Xác định các sản phẩm tiêu biểu, đặc sản của địa phương thuộc chương

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giải pháp xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm thuộc chương trình mỗi xã phường một sản phẩm tỉnh Lào Cai (Trang 55 - 60)

5. Kết cấu luận văn

3.2.2. Xác định các sản phẩm tiêu biểu, đặc sản của địa phương thuộc chương

quan trọng. Nhận thức được vấn đề đó, UBND tình Lào Cai giao cho Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững xây dựng các kế hoạch tuyên truyền, hỗ trợ xúc tiến thương mại, thành lập các trung tâm, cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm, hỗ trợ hướng dẫn thủ tục pháp lý, kinh phí xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm OCOP.

3.2.2. Xác định các sản phẩm tiêu biểu, đặc sản của địa phương thuộc chương trình OCOP chương trình OCOP

Để xác định các sản phẩm tiêu biểu của các địa phương trong tỉnh Lào Cai, quy trình đánh giá phân hạng các sản phẩm được thực hiện như sau:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có sản phẩm xây dựng hồ sơ (Theo mẫu đính kèm tại phụ lục 4,5, 6, 7, 8) và gửi văn bản đề nghị (kèm theo hồ sơ) đến Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

Bước 2: Tổ chức đánh giá lần 1 tại cấp huyện

* Tiếp nhận hồ sơ sản phẩm từ các tổ chức/cá nhân đăng ký sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.

* Kiểm tra thể thức, thông báo hoàn thiện hồ sơ đến tổ chức/cá nhân có sản phẩm đăng ký.

* Xây dựng kế hoạch đánh giá * Đánh giá lần 1:

- Đối tượng: Sản phẩm mẫu (trừ sản phẩm dịch vụ du lịch) và hồ sơ sản phẩm.

- Chuẩn đánh giá: Bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP tương ứng. - Chuẩn bị mẫu: gửi 01 bản photo bộ hồ sơ sản phẩm và 01 sản phẩm mẫu cho mỗi thành viên Hội đồng.

- Tiến hành đánh giá:

+ Các thành viên hội đồng đánh giá sản phẩm theo phiếu đánh giá tương ứng thông qua hồ sơ sản phẩm, sản phẩm mẫu.

48

+ Hội đồng thảo luận và thống nhất quan điểm đánh giá một số chỉ tiêu chưa cụ thể (nếu có).

+ Thư ký tổng hợp kết quả đánh giá, điểm các tiêu chí được tính trung bình từ điểm đánh giá của các thành viên hội đồng đánh giá.

+ Hội đồng thống nhất và thông qua kết quả đánh giá (sản phẩm đạt 1 sao, 2 sao và đề xuất các sản phẩm đánh giá lần 2 (tiềm năng đạt 3 sao) tại cấp tỉnh.

+ UBND huyện thông báo kết quả đánh giá và giải thích, tư vấn người dân về kết quả, thông báo các hoạt động tiếp theo.

+ Lập danh sách các sản phẩm tốt nhất có đánh giá từ 3 sao trở lên và gửi văn bản đề nghị (kèm theo hồ sơ) đến Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và PTNT) để đánh giá, xếp hạng.

- Thời gian: Liên tục trong năm, tập trung vào tháng 3-4.

- Nơi nhận: UBND huyện (thư ký OCOP huyện) hoặc UBND xã (cán bộ phụ trách OCOP xã).

- Người chịu trách nhiệm:

+ Cán bộ OCOP cấp xã: Nhận, kiểm tra thể thức, giải thích cho người dân khi chưa phù hợp, chuyển lên OCOP huyện.

+ Thư ký OCOP huyện:

* Nhận của các xã,sàng lọc lần 1 về nội dung đểloại các phiếu không đầy đủ, tư vấn người nộp qua điện thoại, email hoặc trực tiếp, báo thời gian nhận lại.

* Chuyển hồ sơ đăng ký lên OCOP tỉnh, gồm: (1) Công văn của UBND huyện, thành phố đề nghị thẩm định sản phẩm đăng ký của địa phương; (2) Phiếu đăng ký sản phẩm.

49

Hình 3.1. Quy trình đánh giá sản phẩm tại cấp huyện

Bước 3: Tổ chức đánh giá lần 2 tại cấp tỉnh

* Tổ giúp việc OCOP cấp tỉnh: Nhận hồ sơ đề nghị đánh giá của các huyện, Thành phố.

* Kiểm tra thể thức, thông báo hoàn thiện hồ sơ (nếu có) đến các huyện, thành phố có sản phẩm đăng ký.

* Xây dựng kế hoạch đánh giá * Đánh giá lần 2:

- Đối tượng: Các sản phẩm tiềm năng đạt 3 sao (theo kết quả đánh giá lần 1 tại cấp huyện).

- Chuẩn đánh giá: Bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP tương ứng.

