Kết quả hoạt động kinh doanh khách sạn Gopatel giai đoạn 2014 2016

Một phần của tài liệu Công tác quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật nhà hàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tại khách sạn gopatel (2) (Trang 59 - 60)

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Gopatel giai đoạn 2014 – 2016

ĐVT : Triệu đồng Chi tiêu 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 +/- % +/- % Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) I.Doanh thu 19651 100 20184 100 21160 100 533 2.71 976 4.84 Lưu trú 17042 86.72 18207 90.21 19112 90.32 1165 6.84 905 4.97 Ăn uống 1807 9.2 1005 4.98 1220 5.77 -802 -44.38 215 21.39 Bổ sung 802 4.08 972 4.82 828 3.91 170 21.20 -144 -14.81 Chi phí 10808 100 11101 100 11637 100 293 2.71 536 4.83 Lưu trú 9373 86.72 9914 89.31 10511 90.32 541 5.77 597 6.02 Ăn uống 993 9.19 653 5.88 671 5.77 -340 -34.24 18 2.76 Bổ sung 442 4.09 534 4.81 455 3.91 92 20.81 -79 -14.79 III.Lợi nhuận 8843 100 9083 100 9522 100 240 2.71 439 4.83 Lưu trú 7669 86.72 8293 91.3 8601 90.33 624 8.14 308 3.71 Ăn uống 814 9.21 352 3.88 549 5.77 -462 -56.76 197 55.97 Bổ sung 360 4.07 438 4.82 373 3.92 78 21.67 -65 -14.84

(Nguồn: Phòng kế toán – khách sạn Gopatel) *Nhận xét: Doanh thu là kết quả của quá trình bán sản phẩm và dịch vụ. Vì vậy có thể xác định mức độ đóng góp của từng bộ phận là bao nhiêu.Đó chính là điều mà các nhà quản lý quan tâm. Do đó thông tin chi tiết về doanh thu sẽ giúp cho các nhà quản lý lựa chọn cơ cấu sản xuất hợp lý và có hướng đầu tư đúng ở hiện tại cũng như trong tương lai. Tổng doanh thu của khách sạn được cấu thành từ 3 bộ phận: Doanh thu lưu trú, doanh thu ăn uống, doanh thu dịch vụ bổ sung. Từ bảng số liệu và biếu đồ ta thấy dịch vụ lưu trú luôn chiếm tỉ trọng doanh thu cao nhất, tiếp đến là dịch vụ ăn uống và thứ ba là dịch vụ bổ sung. Cụ thể là:

Nhìn chung doanh thu hàng năm đều tăng lên và tính đến thời điểm gần nhất là năm 2016 tăng mạnh nhất ở mức là 21,260 triệu đồng cao hơn so với năm 2015 (20,184 triệu đồng) là 976 triệu đồng, tăng 4.84%. Và năm 2015 (20,184 triệu) so với 2014 (19,651 triệu) cao hơn 533 triệu đồng, tăng 2.71%. Độ chênh lệch của 2016/2015 cao hơn 2015/2014 là vì trong năm 2015 doanh thu ăn uống-mức doanh thu cao thứ 2 của khách sạn giảm đến 44.38% so với năm 2014 đã tăng lại vào 2016 với mức tăng là 21.39% so với 2015. Tuy nhiên, doanh thu lưu trú vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng đều qua các năm 2014: 86.72%, 2015: 90.21% và 2016: 90.32%. Nguyên nhân là vì Đà Nẵng nói chung và khách sạn nói riêng đã có nhiều chương trình đặc biệt thu hút khách và làm tăng số lượng khách làm gia tăng doanh thu lưu trú.

Đi cùng với tổng doanh thu tăng thì cũng làm tăng tổng chi phí theo cùng tỷ lệ với chi phí năm 2016 (11,637 triệu) so với 2015 (11,101 triệu) cao hơn 536 tiệu đồng, tăng 4.83%. Năm 2015 (11,101 triệu) so với 2014 (10,808 triệu) cao hơn 293 triệu đồng, tăng 2.71%. Cũng như doanh thu ăn uống, chi phí ăn uống năm 2015 giảm mạnh đến 34.24% và đến năm 2016 thì có sự tăng trở lại, nhưng năm 2016 thì chi phí cho những dịch vụ bổ sung lại giảm nhẹ (14.79%) vì doanh thu giảm. đó là lý do vì sao năm 2016 chi phí lại tăng nhiều như vậy.

Về phần lợi nhuận thì tăng đều qua các năm và tăng mạnh nhất vào năm 2016 là 9,522 trệu hơn năm 2015 439 triệu, tăng 4.83%. Cao hơn khi so sánh với chênh lệch của 2015/2014. Điều này cho thấy những chính sách, chương trình xúc tiến của khách sạn đã đi đúng hướng, nhưng cần phải cải thiện và tăng cường những chiến dịch để tăng doanh thu của dịch vụ ăn uống va dịch vụ bổ sung của khách sạn.

Một phần của tài liệu Công tác quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật nhà hàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tại khách sạn gopatel (2) (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w