- Những ngư i tham gia tố tụng có quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận của mình để đối đáp với KSV về những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định
3.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót trong thi hành pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu
về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu
Nguyên nhân khách quan:
- Một số quy định của BLHS và BLTTHS hiện hành còn tồn tại nhiều vướng mắc, hạn chế, nhiều quy định cịn có cách hiểu khác nhau, không áp dụng thống nhất, nhưng chưa được hướng dẫn, giải thích kịp th i. Cụ thể, quy định của BLHS
về nhóm tội XPSH các tình tiết định tội, định khung chưa được rõ ràng, cịn có nhầm lẫn khi áp dụng, một số trư ng hợp rất khó khăn trong việc đánh giá chứng cứ.... Một số quy định của BLTTHS về nguồn chứng cứ; việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ; xử lý vật chứng...còn chưa rõ ràng, chặt chẽ nên đã có sự nhận thức và áp dụng chưa thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, giữa các TA trong quá trình xét xử sơ thẩm vụ án.
- Tính chất, thủ đoạn phạm tội đối với nhóm tội XPSH ngày càng tinh vi, quy mơ phạm tội lớn, hành vi phạm tội xảy ra ở nhiều địa phương, gây khó khăn cho việc thu thập chứng cứ để chứng minh tội phạm. Trong th i gian gần đây, xuất hiện nhiều tội phạm thực hiện với tính chất “xã hội đen”, “băng nhóm tội phạm”. Từ năm 2014 - 2018, toàn quốc xảy ra 264.611 vụ phạm pháp hình sự, đã điều tra khám phá 205.187 vụ, bắt xử lý 400.218 đối tượng; lực lượng Cảnh sát hình sự đã đấu tranh, triệt phá 11.767 băng nhóm với 55.355 đối tượng [10]. Hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản do ngư i nước ngoài thực hiện xuất hiện với tần suất khá đều đặn; tính chất, quy mơ, mức độ ngày càng phức tạp và hậu quả gây ra đặc biệt lớn [78]. Trong khi đó, hoạt động giám định chuyên ngành, chuyên sâu còn chưa đồng bộ; việc định giá gặp nhiều khó khăn hoặc kết quả định giá cịn nhiều tranh cãi trong trư ng hợp tài sản không thu giữ được, tài sản là đồ cổ, ngà voi, sừng tê giác…; mặt khác, nhiều văn bản pháp luật để điều chính các quan hệ xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trư ng với sự đa dạng các thành phần và hình thức sở hữu chưa hồn thiện, chưa kịp th i sửa đổi, bổ sung.
- Một số quy định về tổ chức, bộ máy của TA cịn gặp khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn; tổ chức bộ máy giúp việc của các TA nhân dân còn chồng chéo, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả, nhất là trong tình hình hiện nay thực hiện chủ trương của Đảng về tinh giảm biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả.
- Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng CQĐT, VKS, TA còn chưa chặt chẽ trong quá trình xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH. Ngoài ra, cơ chế phối hợp giữa hoạt động tố tụng hình sự với một số hoạt
động bổ trợ tư pháp như: hoạt động bào chữa, giám định, phiên dịch còn nhiều bất cập, nhiều vụ án còn ch đợi vào kết quả giám định, định giá tài sản. Từ đó, làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của công tác xét xử và việc giải quyết khách quan, toàn diện, kịp th i đối với các VAHS.
- Số lượng biên chế, Thẩm phán của TAND các cấp chưa bảo đảm đáp ứng yêu cầu theo cơ cấu tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ, thẩm quyền của các TA theo Luật Tổ chức TAND năm 2014 và các đạo luật về tố tụng tư pháp. Hàng năm, số lượng các loại vụ, việc thuộc thẩm quyền của TA đều tăng. Tính từ năm 2012 đến năm 2018, số lượng các vụ án TA các cấp phải giải quyết tăng hơn 40%. Tuy nhiên, mặc dù thẩm quyền được mở rộng và số lượng các loại vụ việc tăng, nhưng các TA không được tăng biên chế [108].
Nguyên nhân chủ quan:
- Nhận thức và triển khai thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng về đổi mới tổ chức và hoạt động của TA nhân dân của một số cấp úy, ngư i đứng đầu TA còn chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ và chưa thực sự quan tâm, đầu tư thích đáng cho cơng tác xây dựng Đảng; chất lượng cơng tác tư tưởng, tun truyền cịn hạn chế; phong cách, lề lối làm việc chưa được đổi mới [108, tr.20].
- Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong TA nhân dân các cấp chưa đáp ứng yêu cầu; đội ngũ cán bộ, cơng chức nịng cốt kế cận có trình độ chuyên môn cao và đội ngũ chuyên gia đầu ngành đủ sức giải quyết những vấn đề pháp lý đặt ra trong điều kiện hội nhập quốc tế còn hạn chế; còn thiếu nhiều các chức danh tư pháp, nhất là Thẩm phán ở các TAND cấp huyện.
- Năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm của một số Thẩm phán chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến chất lượng xét xử các tội XPSH còn nhiều hạn chế. Một số Thẩm phán, Hội thẩm cịn hạn chế nhất định chun mơn, nghiệp vụ như: Về chứng cứ và chứng minh trong VAHS; chưa nắm chắc các quy định của BLTTHS về khái niệm chứng cứ, các thuộc tính chứng cứ, nguồn chứng cứ, nghĩa vụ chứng minh, các vấn đề phải chứng minh, trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS.
- Kỹ năng nghiệp vụ, kinh nghiệm xét xử của một số Thẩm phán còn hạn chế khi áp dụng các quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS. Vẫn cịn tình trạng khi quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung chưa nghiên cứu kỹ nội dung, hồ sơ vụ án nên việc trả chưa đúng các quy định của BLTTHS và các văn bản hướng dẫn thi hành. Công tác tổ chức rút kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ trong xét xử các tội XPSH chưa được các TA tiến hành thư ng xuyên, nhất là đối với các vụ án bị cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm hủy, sửa.
- Chính sách đối với cán bộ, Thẩm phán TAND tuy đã được quan tâm nhưng so với yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay thì cịn nhiều bất cập, chưa tính tốn đầy đủ tới đặc thù của hoạt động TA. Việc bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị làm việc cho cán bộ TA cịn nhiều khó khăn, trở ngại; chưa đáp ứng yêu cầu của th i kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay.
Kết luận chƣơng 3
Trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH, TA là chủ thể thực hiện nhiều hoạt động tố tụng khác nhau, và chứng cứ là cơ sở để thực hiện các hoạt động tố tụng đó. Về thực chất hoạt động này được mở ra và kết thúc từ vấn đề chứng cứ, xuất phát từ chứng cứ và quy định của pháp luật.
Tác giả đã nghiên cứu quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu với góc tiếp cận qua các giai đoạn thi hành BLHS, BLTTHS, gắn với trình tự tố tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Qua nghiên cứu, quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH từng bước được hình thành, phát triển và hồn thiện.
Nghiên cứu thực tiễn thi hành quy định của pháp luật về về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH ở Việt Nam có thể nhận thấy đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần tăng cư ng hiệu quả cơng tác đấu tranh, phịng chống các loại tội phạm. Kết quả đó được thể hiện trên các mặt sau:
- Tòa án đã kịp th i nghiên cứu hồ sơ vụ án, kiểm tra, đánh giá chứng cứ để đưa các vụ án về các tội XPSH ra xét xử đúng th i hạn luật định.
Xác định đầy đủ những vấn đề cần phải chứng minh, nghĩa vụ chứng minh -
trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH.
Hoạt động thu thập chứng cứ đã tuân thủ đúng theo quy định của BLHS, BLTTHS trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH.
Tòa án thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ khách quan, đầy đủ và chính xác.
- -
- Tịa án tạo điều kiện thuận lợi để Kiểm sát viên, Luật sư, những ngư i tham gia tố tụng cung cấp tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa.
- Bản án, quyết định của Tòa án được ban hành trên cơ sở các tình tiết, chứng cứ, lập luận đã được kiểm tra, đánh giá, kết luận toàn diện, đầy đủ.
Bên cạnh đó, thực tiễn thi hành quy định của pháp luật về về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH ở Việt Nam vẫn bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót. Qua nghiên cứu chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH, những hạn chế, thiếu sót được thể hiện như sau:
- - - - -
Hạn chế, thiết sót về thuộc tính khách quan của chứng cứ. Hạn chế, thiết sót về thuộc tính liên quan của chứng cứ. Hạn chế, thiết sót về thuộc tính hợp pháp của chứng cứ.
Hạn chế, thiết sót trong hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ. Hạn chế, thiết sót liên quan đến vật chứng của vụ án.
Những hạn chế, thiếu sót nêu trên xuất phát từ nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Đây sẽ là cơ sở để tác giả đề ra những giải pháp trong th i gian tới nhằm nâng cao việc thi hành quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH ở Việt Nam hiện nay.
Chƣơng 4