5. Kết cấu luận văn
4.2.5. Giải pháp phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP
* Xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm
Đây là một quá trình mà xã hội (người tiêu dùng, người sản xuất, các cơ quan chính phủ, các tác nhân khác trong chuỗi giá trị...) nhận biết được giá trị của sản phẩm gắn với địa danh của tỉnh và các địa phương trong tỉnh Lào Cai. Người sản xuất ở các vùng phải liên kết với nhau để xây dựng tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm (các chỉ tiêu và yêu cầu để đạt được), các nguyên tắc và thực thi chúng. Quá trình này vừa đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng mua được sản phẩm đúng chất lượng, đồng thời đảm bảo việc tái sản xuất các nguồn lực địa phương.
* Quản lý hệ thống nhãn hiệu
Cần có một chiến lược tập thể để quản lý thương hiệu (yếu tố tạo ra giá trị gia tăng) cho các sản phẩm tiêu biểu, đặc sản của tỉnh Lào Cai. Vì vậy, trong cơ cấu của tổ chức tập thể cần có bộ phận quản lý sản xuất và bộ phận thương mại. Quá trình này được cụ thể như sau: Quản lý chất lượng và thương hiệu sản phẩm; Giải quyết các tranh chấp thương mại; Phân tích và phân loại thị trường; Lựa chọn và thử nghiệm thị trường, đánh giá kết quả; Cung cấp thông tin cho thị trường; Phát triển thị trường về sản phẩm, giá bán, địa điểm tiêu thụ.
* Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương
Tỉnh và các địa phương cần đóng vai trò chủ động trong định hướng và hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm tiêu biểu, đặc sản của tỉnh và của từng địa phương. Từng bước nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong xây
80
dựng, sử dụng và phát triển thương hiệu sản phẩm tiêu biểu, đặc sản, hỗ trợ thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm để tổ chức, quản trị sản xuất, chế biến, phát triển thị trường, tham gia vào chuỗi giá trị trong nước và toàn cầu. Tỉnh Lào Cai và các huyện nên hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các chính sách, giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp sử dụng và khai thác hiệu quả thương hiệu của tỉnh và các huyện, xã trong tỉnh.