Thu thập tài liệu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giải pháp xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm thuộc chương trình mỗi xã phường một sản phẩm tỉnh Lào Cai (Trang 40 - 42)

5. Kết cấu luận văn

2.2.2. Thu thập tài liệu

2.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp của tỉnh Lào Cai

Thu thập và phân tích những tài liệu thứ cấp bao gồm các nhóm sau: - Nghiên cứu tổng hợp những số liệu liên quan đến sản xuất nguyên liệu, sản xuất thành phẩm và thương mại các sản phẩm truyền thống trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

- Nghiên cứu tổng hợp văn bản chính sách có liên quan đến phát triển các ngành nghề truyền thống của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung.

- Tổng hợp các báo cáo của các cơ quan trong tỉnh như sở Công Thương, Ban Xây dựng Nông thôn mới…

- Nghiên cứu tổng hợptài liệu từ các công trình nghiên cứu liên quan đến xây dựng vận hành hệ thống mỗi làng một sản phẩm và chuỗi giá trị sản phẩm truyền thống của một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Thái Lan…

2.2.2.2. Điều tra khảo sát lấy số liệu sơ cấp trên toàn tỉnh

Để đánh giá việc xây dựng và quảng bá sản phẩm OCOP của tỉnh, các nhóm đối tượng như sau:

- Điều tra cán bộ tham gia vào chương trình OCOP của Lào Cai. Theo số liệu của ban nông thôn mới, các cán bộ quản lý cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã

33

thuộc chương trình nông thôn mới gồm 53 người. Tác giả điều tra tổng thể số cán bộ này.

- Đối tượng doanh nghiệp, HTX: Hiện tại có 69 doanh nghiệp và hợp tác xã tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm OCOP. Tác giả điều tra tổng thể số doanh nghiệp này.

- Đối tượng người dân: Theo số liệu điều tra dân số thì tỉnh Lào Cai có trên 742.000 người trong đó người dân khu vực nông thôn là 558.000 người. Số người dân trong độ tuổi lao động là 385000. Theo công thức tính toán mẫu n={N/(1+ N*e2)}, trong đó N tổng số người dântại các xã có sản phẩm OCOP. Vì vậy, ta xác định được số mẫu khảo sát là: n = 384 người. Để đảm bảo số lượng điều tra và dự phòng sai sót trong quá trình điều tra, luận văn đã điều tra số lượng 395 người dân. Số lượng người dân được phân bổ như sau:

STT Huyện/Thành phố Số lượng Ghi chú

1. Thành phố Lào Cai 40

2. Thị xã Sapa 40

3. Huyện Bắc Hà 45

4. Huyện Bảo Thắng 45

5. Huyện Bảo Yên 45

6. Huyện Bát Xát 45

7. Huyện Mường Khương 45

8. Huyện Si Ma Cai 45

9. Huyện Văn Bàn 45

10. Tổng số 395

- Xây dựng bộ công cụ điều tra khảo sát. - Xây dựng bộ công cụ điều tra chuỗi giá trị.

34

- Phỏng vấn chuyên gia địa phương: phỏng vấn trực tiếp một số chuyên gia, các nhà quản lý, hoạch định chính sách…có nhiều kinh nghiệm liên quan tới lĩnh vực sản xuất và thương mại hóa sản phẩm truyền thống.

- Phỏng vấn bằng bảng điểm (check list) được sử dụng để điều tra thu thập thông tin, số liệu từ các tác nhân tham gia trong hệ thống mỗi làng một sản phẩm và chuỗi giá trị sản phẩm truyền thống để xác định các thông tin định lượng phục vụ trong chuỗi giá trị.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giải pháp xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm thuộc chương trình mỗi xã phường một sản phẩm tỉnh Lào Cai (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)