Xây dựng và quảng bá sản phẩm thuộc chương trìnhOCOP qua hoạt động

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giải pháp xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm thuộc chương trình mỗi xã phường một sản phẩm tỉnh Lào Cai (Trang 66)

5. Kết cấu luận văn

3.2.6. Xây dựng và quảng bá sản phẩm thuộc chương trìnhOCOP qua hoạt động

động xúc tiến thương mại

Công tác xúc tiến thương mại trong chương trình OCOP được UBND tỉnh Lào Cai giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở: Nông nghiệp và PTNT, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Giao thông Vận tải - Xây dựng. UBND các huyện, thành phố tham mưu triển khai thực hiện các nội dung như: tổ chức quảng bá, tiếp thị sản phẩm OCOP bằng nhiều hình thức, tập trung thực hiện xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm đạt từ 3 đến 5 sao. Tham gia thường niên các kỳ xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm sản phẩm OCOP cấp Quốc gia và cấp tỉnh.

79

Theo đó, để phục vụ khách hàng một cách tiện lợi nhất, thỏa mãn nhu cầu chọn lựa, mua sắm của khách hàng thì các trung tâm OCOP cần phải đa dạng vè chủng loại hàng hóa. Ngoài việc có quy mô đủ lớn để có thể giới thiệu được nhiều mặt hàng thì vị trí của trung tâm cần thiết đặt ở nơi đông dân cư và đầu mối giao thông để tiếp cận được với nhiều du khách.

Các trung tâm OCOP cũng phải thường xuyên làm công tác tuyên truyền, tiếp thị, chủ động tìm đến nơi các hộ tiêu dùng để quảng bá sản phẩm.

4.2.5. Giải pháp phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP

* Xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm

Đây là một quá trình mà xã hội (người tiêu dùng, người sản xuất, các cơ quan chính phủ, các tác nhân khác trong chuỗi giá trị...) nhận biết được giá trị của sản phẩm gắn với địa danh của tỉnh và các địa phương trong tỉnh Lào Cai. Người sản xuất ở các vùng phải liên kết với nhau để xây dựng tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm (các chỉ tiêu và yêu cầu để đạt được), các nguyên tắc và thực thi chúng. Quá trình này vừa đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng mua được sản phẩm đúng chất lượng, đồng thời đảm bảo việc tái sản xuất các nguồn lực địa phương.

* Quản lý hệ thống nhãn hiệu

Cần có một chiến lược tập thể để quản lý thương hiệu (yếu tố tạo ra giá trị gia tăng) cho các sản phẩm tiêu biểu, đặc sản của tỉnh Lào Cai. Vì vậy, trong cơ cấu của tổ chức tập thể cần có bộ phận quản lý sản xuất và bộ phận thương mại. Quá trình này được cụ thể như sau: Quản lý chất lượng và thương hiệu sản phẩm; Giải quyết các tranh chấp thương mại; Phân tích và phân loại thị trường; Lựa chọn và thử nghiệm thị trường, đánh giá kết quả; Cung cấp thông tin cho thị trường; Phát triển thị trường về sản phẩm, giá bán, địa điểm tiêu thụ.

* Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương

Tỉnh và các địa phương cần đóng vai trò chủ động trong định hướng và hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm tiêu biểu, đặc sản của tỉnh và của từng địa phương. Từng bước nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong xây

80

dựng, sử dụng và phát triển thương hiệu sản phẩm tiêu biểu, đặc sản, hỗ trợ thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm để tổ chức, quản trị sản xuất, chế biến, phát triển thị trường, tham gia vào chuỗi giá trị trong nước và toàn cầu. Tỉnh Lào Cai và các huyện nên hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các chính sách, giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp sử dụng và khai thác hiệu quả thương hiệu của tỉnh và các huyện, xã trong tỉnh.

4.2.6. Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm

Như chúng ta đã biết, những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất sản phẩm đã tạo ra bước đột phá trong nông nghiệp, tạo tiền đề hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa quy mô lớn, cho thu nhập cao. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững.

Tại các xã, phường (hoặc làng nghề) cần tích cực đầu tư, áp dụng công nghệ mới, hiện đại để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Các ngành chức năng cần chủ động nghiên cứu các giải pháp khoa học và công nghệ để giải quyết các vấn đề tồn tại trong sản xuất nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ như lựa chọn giải pháp khoa học khắc phục điểm yếu cũng như định hướng phát triển khoa học ứng dụng để phát triển sản xuất bền vững; những ứng dụng khoa học kỹ thuật hiệu quả, có khả năng thích ứng cao đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh; kinh nghiệm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người sản xuất và giới thiệu những công nghệ mới trong sản xuất sản phẩm thích ứng với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội.

