Từ sau khi thực hiện công cuộc đổi mới, mức tăng trưởng của nền kinh tế của Việt Nam ngày một tăng cao, đi với đó là mức tăng trưởng dân số cũng ngày càng cao, khiến nhu cầu về nhà ở, về nơi kinh doanh, làm việc cũng tăng theo.
Trên thực tế, chênh lệch cung cầu của thị trường nhà đất vẫn rất lớn. Cầu luôn lớn hơn Cung chứ thị trường chưa rơi vào tình trạng cung vượt quá cầu. Vì vậy nhiều doanh nghiệp vẫn quyết định mạnh dạn đầu tư cho những dự án có tính khả thi cao như một số dự án khu chung cư của các doanh nghiệp trong nước có nhiều lợi thế về cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống phòng chống lũ lụt và các hệ thống cơ sở hạ tầng khác (Ví dụ: Dự án Malibu tại Hội An, RiverPark Residence của Phú Mỹ Hưng, Vingroup…).
Theo các chuyên gia, tiềm năng thị trường BĐS khu vực Đà Nẵng sẽ có nhiều tín hiệu tích cực vì các chỉ số kinh tế vĩ mô Việt Nam đang được cải thiện theo hướng ổn định dần, thị trường BĐS cũng không còn có dấu hiệu đầu cơ, tích trữ như vài năm trước đây. Đặc biệt là ngày 01/01/2009, Nghị quyết về việc thí điểm cho người nước ngoài được mua và sở hữu nhà có thời hạn tại Việt Nam được thực hiện. Mặc dù nhu cầu của người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam so với nhu cầu của thị trường hoàn toàn không lớn. Thêm vào đó, Việt Nam có tốc độ đô thị hóa nhanh, ước tính số người di cư từ nông thôn vào các thành thị khoảng 750.000 nghìn người/năm. Việt Nam ngày càng có nhiều người giàu, đặc biệt là sự nổi lên của tầng lớp trung lưu, đã thúc đẩy mức tiêu thụ và nhu cầu nhà ở trong năm 2010 và những năm kế tiếp tăng mạnh.
Triển vọng phát triển của thị trường nhà đất tạo nhiều cơ hội mới cho hoạt động cho vay mua nhà của các ngân hàng, đặc biệt trong tình hình hiện nay khi các
ngân hàng muốn nhanh chóng giải ngân nguồn vốn huy động mà vẫn đảm bảo rui ro ở mức tối thiểu, trong đó có TPBank Hải Châu.