12/1975 Nhà máy cao su Đà Nẵng ra đời, tiền thân từ một xưởng đắp vỏ xe ô tô của quân đội chính quyền Sài Gòn trước 30/04/1975.
26/05/1993 chuyển thành Công ty Cao su Đà Nẵng, theo Quyết Định số 320/QĐ/TCNSĐT ngày 26/05/1993 của Bộ Công Nghiệp nặng.
Ngày 10/10/2005, theo Quyết Định số 3241/QĐ –BCN của Bộ Công nghiệp, Công ty Cao su Đà Nẵng được chuyển thành Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng.
01/01/2006 Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ là 49.000.000.000 đồng.
Công ty bắt đầu niêm yết với mã chứng khoán DRC ngày 29/12/2006 trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh, vốn điều lệ 92.475.000.000 đồng.
05/08/2008 Phát hành cổ phiếu thường cho cổ đông và niêm yết bổ sung vốn điều lệ lên: 153.846.240.000 đồng.
06/2011 Phát hành cổ phiếu chi trả cổ tức, nâng vốn điều lệ lên 461.538.650.000 đồng, Nhận Huân chương độc lập Hạng 3.
06/2012 Phát hành cổ phiếu thường và cổ phiếu chi trả cổ tức, nâng vốn điều lệ lên 692.289.450.000 đồng.
Năm 2013 tăng vốn điều lệ lên 830.738.490.000 đồng. Đưa vào khai thác nhà máy lốp Radial toàn thép đầu tiên tại Việt Nam, giai đoạn 1 công suất 300.000 lốp/năm.
2014 Công ty được Chính phủ tặng cờ Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua, đạt Cúp Thương hiệu quốc gia, Giải thưởng sao vàng đất Việt.
2.1.2 Vị thế của công ty.
- Quy mô và thị phần: trong 3 doanh nghiệp săm lốp niêm yết thì Cao su Đà Nẵng hiện nay đứng đầu về tổng tài sản và đứng thứ 2 về tổng doanh thu.
- Xét trong thị trường nội địa, theo thống kê không chính thức thì DRC chiếm 25% thị phần tất cả các dòng sản phẩm săm lốp và nằm trong top 3 các doanh nghiệp chiếm thị phần cao nhất đối với dòng lốp ô tô tải (chiếm khoảng 13% thị phần).
- Về công suất sản xuất lốp ô tô: hiện nay trong 3 doanh nghiệp săm, lốp niêm yết, DRC đứng thứ 2, đạt khoảng 780.000 lốp/năm dự kiến sẽ nâng lên 1.380.000 lốp/năm từ đóng góp của nhà máy Radial.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và tổ chức bộ máy của công ty.
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý.
Chú thích: Quan hệ trực tuyến