4.2.7. Hoàn thiện các thủ tục và quy trình liên quan đến đăng ký nhãn hiệu sản phẩm sản phẩm

Tỉnh Lào Cai đưa ra nhiều chính sách khuyến khích phát triển sản phẩm khá hấp dẫn. Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất khi triển khai thực hiện các chính

81

sách này chính là các hồ sơ thủ tục để được hưởng các chính sách hỗ trợ. Để các chính sách này đi vào cuộc sống thì tỉnh cần thực hiện một số nội sung sau: - Đơn giản hóa quy trình, thủ tục đối với việc tiếp nhận các khoản hỗ trợ. Các thủ tục quy trình cần được mô tả rõ ràng, có hướng dẫn quy trình, thủ tục để tiếp nhận các khoản hỗ trợ.

- Cùng với việc hoàn thiện quy trình, thủ tục thì cũng cần nâng cao vai trò của đội ngũ cán bộ tham gia chương trình trong việc tập huấn, tư vấn, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp, HTX trong việc lập kế hoạch kinh doanh, lập phương án kinh doanh, lập dự án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư mua sắm máy móc trang thiết bị.

Cần khai thông vướng mắc để người dân, doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm.

4.3. Kiến nghị

4.3.1. Đối với Nhà nước

Nhà nước cần tích cực hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng sản phẩm OCOP để các doanh nghiệp này có thể đáp ứng được các tiêu chí theo quy định. Cụ thể:

- Cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng sản phẩm OCOP tiếp cận thị trường trong và ngoài nước thông qua đẩy mạnh các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế của các địa phương; có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động tiếp cận thị trường như sử dụng Internet, xây dựng Website riêng, thương mại điện tử...,cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nghiên cứu và mở rộng thị trường xuất khẩu.

- Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư để các doanh nghiệp nghiên cứu cải tiến và tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực nông nghiệp như: Tăng cường nguồn vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ gắn với hiệu quả của việc ứng dụng khoa học công nghệ mới trong tạo ra

82

các sản phẩm nông nghiệp mới, có giá trị cao; Thực hiện nghiêm luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để khuyến khích đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên thị trường trong nước và nước ngoài.

- Cần tạo ra môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp để triển khai dự án đầu tư, đổi mới công nghệ, liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp với nhau; tạo điều kiện về đất đai, mặt bằng, địa điểm sản xuất kinh doanh nhằm giảm chi phí đầu vào, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Có chính sách ưu đãi tín dụng, đáp ứng nhu cầu vay vốn trung, dài hạn cho các dự án đầu tư chiều sâu để sản xuất sản phẩm tiêu biểu của quốc gia như điều kiện vay hoặc hỗ trợ lãi suất vay...

- Cần có chính sách hỗ trợ các chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn và công nhân kỹ thuật lành nghề thông qua cơ chế liên kết với các trường đại học, các trung tâm đào tạo trong và ngoài nước để mở các lớp đào tạo cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, đào tạo những ngành nghề mới cho các doanh nghiệp, đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ để đáp ứng cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tiêu biểu, đặc sản.

- Cập nhật thông tin, hướng dẫn, phổ biến luật pháp và các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đến các nhà đầu tư, nhất là các vấn đề liên quan đến chống bán phá giá, cạnh tranh, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; đẩy mạnh đầu tư chiều sâu các hệ thống thông tin của địa phương và vùng, nâng cao chất lượng thông tin trên các trang Web của mỗi địa phương nhằm đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu thông tin cho các doanh nghiệp. Đẩy mạnh hoạt động bảo hộ sở hữu trí tuệ để khuyến khích các đơn vị làm tốt và ngăn chặn các hoạt động làm ảnh hưởng tới thương hiệu có uy tín.

83

- Cần tiếp tục đầu tư nâng cao cơ sở hạ tầng các huyện, đặc biệt là các xã vùng sâu vùng xã về hạ tầng và các chính sách phát triển.

- Có chính sách hỗ trợ vay vốn cho các doanh nghiệp, HTX, các hộ gia đình sản xuất các sản phẩm truyền thống nhất là các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình sản xuất sản phẩm OCOP.

- Có các hướng dẫn cụ thể, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình sản xuất trong việc xây dựng thương hiệu của sản phẩm.

- Tỉnh Lào Cai cần có chính sách hỗ trợ kinh phí để tập huấn nâng cao trình độ sản xuất, kinh doanh và khoa học kỹ thuật của các đơn vị sản xuất. Tổ chức đào tạo nghề cho nguồn lao động nông thôn, lao động có chuyên môn tay nghề cao.

- Cần tạo ra môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp để triển khai dự án đầu tư, đổi mới công nghệ, liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp với nhau; tạo điều kiện về đất đai, mặt bằng, địa điểm sản xuất kinh doanh nhằm giảm chi phí đầu vào, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

- Nhà nước cần đầu tư, nâng cấp, xây mới mở rộng liên kết các cơ sở sản xuất, chế biên bảo quản, tiêu thụ các sản phẩm kịp thời cho các đơn vị tiêu thụ.

84

KẾT LUẬN

Sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, tiêu thủ công nghiệp hay các sản phẩm truyền thống của tỉnh Lào Cai đang trải qua quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, với sự cạnh tranh khốc liệt của nhiều sản phâm khác trong và ngoài nước. chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” - OCOP được triển khai tại Lào Cai sẽ nâng cao chất lượng và giá trị các sản phẩm truyền thống của tỉnh, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Đây là một Chương trình phát triển kinh tế, thực hiện như là một phần của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, gắn với phong trào khởi nghiệp đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi.

Đến nay đã có 46 sản phẩm OCOP của tỉnh Lào Cai được đánh giá chất lượng 3,4,5 sao.Tuy nhiên, các doanh nghiệp, HTX, các hộ gia đình sản xuât kinh doanh chưa quảng bá được các sản phẩm OCOP rộng rãi đến người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Thông qua luận văn“Giải pháp xây dựng và quảng bá sản phẩm thuộc

chương trình “mỗi xã, phường một sản phẩm” tỉnh Lào Cai, tác giả đã hệ thống

hóa một số lý luận về thương hiệu, xây dựng và quảng bá sản phẩm, khái quát về chương trìnhOCOP trong cả nước cũng như việc triển khai chương trình OCOP tại Lào Cai. Đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng và quảng bá sản phẩm OCOP từ đó tìm ra tồn tại, hạn chế và cách khắc phục.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra để việc xây dựng và quảng bá sản phẩm thuộc chương trình OCOP có hiệu quả thì cần phải thực hiện một số giải pháp trong đó đầu tiên phải làm tốt công tác truyền thông, quảng bá sản phẩm. Tiếp đó phải tăng cường công tác quảng bá, liên kết với các tour du lịch trong tỉnh, tăng cường công tác xúc tiến thương mại trong tỉnh và các địa phương trong cả nước , tổ chức các kênh phân phối sản phẩm OCOP, xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm tiêu biểu, đặc sản, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm.

85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

2. Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. 3. Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về Chính

sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

4. Bộ Công Thương (2018), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2018, NXB Công Thương.

5. Bộ Công Thương (2018), Quyết định số 920 ngày 16 tháng 4 năm 2019 về việc ban hành Tiêu chí điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

6. Bộ NN và PTNT (2011), Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 4 năm 2011 về việc ban hành “Tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại”.

7. Cục thống kê tỉnh Lào Cai (2018), Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2018. 8. Cục thống kê tỉnh Lào Cai (2017), Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2017. 9. Cục thống kê tỉnh Lào Cai (2016), Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2016. 10. Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển

ngành nghề nông thôn.

11. Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. 12. Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về Chính

sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

13. Nguyễn Thị Hoài Dung (2012), Chuyên đề thương hiệu và sở hữu trí tuệ,

86

14. Nguyễn Văn Lượng (2012), Giải pháp xây dựng thương hiệu sản phẩm

các làng nghề ở Quảng Bình, Đề tài cấp tỉnh.

15. Thủ tướng chính phủ (2019), Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019

về việc Ban hành Bộ tiêu chí Đánh giá phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm.

16. Thủ tướng chính phủ (2018), Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 về việc Phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020.

17. Thủ tướng chính phủ (2018), Quyết định số 461/QĐ-TTg 2018 ngày 27/4/2018 về phê duyệt Đề án phát triển 15.000 HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020.

18. Thủ tướng chính phủ (2017), Quyết định số 1760/QĐ-TTg ngày

10/11/2017 về việc điều chỉnh bổ sung QĐ số 1600/QĐ-TTg ngày 01/08/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

19. Thủ tướng chính phủ (2017), Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 04/4/2017

về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 32/2016/QH ngày 23/11/2016 của Quốc hội về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

20. Thủ tướng chính phủ (2016), Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016

về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.

21. Thủ tướng chính phủ (2016), Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016

về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giải pháp xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm thuộc chương trình mỗi xã phường một sản phẩm tỉnh Lào Cai (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)