5. Kết cấu luận văn
2.2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích
2.2.1.1. Phương pháp tiếp cận
Phương pháp tiếp cận quan trọng nhất của chương trình là lấy sản phẩm hoàn thiện làm trọng tâm theo cách từ dưới lên trên, trong đó cộng đồng là người đề xuất và triển khai toàn bộ quá trình với sự hỗ trợ của các bên còn lại (nhà nước, nhà khoa học và các nhà khác). OCOP = MỖI LÀNG XÃ MỘT SẢN PHẨM - Nông thôn - Dân làng - Thủ công mỹ nghệ - Danh thắng - Sản xuất, xúc tiến… 1. Sản phẩm hàng hóa - Các yếu tố cấu thành - Phát triển sản phẩm - Mẫu mã
- Tiêu chuẩn chất lượng
2. Sản phẩm dịch vụ
Về phương pháp luận, chương trình tiếp cận thông qua hai trục chính: Thứ nhất tiếp cận từ phía các cơ quan hoạch định chính sách và tiếp cận từ phía những người tổ chức triển khai thực hiện và chịu tác động của chính sách, tập
31
trung vào các tổ chức cộng đồng có những sản phẩm truyền thống thuộc toàn bộ tỉnh Lào Cai. Đối với trục tiệm cận thứ nhất, chương trình dựa vào cách tiếp cận cơ bản theo hướng phân tích chính sách. Đối với trục tiệm cận thứ hai, chương trình dựa vào cách tiêm cận theo chuỗi giá trị ngành hàng bao gồm các khâu sản xuất nguyên liệu, sản xuất thành phẩm và thương mại hóa sản phẩm.
* Tiếp cận theo hướng phân tích chính sách (thể chế):
Do yêu cầu, mục tiêu của chương trình là đề xuất hệ thống OCOP từ cấp tỉnh đến cấp xã, hệ thống hỗ trợ cộng đồng và xác định, hỗ trợ phát triển hoặc nâng cấp các sản phẩm truyền thống của tỉnh Lào Cai. Vì vậy, đề tài phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của các tác nhân, cơ chế vận hành hệ thống OCOP và hệ thống chuỗi giá trị sản phẩm trên cơ sở đó đề xuất hệ thống OCOP phù hợp và hệ thống quản lý chuỗi giá trị nhằm đề xuất giải pháp về chính sách nhằm tăng tính hiệu quả của hệ thống và tăng giá trị từng mắt xích trong chuỗi giá trị.
* Tiếp cận theo chuỗi giá trị ngành hàng:
Nghiên cứu theo chuỗi giá trị sản phẩm với những mắt xích lớn như khâu sản xuất nguyên liệu, sản xuất thành phẩm và thương mại hóa sản phẩm truyền thống. Nghiên cứu căn cứ vào khả năng thực tế nguồn lực, vốn đầu tư, quy mô sản xuất, điều kiện và yêu cầu thị trường của cộng đồng sản xuất sản phẩm truyền thống để tìm ra giải pháp ra tăng giá trị sản phẩm với chi phí thấp, hiệu suất đầu tư cao, phát huy được lợi thế cạnh tranh các mặt hàng trong tỉnh Lào Cai.
* Tiếp cận theo hướng nghiên cứu các trường hợp điển hình:
Việc xây dựng hệ thống OCOP ở các cấp và việc nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm truyền thống là kết quả của một bài toán thể chế, kinh tế, xã hội và môi trường. Do vậy, cách tiếp cận trên cơ sở thực tiễn các trường hợp điển hình sẽ giúp việc đề xuất giải pháp, đề xuất chính sách mang tính khả thi trên cơ sở
32
lý thuyết kinh tế cũng như thể chế, xã hội môi trường của các chuỗi giá trị nghành hàng truyền thống ở Lào Cai.
2.2.1.2. Khung nghiên cứu giải pháp đạt hiệu quả phát triển đề án OCOP
Trên phương pháp cơ sở lý luận và thực tiễn đã phân tích ,với các phương pháp tiếp cận đã lựa chọn; Đồng thời dựa trên một số các nhân tố chính ảnh hưởng đến việc triển khai đề án “mỗi xã ,phường một sản phẩm” tại Lào Cai.
Đặc điểm kinh tế - xã hội trên địa bàn và địa hình, chính sách nhà nước, thủ tục hành chính, trình độ người lao động, áp dụng KHKT, chất lượng sản phẩm, nguồn lực về tài chính… đều ảnh hưởng đến việc triển khai chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”.