5. Kết cấu luận văn
1.4.2. Kinh nghiệm xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm OCOP của Hà
Hà Tĩnh
Hà Tĩnh là địa phương có khá nhiều sản vật nổi tiếng bao đời như Cu đơ Hà Tĩnh, nhung hươu, cam bù (Hương Sơn), bưởi Phúc Trạch, trầm gió (Hương Khê), mật ong (Vũ Quang)… Tuy nhiên, công tác quảng bá, giới thiệu đến người tiêu dùng đang còn hạn chế. Vì vậy, việc hình thành các cửa hàng giới thiệu sản phẩm trong chuỗi đề án “Mỗi xã 1 sản phẩm” (OCOP) hết sức cần thiết, cấp bách.
Thực hiện Chương trình OCOP, năm 2018, Hà Tĩnh đã lựa chọn, xây dựng các sản phẩm điểm để đưa vào chương trình. Hà Tĩnh chú trọng việc nâng cao chất lượng, sản xuất theo qui trình, tiêu thụ, phát triển một số sản phẩm bước đầu đã cho thấy những tín hiệu khả quan. Hà Tĩnh đặt mục tiêu phấn đấu có ít nhất 80 sản phẩm, dịch vụ tham gia Chương trình OCOP; trong đó có tối thiểu 30 sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận đạt chuẩn OCOP; có ít nhất 15 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên.
Bên cạnh việc phát triển sản xuất, tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng, đặc trưng, tiêu biểu cho các địa phương, Ban Chỉ đạo OCOP Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, đặc biệt là thiết lập các kênh phân phối sản phẩm đa dạng. Trên địa bàn toàn tỉnh đã xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều cửa hàng OCOP ở các địa bàn: Thị xã Hồng Lĩnh, thị trấn Đức Thọ, thị trấn Nghi Xuân, TP. Hà Tĩnh (2 cửa hàng). Nhờ sự hỗ trợ của nhà nước, các thành phần kinh tế đã tham gia đầu tư vào hệ thống cửa hàng OCOP, cơ sở vật chất đã từng bước được đầu tư kiên cố, khang trang, lịch sự, hiện đại; số lượng cũng như chủng loại hàng hóa phục vụ tại các cửa hàng ngày càng phong phú và đa dạng phần nào đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong tỉnh và khách du lịch. Hoạt động của các cửa hàng đã góp phần giải
29
quyết việc làm cho lao động trên địa bàn, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP, tạo động lực cho sản xuất phát triển.
Mặc dù vừa mới hoạt động trong thời gian ngắn tuy nhiên các cửa hàng đã trở thành địa chỉ tin cậy cho người tiêu dùng trên địa bàn. Sản phẩm được bày bán chủ yếu là các sản phẩm được sản xuất trong tỉnh; có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng tốt nên người dân rất tin tưởng và ưa chuộng. Do vậy, không chỉ hướng đến mục tiêu trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đây còn là kênh tiêu thụ sản phẩm hiệu quả.