- Những ngư i tham gia tố tụng có quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận của mình để đối đáp với KSV về những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định
4.1.4. Yêu cầu của bảo vệ quyền sở hữu
Quyền con ngư i có hai nhóm chính với năm lĩnh vực khác nhau: nhóm các quyền dân sự, chính trị và nhóm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Nhóm các quyền dân sự, chính trị bao gồm: quyền sống; quyền không bị tra tấn, hạ nhục; quyền không bị bắt làm nô lệ; quyền tự do và an ninh cá nhân; quyền bình đẳng trước TA; quyền tự do đi lại, lựa chọn nơi cư trú; quyền tự do tơn giáo, tín ngưỡng; quyền tự do ngôn luận; quyền bầu cử, ứng cử và tham gia các cơng việc nhà nước, xã hội…Nhóm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa bao gồm: quyền làm việc; quyền được thành lập và gia nhập cơng đồn; quyền được hưởng an sinh xã hội; quyền có mức sống thích đáng; quyền đạt tới một tiêu chuẩn sức khỏe cao nhất có thể; quyền được giáo dục; quyền được tham gia vào đ i sống văn hóa; quyền có nơi ở thích đáng; quyền được tiếp cận với nước… [50, tr.23].
Khoản 1 Điều 163 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định khơng ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản. Trư ng hợp
thật cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phịng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thư ng tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trư ng.
Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ ngư i nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp khơng trái với quy định của pháp luật. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu TA, cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc ngư i có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thư ng thiệt hại.
Như vậy, bảo vệ quyền sở hữu là Nhà nước và chủ sở hữu sử dụng phương thức, biện pháp phù hợp với quy định của pháp luật bảo đảm quyền của chủ sở hữu đối với tài sản khi quyền này bị xâm phạm. Là biện pháp tác động bằng pháp luật đối với hành vi xử sự của con ngư i nhằm bảo đảm chủ sở hữu thực thi quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình.
Bằng quy định của pháp luật, nhà nước xác định phạm vi thực hiện quyền sở hữu và bảo vệ các quyền đó. Khi quyền sở hữu bị xâm phạm thì ngư i có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu phải chịu những hậu quả pháp lí nhất định.
Nhà nước Việt Nam sử dụng nhiều ngành luật khác nhau để bảo vệ quyền sở hữu (như hiến pháp, luật hình sự, luật dân sự, luật đầu tư...). Mỗi ngành luật bảo vệ quyền sở hữu theo phương pháp điều chỉnh riêng của nó.
Ngành luật hình sự bảo vệ quyền sở hữu thơng qua việc quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm quyền sở hữu bị coi là tội phạm và quy định các mức hình phạt tương ứng với tính chất mức độ hành vi nguy hiểm cho xã hội và giá trị tài sản xâm phạm. Ngoài ra, ngư i có hành vi xâm phạm quyền sở hữu cịn có thể bị chịu một trong các hình phạt bổ sung như phạt tiền, tịch thu tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, quản chế hoặc cấm cư trú.
TAND là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. TAND có nhiệm vụ bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con ngư i, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bằng hoạt động của mình, TA góp
phần giáo dục cơng dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
TAND khi xét xử các VAHS về các tội XPSH phải tuân thủ quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc khơng có tội, áp dụng hoặc khơng áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân. Bản án, quyết định của TA nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành. Khi xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH Tòa án thực hiện chức năng, vai trị sau:
- Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của ĐTV, KSV, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án;
- Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do CQĐT, ĐTV, VKS, KSV thu thập; do Luật sư, bị can, bị cáo và những ngư i tham gia tố tụng khác cung cấp;
- Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu VKS điều tra bổ sung; yêu cầu VKS bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc TA kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ theo quy định của BLTTHS;
- Yêu cầu ĐTV, KSV và những ngư i khác trình bày về các vấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tòa; khởi tố VAHS nếu phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm;
Với chức năng và vai trò trên, TA khi xét xử vụ án về các tội XPSH đã góp phần bảo vệ quyền sở hữu của công dân, đảm bảo các quyền và lợi ích của chủ sở hữu tài sản.