Xây dựng chính pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ, khả thi về ổn định và phát triển thị trường BĐS. Nhà nước cần tập trung xây dựng mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ chế chính sách phù hợp để phát triển và quản lý có hiệu quả thị trường BĐS. Thị trường BĐS liên quan đến nhiều lĩnh vực phức tạp (từ đất đai, tài chính ngân hàng, xây dựng, tư pháp...). Vì vậy để phát triển và vận hành thị trường BĐS đòi hỏi phải có khung pháp lý đồng bộ và chặt chẽ, bao quát từ thị trường sơ cấp (thị trường quyền sử dụng đất), thị trường đầu tư phát triển đến thị trường thứ cấp (thị trường giao dịch BĐS).
Hiện nay Luật đất đai chưa quy định việc xử lý giá trị quyền sử dụng đất thể chấp để thu hồi nợ, chưa có các quy định về căn cứ để xác định giao dịch BĐS (hợp pháp) để cho vay cũng như những quy định về việc xác định giá trị tài sản là quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp Nhà nước được giao đất trước đây nay chuyển sang thuê... đã khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng, trong đó có TPBank Hải Châu. Do đó Nhà nước phải sớm hoàn thiện, chỉnh sửa và bổ sung một số quy định trong hệ thống pháp luật về đất đai, BĐS để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động cho vay đầu tư, kinh doanh vào BĐS. Luật đất đai nên mở rộng việc thế chấp quyền sử dụng đất cho nhiều mục đích không chỉ có sản xuất kinh doanh mà còn cho vay tiêu dùng, mua BĐS. Ban hành các quy định hướng dẫn cụ thể, thống nhất làm cho luật kinh doanh BĐS đi vào thực tế một cách có hiệu quả hơn, có tác động nhiều tới thị trường.
Thêm vào đó, thuế ở nước ta nên tập trung vào những trường hợp có đất nhưng không sử dụng, sử dụng đất cao hơn định mức thông thường, chính sách thuế cần phải có những ưu đãi đối với người nghèo có nhu cầu nhà ở thực sự. Để hạn chế đầu cơ mua đi bán lại gây bất ổn cho thị trường, cần đánh thuế suất cao đối với các trường hợp bán nhà đất trong vòng 2 năm kể từ khi mua. Thuế suất được tính như là kinh doanh BĐS dựa vào chênh lệch giá mua bán hoặc giá bán ra, điều đó sẽ giúp thị trường minh bạch về giá cả hơn.
Một vấn đề khác không kém phần quan trọng đó chính là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở các đô thị trong cả nước đang được được thực hiện với tốc độ rất chậm. Điều này dẫn đến các giao dịch mua bán, chuyển nhượng... BĐS đã và đang không đảm bảo cơ sở pháp lý. Vì vậy Nhà nước cần triển khai một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ cấp sổ đỏ. Việc đem lại quyền sở hữu cho người dân cần được quan tâm nhiều hơn và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc thúc đẩy mạnh hoạt động cho vay mua nhà.
Các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính trong phạm vi có liên quan về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất hay các thủ tục công chứng... Bên cạnh đó hạn chế sai sót, tiêu cực trong các công tác này nhằm tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng hoàn thành các thủ tục giấy tờ pháp lý đảm bảo quyền lợi của cả ngân hàng và khách hàng.
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
NHNN cần tạo ra cơ chế khuyến khích các ngân hàng thực hiện hoạt động tín dụng bán lẻ trong đó có cho vay mua nhà, cần có định nghĩa cụ thể và những quy định rõ ràng về kinh doanh BĐS, sớm ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, những quy chế cho vay mua nhà một cách thống nhất nhằm bảo vệ quyền lợi cho cả ngân hàng và khách hàng. Ngoài ra cần có những biện pháp giúp các NHTM tăng cường nguồn vốn cho vay đặc biệt là vốn trung dài hạn như các biện pháp về dự trữ bắt buộc hay các quy định về mức sử dụng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn.
NHNN yêu cầu các NHTM phải thống kê, theo dõi chặt chẽ các hoạt động cho vay BĐS, diễn biến cung cầu và giá cả trên thị trường, yêu cầu các NHTM rà soát, đánh giá chất lượng tín dụng các khoản cho vay BĐS để có biện pháp xử lý, thu hồi nợ vay đúng hạn và khống chế tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay BĐS.
NHNN cần có sự xem xét và phân loại đối với từng sản phẩm tín dụng cho vay BĐS, NHNN cần tạo điều kiện mở rộng cho vay mua nhà với các đối tượng có mức thu nhập ổn định cần nhà ở thực sự. Cần nghiên cứu và đưa vào vận hành mô hình “Quỹ đầu tư BĐS” để tăng cường nguồn vốn cho thị trường BĐS. Nhanh chóng hình thành và phát triển hệ thống thế chấp thứ cấp, để tăng cường nguồn tiền cho thị trường BĐS.
Tăng cường nâng cao chất lượng thông tin tín dụng. Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN là thực hiện việc cung cấp thông tin tín dụng, đáp ứng yêu cầu trong việc đánh giá khả năng trả nợ của ngân hàng. Tuy nhiên CIC mới chủ yếu cập nhật thông tin về các doanh nghiệp còn cá nhân thì hầu như không có. Hơn nữa thông tin của trung tâm này chỉ dừng lại ở mức tham khảo cho các NHTM. Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của hoạt động cho vay mua nhà trong thời gian tới thì nhu cầu thông tin về khách hàng là rất lớn. Vì vậy CIC cần tăng cường nâng cao chất lượng tín dụng hơn nữa, cập nhật các thông tin về khách hàng đặc biệt là các KHCN về tiền sử bản thân, trạng trạng dư nợ, nợ xấu, các nguồn thu nhập. NHNN cần quy định cụ thể và chặt chẽ, bắt buộc các tổ chức tín dụng cung cấp thông tin như tình hình dư nợ, khả năng trả nợ, nợ xấu của khách hàng tại các ngân hàng cho CIC.
Nên thành lập các kênh thông tin về thị trường BĐS, trong đó cũng cấp các thông tin về nhà đất, cập nhật thông tin về các chủ trương, văn bản pháp lý có liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tìm hiểu và nâng cao khả năng hiểu biết về thị trường BĐS, đồng thời tạo cơ sở cho việc thẩm định các dự án kinh doanh, định giá BĐS, giúp ngân hàng hạn chế rủi ro.