Bên cạnh những kết quả đạt được, ta cũng cần xem xét tới những tồn tại mà công ty còn vướng phải trong công tác sử dụng vốn lưu động, khiến cho hiệu mquả sử dụng vốn lưu động có tăng qua các năm nhưng vẫn chưa cao và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó để có thể tìm ra được giải pháp hiệu chỉnh.
•Hàng tồn kho chiếm một tỷ lệ khá lớn, do đó, làm tăng chi phí quản lý và bảo
quản hàng tồn kho, khiến cho vốn của doanh nghiệp bị tồn đọng và khó quay vòng.
•Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao trong vốn lưu động, trong đó phải thu
khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, điều này chứng tỏ nguồn vốn của công ty đang bị khách hàng chiếm dụng. Việc nguồn vốn của công ty bị chiếm dụng là do hai nhân tố tác động: (1) Do chính sách tín dụng của công ty cho phép các khách hàng được chiếm
dụng vốn, mục đích là nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ; (2) Việc thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng chưa được công ty tiến hành chặt chẽ, công tác quản lý các khoản phải thu cũng chưa thực sự hiệu quả. Điều này dẫn đến hiện tượng nguồn vốn của công ty bị chiếm dụng, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Như vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cần tăng cường công tác quản trị các khoản phải thu.
•Tiền mặt có xu hướng ngày càng tăng. Điều này sẽ giúp công ty chủ động hơn
trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng với số tiền mặt lớn như vậy, công ty không những đã đánh mất cơ hội đầu tư cho các hoạt động khác hứa hẹn nhiều lợi nhuận như kinh doanh tài chính, bất động sản… mà khi đó tiền sẽ không sinh lãi và phát sinh khoản chi phí cơ hội của việc giữ tiền, gây lãng phí và ứ đọng vốn.