nội quy của công ty 5
Tinh thần trách nhiệm vưới công việc
5
Sẵn sàng làm thêm giờ 5
3 Kiên thức và kỹ năng 50
Nắm vững và vận dụng tốt các kiến thức chuyên môn, các quy trình nghiệp vụ
7
Am hiểu kiến thức về pháp luật 5
Khả năng lập kế hoạch, tổ chức công việc cho bản thân
5
Tổ chức, đôn đốc, phối hợp với đồng nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ
5
Khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp
5
Trình độ, kỹ năng tin học đáp ứng yêu cầu công việc
3
Nắm vững và vận dụng tốt các kiến thức chuyên môn, các quy trình nghiệp vụ
5
Khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp
5
Tổ chức, đôn đốc, phối hợp với đồng nghiệp để hoàn thành nhiệm
vụ
Am hiểu kiến thức về công việc của mình
5
4 Phẩm chất 10
Khả năng làm việc độc lập, ý thức chủ động trong công việc
4
Năng đông, sáng tạo 3
Luôn cải tiến phương pháp làm việc 3
5 Quan hệ với đồng nghiệp 5
Hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp 2
Chia sẻ thông tin, kinh nghiệp với đồng nghiệp
3
Tổng cộng 100
Để đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong công tác đánh giá công ty cần thực hiện:
Bước 1: Nhân viên tự đánh giá
Hãy để cho nhân viên độc lập suy nghĩ và đánh giá chính mình, được nêu lên những nguyện vọng, ý kiến cá nhân dựa trên những tiêu chí đã thống nhất trước đó.
Bước 2: Song song và đồng thời với bước 1, nhà quản trị thực hiện đánh giá năng
lực và thành tích của nhân viên. Điều này có nghĩa là cấp quản lý và nhân viên cùng đánh giá dựa trên những tiêu chí như nhau nhưng khí đánh giá, cấp quản trị không xem xét kết quả tự đánh giá của nhân viên để tránh bị “định hướng” trước kết quả đánh giá.
Bước 3: Đối chiếu kết quả đánh giá và trao đổi với nhân viên
Đây là bước quan trọng nhất nhưng không nhiều nhà quản trị làm tốt.Nếu kết quả đánh giá của nhân viên và cấp quản lý giống nhau thì đây là một điều lý tưởng, nhưng điều này khó xảy ra, còn không giống nhau là bình thường. Vì ở hai vị trí, hai góc nhìn khác nhau nên nhận định cũng sẽ không giống nhau.
Việc đánh giá đúng người, đúng việc thì việc phát huy tiềm năng của nhân viên sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến động lực làm việc của nhân viên. Một số giải pháp để phát huy tiềm năng của nhân viên trong công ty như:
- Tạo ra mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý: Đây là một phần quan trọng trong đánh giá và khen thưởng bởi vì nếu không có mục tiêu và nhiệm vụ rõ ràng thì kết quả khó có thể đo lường được và nhân viên sẽ không nhìn thấy rõ mục đích để vươn tới.
- Xây dựng gương điển hình: Những nhân viên tiêu biểu, mẫu mực, có tinh thần làm việc và nghiêm túc với công việc mà họ đang làm sẽ là những người điển hình. Họ có sự tiến bộ và cụ thể hóa được những phẩm chất mà nhân viên trong công ty muốn hướng đến.