Những nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH công nghệ sao á (Trang 25)

Ngoài các nhân tố khách quan nêu trên còn rất nhiều nhân tố chủ quan của chính bản thân doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng như toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Chẳng hạn như:

- Tác động của chu kỳ sản xuất kinh doanh: Đây là một đặc điểm quan trọng gắn trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu chu kỳ ngắn, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh nhằm tái tạo, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại nếu chu kỳ sản xuất dài doanh nghiệp sẽ chịu một gánh nặng ứ đọng vốn và lãi phải trả cho các khoản vay.

- Trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên:Yếu tố con người là yếu tố quyết định trong việc đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả trong doanh nghiệp.

Công nhân sản xuất có tay nghề cao, có kinh nghiệm, có khả năng tiếp thu công nghệ mới, phát huy được tính sáng tạo trong công việc, có ý thức giữ gìn và bảo quản tái sản xuất trong quá trình lao động, tiết kiệm trong sản xuất, từ đó tăng hiệu quả sử dụng vốn. Trình độ cán bộ quản lý cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp..

Trình độ quản lý về mặt tài chính là hết sức quan trọng. Trong quá trình hoạt động, việc thu chi phải rõ ràng, tiết kiệm, đúng việc, đúng thời điểm thì mới có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Trình độ quản lý còn thể hiện ở quản lý hàng tồn kho, quản lý khâu sản xuất, quản lý khâu tiêu thụ.

- Việc xác định cơ cấu và nhu cầu vốn lưu động: Khi doanh nghiệp xác định một nhu cầu vốn lưu động không chính xác và một cơ cấu vốn không hợp lý cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn. Nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn lưu động quá cao sẽ không khuyến khích doanh nghiệp khai thác các khả năng tiềm tàng tìm mọi biện pháp cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả của vốn lưu động. Ngược lại, nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn lưu động quá thấp sẽ gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp thiếu vốn sẽ không đảm bảo sản xuất liên tục gây ra những thiệt hại do ngừng sản xuất, không có khả năng thanh toán và thực hiện các hợp đồng đã ký kết với khách hàng. Và xác định nhu cầu vốn phù hợp thực tế sử dụng vốn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Chất lượng công tác quản lý vốn lưu động cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Bởi vì, công tác quản lý vốn lưu động sẽ giúp cho doanh nghiệp dự trữ được một lượng tiền mặt tốt vừa đảm bảo được khả năng thanh toán vừa tránh được tình trạng thiếu tiền mặt tạm thời hoặc lãng phí do giữ quá nhiều tiền mặt, đồng thời cũng xác định được một lượng dự trữ hợp lý giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục mà không bị dư thừa gây ứ đọng vốn.

- Lựa chọn các dự án đầu tư: Việc lựa chọn dự án và thời điểm đầu tư cũng có một vai trò quan trọng đối với hiệu quả sử dụng vốn. Nếu doanh nghiệp biết lựa chọn một dự án khả thi và thời điểm đầu tư đúng lúc thì sẽ tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng.

Trên đây là những nhân tố chủ yếu làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Để hạn chế những tiêu cực ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động, các doanh nghiệp cần nghiên cứu xem xét một cách kỹ lưỡng sự ảnh hưởng của từng nhân tố, tìm ra nguyên nhân của những mặt tồn tại trong việc tổ chức sử dụng vốn lưu động, nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhất, để hiệu quả của đồng vốn lưu động mang lại là cao nhất.

Tóm lại, qua quá trình tìm hiểu trên, chúng ta đã thấy được vai trò của vốn lưu động và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Có nhiều giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tuy nhiên phần lớn đều mang tính định hướng, việc áp dụng giải pháp nào, áp dụng giải pháp đó như thế nào còn tuỳ thuộc rất lớn vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SAO Á

2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH Công Nghệ Sao Á

2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển, các ngành nghề kinh doanh

Tên Công ty : CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SAO Á

Tên giao dịch : ASIA STAR TECHNOLOGY CO .,LTD.

Tên viết tắt : Asiastar co.,Ltd

Trụ sở : 428 Điện Biên Phủ - P. Thanh Khê Đông – Q. Thanh Khê - TP

Đà Nẵng – Việt Nam. Điện thoại : (+84 – 511) 3794499 Fax : (+84 – 511) 3814499 Email : info@asiastar.com.vn Website : http://asiastar.com.vn Mã số thuế : 0400477358

Tài khoản : 10720489116015 tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương – Chi nhánh

Thanh Khê – ĐN.

: 3021100167008 tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Đà Nẵng.

: 06001010007128 tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải – Chi nhánh Đà Nẵng.

Thời gian thành lập Công ty: Công ty TNHH Công nghệ Sao Á được thành lập theo Giấy phép ĐKKD số 0400477358 do Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp ngày 17/12/2004, đăng ký thay đổi lần thứ 13 ngày 16/4/2015.

Các ngành nghề kinh doanh chính :

+ Tư vấn, thiết kế các công trình thông tin viễn thông. + Sản xuất phần mềm và các chương trình ứng dụng.

+ kinh doanh vật tư,thiết bị điện dân dụng và công nghệ, cơ khí điện lạnh, điện lạnh, điện tử, thiết bị văn phòng, tin học, viễn thông.

+ Thi công, bảo trì, bảo dưỡng các công trình cơ - điện, điện lạnh, mạng tin học, tổng đài nội bộ, điện tử,viễn thông, các công trình về phát thanh và truyền hình

+ Thi công, bảo trì, bảo dưỡng các công trình điện dân dụng và công nghiệp có cấp điện áp đến 110 KV

+ Thi công lắp đặt cột cao thông tin.

+ Tư vấn kỹ thuật, lập dự án đầu tư, thẩm định, chuyển giao kỹ thuật công nghệ chuyên ngành viễn thông, điện, điện lạnh, điện tử và tin học.

+ Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá.

+ Dịch vụ cho thuê thiết bị viễn thông. Đầu tư và cho thuê cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc ngành viễn thông.

+ Dịch vụ bưu chính viễn thông chế tạo, sản xuất thiết bị điện tử. + Mua bán các loại công tơ điện tử.

2.1.2. Nhiệm vụ của Công ty TNHH Công Nghệ Sao Á

- Công ty luôn sản xuất và kinh doanh có hiệu quả để bồi đắp chi phí, bảo toàn và tích lũy vốn để mở rộng và phát triển.

- Tăng cường hợp tác với nước ngoài để mở rộng thị trường tiêu thụ và tận dụng nguồn lực dồi dào trong nước để sản xuất và phát triển quy mô sản xuất của Công ty.

- Đóng góp nguồn thu cho Nhà nước, thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ an toàn trong giờ làm việc. Góp phần không nhỏ trong sự thúc đẩy nền kinh tế ngày cảng phát triển mạnh mẽ.

2.1.3.1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY

CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SAO Á

Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN Bộ phận Dự án Bộ phận Kỹ thuật Bộ phận Hành chính GIÁM ĐỐC Bộ phận Vật tư Bộ phận Tài chính, Kế toán

2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:

+ Giám đốc: là người đứng đầu trực tiếp quản lý điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty, nắm vững, chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Mọi Cán bộ công nhân viên Công ty phải chấp hành theo chỉ thị, mệnh lệnh của Giám đốc cũng như công việc đảm nhận.

+ Bộ phận hành chính: nhiệm vụ của bộ phận này là tham mưu cho Giám đốc trong công tác tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, công tác thi đua khen thưởng, thanh tra kỷ luật, xây dựng kế hoạch đào tạo, theo dõi cũng như quản lý hồ sơ.

+ Bộ phận kỹ thuật: nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư trang thiết bị công nghệ, kế hoạch sửa chữa máy móc thiết bị hiện có, chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hoá.

+ Bộ phận Tài chính, Kế toán: đứng đầu là Kế toán trưởng thay mặt cho Giám đốc điều hành công việc liên quan đến công tác tài chính của Công ty, tham mưu cho Giám đốc trong việc lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch tài chính, quản lý các nguồn vốn, giám sát kiểm tra và đề xuất các biện pháp sử dụng đồng vốn đạt hiệu quả cao. Đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra và trực tiếp chỉ đạo các nghiệp vụ trong công việc thực hiện tốt công tác kiểm kê và xử lý định kỳ theo quy định của Nhà Nứơc.

+ Bộ phận dự án: xem xét các tài liệu liên quan lập các tỷ lệ khoán cho từng công trình tham mưu cho Giám đốc ký hợp đồng giao khoán cho từng đơn vị, cho từng hợp đồng làm rõ từng hạng mục và phân tích rõ trách nhiệm của đơn vị về mặt tiến độ công trình, làm chứng từ dự toán và quyến toán công trình.

+ Bộ phận vật tư: là bộ phận chuyên đảm trách các công việc thu mua vật tư , từ đó tiếp nhận, bảo quản, cung cấp các vật tư cho các công trình .... đồng thời cũng là bộ phận tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực vật tư và chịu trách nhiệm trứơc Giám đốc về các hoạt động của bộ phận mình trong phạm vi công việc được giao.

+ Các đội thi công xây lắp: đứng đầu là các đội trưởng đội thi công, có nhiệm vụ thi công các công trình, tuỳ theo khối lượng của công trình thực hiện kế hoạch đầu tư và được giao nhiệm vụ duy trì, tu sửa chữa hàng năm.

2.1.3.3. Mối quan hệ giữa các phòng ban

- Các phòng ban chức năng là những bộ phận tham mưu giúp việc cho gám đốc công ty, thực hiện thống nhất mọi việc theo sự chỉ đạo của giám đốc trên cơ sở chấp hành đúng thủ tục, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước và pháp luật.

- Triển khai công tác, các phòng ban chức năng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ đảm bảo công việc được giải quyết nhanh gọn, có hiệu quả.

- Công việc và trách nhiệm của phòng nào, bộ phận nào thì phòng đó, bộ phận đó chủ động đứng ra tổ chức thực hiện, trao đổi, phối hợp giải quyết với các phòng có lien quan dưới sự chỉ đạo và đồng ý của giám đốc công ty.

2.1.4. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, kết quả kinh doanh luôn là tiêu chí hàng đầu đánh giá hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty nói riêng. Sau đây là bảng Phân tích kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2013-2015

Bảng 2.1: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

CHỈ TIÊU

2013 2014 2015 CL 2015/2014 CL 2014/2013 Giá trị Giá trị Giá trị Số

tiền Tỷ lệ

Số

tiền Tỷ lệ Tr.đ Tr.đ Tr.đ Tr.đ % Tr.đ %

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

32,645

35,990 37,491

1,501 104 3,345 110

2. Các khoản giảm trừ - -

3. Doanh thu thuần 32,645 35,990 37,491 1,501 104 3,345 110

4. Giá vốn hàng bán 26,372 29,451 30,091 640 102 3,079 112

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và

cung cấp dịch vụ 6,273 6,539 7,400 861 113 266 104

6. Doanh thu hoạt động tài chính 6 7 8 1 114 1 117

7. Chi phí hoạt động tài chính 794 764 737 -27 96,5 -30 96

Trongđó: Chi phí lãi vay 794 764 737 -27 96.5 -30 96

8.Chi phí quản lý kinh doanh 3,854 4,268 4,822 554 113 414 111

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh 1,631 1,515 1,894 379 125 -116 93

10. Thu nhập khác - - 25

11. Chi phí khác - - -

12. Lợi nhuận khác - - 25

13. Tổng lợi nhuận kế toán trước

thuế 1,631 1,515 1,919 404 127 -116 93

14. CP thuế TNDN 359 333 422 89 127 -26 93

15. Lợi nhuận sau thuế TNDN 1,272 1,182 1497 315 127 -90 93

Biểu đồ 2.1 cơ cấu doanh thu lợi nhuận

Trong những năm qua công ty đã có những bước phát triển đáng kể, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Điều này được thể hiện rõ qua tình hình doanh thu, lợi nhuận của công ty trong 3 năm 2013- 2015:

Doanh thu của công ty không ngừng tăng trong 3 năm, nếu như năm 2014 doanh thu đạt 35,990 triệu đồng, đạt mức tăng khoảng 10% so với năm 2013 thì sang năm 2015 doanh thu tiếp tục tăng và đạt 37,491 triệu đồng. Giá trị giá vốn hàng bán của năm 2015 đạt 30,091 triệu đồng gần gấp 1,02 lần năm 2014. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cũng tăng đều tương ứng qua 3 năm,tuy lợi nhuận sau thuế năm 2014 có giảm sút nhưng không đáng kể, giá trị năm 2015 đạt 1,497 triệu đồng, tăng hơn 1,18% của năm 2013

Tuy nhiên chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng qua các năm, trong năm 2015 là 4,822 triệu đồng với mức tăng so với năm 2013 1,25%.

Tóm lại, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khá tốt. Hàng năm, tổng lợi nhuận trước thuế có sự biến động tăng, quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng.

2.1.5. Cơ cấu tài sản - nguồn vốn của công ty

Nhìn tổng thể kết quả kinh doanh của công ty, ta có thể thấy phần nào hiệu quả hoạt động, xu hướng phát triển theo các giai đoạn thời gian tuy nhiên để có thể hiểu sâu về tình hình tài chính không thể không xét đến cơ cấu tài sản – nguồn vốn.

Biểu đồ “Cơ cấu và tăng trưởng tài sản” (Biểu đồ 2) và biểu đồ “Cơ cấu và tăng trưởng nguồn vốn” (Biểu đồ 3) cho thấy công ty có tổng tài sản lớn và có sự tăng trưởng tương đối ổn định trong những năm vừa qua. Cụ thể ở đây, giá trị tổng tài sản trong năm 2013 là 34,112 triệu đồng nhưng sang năm 2014 tổng giá trị tổng tài sản đã là 35,328 triệu đồng, tăng 1,04 % so với năm 2013. Sang năm 2015, tổng giá trị tài sản vẫn tiếp tục tang , tăng 1,07% so với năm 2014, đạt gần 37,740 triệu đồng. Trong cơ cấu tài sản của công ty, tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn (trên 50%). Trong đó, hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn., Các khoản phải thu có tỷ trọng lớn là một dấu hiệu cho thấy công ty bị chiếm dụng vốn khá nhiều.

Về nguồn vốn, nguồn vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng và chiếm tỉ lệ từ 48- 53% tổng nguồn vốn. Năm 2013, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 48.06% tổng nguồn vốn. Nhưng đến năm 2015, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu tăng 52.51% tổng nguồn vốn.

Giai đoạn 2013-2015, tỷ trọng nợ ph

ải trả chiếm tỷ trọng không lớn và mức độ biến động giảm. Năm 2013, nợ phải trả chiếm 51.93% trong tổng nguồn vốn, đến năm 2015 tỷ trọng giảm xuống 47.49%. Điều này chứng tỏ mức độ phụ thuộc của công ty vào các chủ nợ là khá cao. Tỷ trọng nợ như vậy giúp công ty ít lo đến rủi ro phá sản,tạo thêm điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất( nợ phải trả và vốn chủ sỡ hữu cân bằng)

Cấu trúc tài chính phản ánh cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH công nghệ sao á (Trang 25)