Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần cao su đà nẵng (Trang 55 - 58)

- Do tính chất sản phẩm của công ty, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm nên biến động giá nguyên vật liệu trên thị trường ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của công ty.

- Nợ phải trả của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nguồn vốn chủ sở hữu trong cơ cấu nguồn vốn chứng tỏ công ty đang hoạt động phụ thuộc rất nhiều vào các khoản nợ và nguồn vốn chủ sở hữu chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư TSDH của công ty.

- Sự tăng lên về sản lượng tiêu thụ của sản phẩm lốp Radial đã làm doanh thu của lốp ô tô Bias (đặc biệt là lốp xe tải) không có sự tăng trưởng mạnh.

- Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của công ty qua các năm nên công ty cần giảm bớt tỷ lệ này.

- Chi phí bán hàng để quảng cáo cho các sản phẩm mới và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà phân phối trong điều kiện cạnh tranh đang tăng lên làm tác động không nhỏ đến tình hình lợi nhuận của công ty.

- Cuối năm 2014, chi phí khấu hao và chi phí lãi vay vẫn ở mức cao do dự án nhà máy lốp Radial và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty.

- Công ty phải hạ giá thành để cạnh tranh với lốp giá rẻ của Trung Quốc. - Sản phẩm xuất khẩu của công ty đang bị giới hạn vì các kiểm định chất lượng đầu ra khi đưa sang các nước tiên tiến.

Nguyên nhân.

Nguyên nhân khách quan.

- Tình hình thế giới còn diễn biến phức tạp, khó lường; kinh tế nước ta đang trên đà hội nhập sâu rộng và cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt hơn nhất là lốp giá rẻ hơn của Trung Quốc.

- Giá cao su thiên nhiên tiếp tục giảm và giá cao su tổng hợp diễn biến bám sát đà giảm giá của dầu mỏ buộc công ty phải hạ giá bán sản phẩm.

- Do ảnh hưởng của tình hình Biển Đông nên những vật tư đang nhập khẩu từ Trung Quốc nay phải chuyển sang mua trong nước làm cho chất lượng và nguồn cung không ổn định, hoặc buộc phải nhập khẩu từ các nước tiên tiến nên giá mua cao làm tăng chi phí đầu vào.

- Việt Nam chưa có hàng rào kỹ thuật đối với lốp ô tô nhập khẩu; công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại chưa thực sự hiệu quả đã tạo sự cạnh tranh không bình đẳng giữa lốp ô tô sản xuất trong nước và lốp nhập khẩu, đặc biệt là lốp nhập khẩu từ Trung Quốc.

- Để xuất khẩu ra thị trường châu Âu ngoài việc phải đạt được tiêu chuẩn EMARK còn phải tuân thủ quy định REACH của EU đối với hóa chất và các sản phẩm hóa chất tuy nhiên đến nay các sản phẩm của công ty vẫn chưa đạt được

Nguyên nhân chủ quan.

- Sự phối hợp giữa các phòng, ban chức năng với các xí nghiệp sản xuất trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác quản lý chất lượng sản phẩm vẫn còn chậm, khả năng làm việc theo nhóm để xử lý nhanh và dứt điểm các sự cố về chất lượng sản phẩm vