Chỉ tiêu phản ảnh tình trạng sức khỏe, giới tính

Một phần của tài liệu Gỉai pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại bộ phận fb của khách sạn SAIGON TOURANE (Trang 66 - 69)

2 .3Tình hình sử dụng lao động trong khách sạn

2.4 Phân tích tình trạng nguồn nhân lực của khách sạn SAIGON TOURANE

2.4.1 Chỉ tiêu phản ảnh tình trạng sức khỏe, giới tính

Bảng 8 Cơ cấu lao động theo tình trạng độ tuổi, giới tính Bộ phận nhà hàng Số lượng Giới tính Độ tuổi 20-30 30-45 >45 Nam Nữ SL TT(%) SL TT(%) SL TT(%) Quản lý 1 1 1 6,67 Nhân viên 14 6 9 6 40 8 53,3 1 6,67 Tổng 15 7 9 6 40 9 59,9 1 6,67

( Nguồn: Phòng quản lý nhân sự khách sạn Saigon Tourane)

Nhận xét:

+ Về cơ cấu nhân viên theo giới tính : thì số lượng nhân viên nữ ở nhà hàng nhiều hơn số lượng nhân viên nam, số lượng nhân viên nữ đông hơn nam thì thuận lợi cho nhà hàng là nhân viên nữ họ sẽ tỉ mĩ, kĩ càng hơn trong công việc, họ có tính chịu khó và cẩn thận hơn nam. Tuy nhiên tùy từng công việc mà phải cần số lượng nam nhiều hơn, chẳng hạn như việc bưng bê thức ăn, set up bàn ghế… nam thì họ có thể có sức khỏe tốt hơn, có thể chịu được sức ép của công việc hơn nữ. Vì vậy nhà hàng nên cân bằng về số lượng nam và nữ. Đồng thời với số lượng nhân viên như vậy thì mùa cao điểm hoặc là các tiệc lớn thì có thể sẽ thiếu nhân viên,

nhà hàng nên chủ động tuyển thêm nhân viên hoặc là nhân viên thời vụ để phục vụ khách một cách tốt nhất.

+ Về độ tuổi: độ tuổi của nhân viên nhà hàng thường tập trung trong phạm vi từ 20 – 45, chứng tỏ nhà hàng có một đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm làm việc lâu năm,nên rất có kinh nghiệm trong quá trình phục vụ khách sử dụng dịch vụ tại bộ phận nhà hàng của mình.Đây là một thuận lợi nhung củng là một thách thức đối với nhà hàng . Khó khăn ở chổ là nhân viên ở độ tuổi này thường là mới lập gia đình hoặc là có con còn nhỏ. Do đó thời gian làm việc của nhân viên này sẽ bị hạn chế do áp lực của gia đình . Nhà hàng không chỉ gặp những khó khăn trong việc bố trí công việc mà còn phải tốn một lượng chi phí cho những nhân viên này vào thời kỳ sinh con .

2.4.2 Chỉ tiêu phản ánh trình độ ngoại ngữ

Bảng 9: Trình độ ngoại ngữ của nhân viên

Bộ phận nhà hàng Số lượng Trình độ ngoại ngữ Bằng A Bằng B Bằng c SL TT(%) SL TT(%) SL TT(%) Quản lý 1 1 6,67 Nhân viên 14 2 13,33 12 80 Tổng 15 1 6,67 2 13,33 12 80

( Nguồn: Phòng quản lý nhân sự khách sạn Saigon Tourane) Nhận xét:

Về trình độ ngoại ngữ của nhà hàng là khá thấp. Đại đa số nhân viên có trình độ ngoại ngữ còn thấp, ngoại ngữ của nhân viên chỉ ở mức trung bình cho nên chỉ dừng lại ở mức giao tiếp cơ bản với khách. Nguyên nhân là do đội ngũ nhân viên này tuy đã trai qua các lớp đào tạo nghiệp vụ nhưng chủ yếu là đào tạo tại chỗ nên tính chuyên nghiệp không cao. Do đó quản lý nhà hàng chuẩn xác và nhanh chóng, đúng quy trình phục vụ, đáp ứng về việc tìm hiểu thông tin của khách nhằm tạo sự hài lòng , thoải mái cho du khách.

Một phần của tài liệu Gỉai pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại bộ phận fb của khách sạn SAIGON TOURANE (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w