Về nguồn vốn

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần cao su đà nẵng (Trang 36 - 38)

Tổng nguồn vốn của công ty thay đổi với số tiền và tỷ lệ tương ứng với tài sản, tức là quy mô tổng nguồn vốn của năm 2014 giảm nhẹ 1,58% so với năm 2013 và năm 2015 tăng nhẹ 0,17% so với năm 2014.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2013 – 2015.

a. Nợ phải trả.

Năm 2014, nợ phải trả giảm 206.371 triệu đồng tương ứng 11,41% so với năm 2013, nguyên nhân do nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều giảm nhanh. Cụ thể, nợ ngắn hạn giảm 140.699 triệu đồng tức 15,07% và nợ dài hạn giảm 65.672 triệu đồng tức 7,51%. Vì trong năm 2013 nền kinh tế phải đối mặt với hàng loạt những thách thức như: tốc độ tăng trưởng thấp, niềm tin suy giảm và vốn đầu tư của xã hội giảm sút, để đảm bảo nguồn vốn cho các dự án đang được đầu tư công ty phải linh động trong việc cho đi vay, làm các khoản nợ trong giai đoạn này tăng nhanh. Tuy nhiên, ngoài mặt tích cực là cung ứng vốn kịp thời cho các hoạt động đang diễn ra thì việc gia tăng nợ vay lại gây ra mặt tiêu cực vì nó gây áp lực vừa trả nợ vừa trả lãi, nêncông ty cần có biện pháp giới

đã thắt chặt nhằm tiết kiệm về chi phí đi vay và số tiền vay. Đồng thời 2 dự án xây dựng nhà máy lốp Radial và di dời nhà máy vào khu công nghiệp Liên Chiểu đã hoàn thành trong năm này, công ty tạm dừng đầu tư nên giảm được số tiền vay, tuy nhiên số tiền nợ vay dài hạn vẫn ở mức cao trong tổng nguồn vốn nên công ty cần tiếp tục giảm con số này.

Sang năm 2015, nợ phải trả vẫn giảm 131.600 triệu đồng giảm 8,22% so với năm 2014,tuy nợ ngắn hạn có tăng lên nhưng không đáng kể so với sự sụt giảm của nợ dài hạn. Trong đó nợ ngắn hạn tăng 83.819 triệu đồng tăng 10,57% bên cạnh đó nợ dài hạn giảm mạnh 215.479 triệu đồng tức 26,65% . Vì trong năm 2013 nền kinh tế phải đối mặt với hàng loạt những thách thức như: tốc độ tăng trưởng thấp, niềm tin suy giảm và vốn đầu tư của xã hội giảm sút, để đảm bảo nguồn vốn cho các dự án đang được đầu tư công ty phải linh động trong việc cho đi vay, làm các khoản nợ ngắn hạn trong giai đoạn này tăng lên.

Về vốn chủ sở hữu.

Đối với nguồn vốn chủ sở hữu là xu hướng tăng đều trong 2 năm với tỷ lệ tăng 11,31% tức 156.037 triệu đồng năm 2014 đạt giá trị 1.1.535.785 triệu đồng và tăng 8,93% tức 137.149 triệu đồng đạt giá trị 1.672.934 triệu đồng năm 2015. Năm 2014, là năm hoàn thiện 2 hoạt động chính là di dời xí nghiệp săm lốp ô tô vào khu công nghiệp Liên Chiểu với tổng chi phí đầu tư đã thực hiện là 393 tỷ đồng và giai đoạn 1 của dự án nhà máy lốp xe tải Radial công suất 300.000 lốp/năm với tổng chi phí đầu tư là 1.859 tỷ đồng cũng đã làm cho vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên, công ty áp dụng hình thức bổ sung cho năm này bằng LNST chưa phân phối 118.501 triệu đồng.

Qua tình hình cấu trúc tài chính, ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tuy đang ở mức cao và tăng đều qua các năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cơ bản đầu tư TSDH, tỷ trọng TSDH trong tổng tài sản luôn cao hơn tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn. Muốn có đủ nguồn lực để tổ chức SXKD và thực hiện đầu tư mở rộng công ty phải trích một phần nợ phải trả để đầu tư TSDH, việc này mang lại tính khả quan không cao vì công ty phải mang

gánh nặng vừa trả nợ vừa trả lãi, trong khi các dự án của công ty chỉ mới trong thời gian hoàn thành.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần cao su đà nẵng (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w