(1) Đối với đánh giá các sản phẩm: Rau quả tươi, Mật ong, Gạo, Thịt tươi, Đồ ăn nhanh, Tương ớt- nước mắm, Rau quả chế biến, Thịt trứng sữa chế biến, Thủy sản chế biến, Gạo và ngũ cốc chế biến, Đồ uống có cồn, Đồ uống không cồn, Thảo dược:

+ Lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu đối với các tiêu chí yêu cầu phải có kiểm nghiệm đối với từng loại sản phẩm.

+ Sau khi có kết quả kiểm nghiệm tiến hành đánh giá lần 2. Tiếp nhận hồ sơ

sản phẩm

Phiếu kết quả đánh giá tại cấp huyện, đề nghị dự thi

Đạt Đánh giá lần 1

50

+ Chuẩn bị mẫu: Bộ hồ sơ sản phẩm, phiếu kết quả phân tích các chỉ tiêu kiểm nghiệm của các cơ quan có thẩm quyền và 01 sản phẩm mẫu (mỗi thành viên 01 bộ).

- Tiến hành đánh giá:

+ Các thành viên hội đồng đánh giá sản phẩm theo phiếu đánh giá tương ứng thông qua hồ sơ sản phẩm, phiếu kết quả kiểm nghiệm, sản phẩm mẫu.

+ Hội đồng thảo luận và thống nhất quan điểm đánh giá một số chỉ tiêu chưa cụ thể (nếu có).

+ Thư ký tổng hợp kết quả đánh giá, điểm các tiêu chí được tính trung bình từ điểm đánh giá của các thành viên hội đồng đánh giá.

+ Hội đồng thống nhất và thông qua kết quả đánh giá (tổng điểm, cấp sao,…).

(2) Đối với đánh giá sản phẩm Dịch vụ du lịch

+ Địa điểm: Tại cơ sở dịch vụ du lịch

+ Các thành viên Hội đồng tiến hành kiểm tra thực tế chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch theo các tiêu chí (cả đoàn đánh giá từng chỉ tiêu hoặc các thành viên đánh giá một số chỉ tiêu theo sự phân công).

+ Hội đồng thảo luận và thống nhất quan điểm đánh giá một số chỉ tiêu cụ thể (nếu có).

+ Thư ký tổng hợp kết quả đánh giá của các thành viên. + Hội đồng thống nhất kết quả đánh giá (tổng điểm, cấp sao).

51

Hình 3.2. Quy trình đánh giá sản phẩm tại cấp tỉnh

- Hội đồng đánh giá tỉnh tổng hợp kết quả trình UBND tỉnh chứng nhận cho các sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên.

- Thời gian đánh giá: Tháng 10 hằng năm

B- Tiêu chuẩn đánh giá

Đánh giá theo hình thức chấm điểm, tổng điểm đánh giá cho mỗi sản phẩm là 100 điểm và được xếp thành 5 hạng, như sau:

- Hạng 5 sao (*****): Đối với sản phẩm đạt từ 90 - 100 điểm là sản phẩm đạt tiêu chuẩn, được triển khai xúc tiến thương mại trên toàn quốc và xuất khẩu. - Hạng 4 sao (****): Đối với sản phẩm đạt từ 70 - 89 điểm là sản phẩm đạt tiêu chuẩn, được triển khai xúc tiến thương mại trên toàn quốc, tập trung hoàn thiện, nâng cấp để xuất khẩu.

- Hạng 3 sao (***): Đối với sản phẩm đạt từ 50 - 69 điểm là sản phẩm đạt tiêu chuẩn, được triển khai xúc tiến thương mại trong tỉnh, tập trung nâng cấp phát triển lên hạng 4 sao.

Tiếp nhận hồ sơ sản phẩm

Gửi mẫu kiểm nghiệm/ kiểm tra cơ sở

Đánh giá lần 2 Cấp sao sản phẩm OCOP Đạt tiềm năng 3 sao Đạt Không đạt Không đạt Đánh giá lần 1 Thi đợt sau

52

- Hạng 2 sao (**) Đối với sản phẩm đạt từ 30 - 49 điểm là sản phẩm trung bình, cần (hoặc có thể) phát triển lên hạng 3 sao.

- Hạng 1 sao (*) Đối với sản phẩm dưới 30 điểm là sản phẩm yếu, cần (hoặc có thể) phát triển lên hạng 2 sao.

Việc nâng cấp và phát triển chuỗi giá trị của một sản phẩm truyền thống tiềm năng cũng được triển khai bởi tiểu ban phát triển sản phẩm. Phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm đặc sản địa phương từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm ra thị tường dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản: hành động địa phương; hướng đến toàn cầu, tự lực, tự tin và sáng tạo; đào tạo nguồn nhân lực. Trên cơ sở nguyên lý hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị hoàn chỉnh để gia tăng giá trị nguyên liệu địa bàn. Tỉnh Lào Cai đã xác định được 262 sản phẩm thuộc danh mục các sản phẩm OCOP của tỉnh. Danh mục sản phẩm chi tiết có ở phụ lục số 01.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giải pháp xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm thuộc chương trình mỗi xã phường một sản phẩm tỉnh Lào Cai (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)