Xây dựng chiến lược phát triển và thương mại hóa các sản phẩm tỉnh Lào

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giải pháp xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm thuộc chương trình mỗi xã phường một sản phẩm tỉnh Lào Cai (Trang 64 - 66)

5. Kết cấu luận văn

3.2.5. Xây dựng chiến lược phát triển và thương mại hóa các sản phẩm tỉnh Lào

này. Người dân thực hiện canh tác tập trung, cánh đồng một giống, sử dụng phân bón vi sinh… để đem lại thêm thu nhập kinh tế cao. Cùng với đó, phương thức sản xuất tập trung và hệ thống xay xát, sấy hiện đại được áp dụng. Việc xây dựng thương hiệu, đóng gói, nhãn mác, bao bì sản phẩm giúp cho thương hiệu Gạo Séng Cù Lào Cai trở nên nổi tiếng ngày càng được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

3.2.5. Xây dựng chiến lược phát triển và thương mại hóa các sản phẩm tỉnh Lào Cai Lào Cai

Lào Cai có rất nhiều sản vật nổi tiếng đặc điểm chung của các sản vật này là sử dụng nguyên liệu địa phương, phần lớn trong đó là đặc sản với công nghệ truyền thống và gắn liền với văn hóa vùng miền và tộc người. Sản phẩm truyền thống của Lào Cai thuộc các nhóm sau:

- Thực phẩm

Nông sản tươi sống (rau (rau sạch các loại, rau trái vụ, rau rừng...), quả tươi (quýt, mận, lê, hồng, chuối...)); sản phẩm thô và sơ chế (dùng để chế biến các sản phẩm như:thịt hun khói, hồng sấy, chuối sấy, măng khô…; gạo (gạo Séng cù, gạo japonica, gạo Bao thai...);thịt tươi, thủy sản tươi); thực phẩm tiện lợi (đồ ăn nhanh; tương; tương ớt, dầu thực vật…; đồ chế biến từ rau, củ, quả (các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả, ...); chế biến từ thịt, cá (giò, chả, xúc

57

xích, lạp xưởng,...); chế biến từ gạo (bánh gạo, miến, mỳ, phở khô, các loại bánh).

- Đồ uống

Gồm đồ uống có cồn (rượu ngâm ủ, rượu chưng cất, rượu vang,…); đồ uống không cồn (nước trái cây, chè, bột quả, bột gừng, trà, sản phẩm lên men,…).

- Thảo dược

Gồm các sản phẩm có thành phần từ thảo dược như thuốc y học cổ truyền, thực phẩm chức năng, thuốc từ dược liệu, mỹ phẩm từ thảo dược, chế phẩm xua đuổi/diệt trừ côn trùng,... (các sản phẩm sơ chế/chế biến từ giảo cổ lam, quế, actiso, đương quy, các bài thuốc cổ truyền như thuốc tắm người Dao đỏ,...).

- Vải và may mặc

Gồm các sản phẩm làm từ bông, sợi (sản phẩm dệt, may người Mông, Dao, Hà Nhì, Giáy,…).

- Lưu niệm - Nội thất - trang trí

Gồm các sản phẩm từ gỗ, đá, sợi, mây, cói, tre, kim loại (vòng đeo tay, dây truyền, quẩy tấu,...)... làm đồ lưu niệm, đồ gia dụng, đồ dùng nhà bếp, đồ nội thất, trang trí các tòa nhà,…

- Dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng

Gồm các sản phẩm dịch vụ phục vụ khách tham quan, du lịch, giải trí, học tập, nghiên cứu,... (dịch vụ homestay người Dao, Mông; du lịch văn hóa người Dao tại Tả Phìn, người Mông tại Bắc Hà, Cát Cát; du lịch trải nghiệm Vườn quốc gia Hoàng Liên, thăm quan di tích lịch sử Đền ông Hoàng Bảy; du lịch trải nghiệm tại (huyện Bát Xát: Cột cờ Lũng Pô, Cầu Thiên Sinh, núi Bạch Mộc Lương Tử 3.046 m, đỉnh Lảo Thẩn; đỉnh Fansipan 3.143m,...)...

Ngay sau khi triển khai chương trình, ban điều hành chương trình đã phối hợp với các ban ngành có liên quan thực hiện chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản như: Rượu gạo Thanh Kim, rượu men lá Na Lang,

58

tương ớt Mường Khương, bưởi Múc, gạo Séng Cù Mường Khương, rượu thóc Thanh Kim, chè shan Mường Khương, Phong Hải danh trà...

UBND tỉnh đã tổ chức các cuộc thi thiết kế nhãn hiệu, bao bì cho các sản phẩm chương trình OCOP. Với mục đích khuyến khích phát huy khả năng sáng tạo của mọi tổ chức, cá nhân qua đó lựa chọn được nhãn hiệu kiểu dáng công nghiệp bao bì đẹp phù hợp với các sản phẩm OCOP - LCA, đảm bảo các yêu tố thẩm mỹ, kỹ thuật phục vụ sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm OCOP.

Việc xây dựng chiến lược phát triển và thương mại hóa các sản phẩm của tỉnh đã đạt được những thành công bước đầu.

Bao bì nhãn mác OCOP trên sản phẩm đã giúp các nông sản Lào Cai đảm bảo uy tín, nâng cao giá bán trên thị trường như tương ớt Mường Khương, gạo Séng Cù Mường vi, bưởi Múc, rượu gạo Thanh Kim…đã được người tiêu dùng ưa thích và chọn mua.

Song song với việc xây dựng thương hiệu nông sản cho địa phương, tỉnh Lào Cai còn tổ chức tập huấn kỹ năng xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm như: tổng quan về marketing, giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, vai trò của tiếp xúc thương mại, đặc điểm tâm lý chung của khách hàng, kỹ năng giao tiếp với khách hàng…

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giải pháp xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm thuộc chương trình mỗi xã phường một sản phẩm tỉnh Lào Cai (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)