Xây dựng, chuyển giao và triển khai chu trình sản xuất kinh doanh cho các

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giải pháp xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm thuộc chương trình mỗi xã phường một sản phẩm tỉnh Lào Cai (Trang 63 - 64)

5. Kết cấu luận văn

3.2.4. Xây dựng, chuyển giao và triển khai chu trình sản xuất kinh doanh cho các

cho các sản phẩm truyền thống đặc sắc tại tỉnh Lào Cai

Tỉnh Lào Cai có nhiều sản phẩm truyền thống đặc sắc nhưng chưa phát huy được thế mạnh của mình nên việc xây dựng, chuyển giao và triển khai chu trình sản xuất kinh doanh là hết sức cần thiết. UBND tỉnh đã thành lập một tiểu ban chính là tiểu ban phát triển sản phẩm với chức năng và nhiệm vụ:

Hỗ trợ phát triển sản phẩm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX và cộng đồng, lập kế hoạch thực hiện chương trình OCOP hàng năm.

Hướng dẫn, hỗ trợ sản phẩm thực hiện đảm bảo các tiêu chuẩn, quy phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn mẫu mã bao bì sản phẩm, quy trình sản xuất, đăng ký bảo hộ, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu sản phẩm, hỗ trợ vốn cho phát triển sản xuất.

Tham mưu bố trí kế hoạch vốn, hướng dẫn thủ tục quản lý, sử dụng và thanh quyết toán nguồn vốn hỗ trợ, xây dựng chính sách hỗ trợ sản phẩm.

Ngay sau khi triển khai ban điều hành phối hợp với Sở khoa học công nghệ và các sở ban ngành có liên quan đã tiến hành rà soát các sản phẩm truyên thống đặc sắc trong tỉnh. Đối với mỗi sản phẩm cho chu trình sản xuất khác nhau nên khi áp dụng triển khai đã nghiên cứu và tìm ra hướng chuyển giao cụ thể như xây dựng quy trình kỹ thuật chế biến, bảo quản, đóng gói Gạo Lứt Séng Cù của HTX Tiên Phong Mường Vi, tinh bột nghệ đỏ nếp nguyên chất, tinh bột nghệ đen nguyên chất, tinh bột nghệ viên mật ong Mạnh Hương của HTX nông sản dược liệu Mạnh Hương…

Sau khi triển khai tỉnh Lào Cai đã có 46 sản phẩm tham gia chương trình OCOP được xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Việc xây dựng và chuyển giao chu trình sản xuất kinh doanh giúp nâng cao giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, các sản phẩm được xây dựng dựa trên thương hiệu khi

56

đưa ra thị trường đều được quan tâm. Giá bán các sản phẩm đều tăng và ổn định. Đặc biệt, việc thiết lập được kênh phân phối hiệu quả, tiêu thụ ổn định góp phần kích thích sản xuất, chế biến, khai thác, kinh doanh nâng cao thu nhập cho người dân, tạo được mô hình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Ví dụ gạo Séng Cù, trước kia, người dân thu hoạch lúa về phơi thủ công truyền thống, điều kiện vùng cao ít nắng khiến thời gian bảo quản ngắn, chỉ đủ ăn giữa mùa. Sau khi các huyện trồng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giải pháp xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm thuộc chương trình mỗi xã phường một sản phẩm tỉnh Lào Cai (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)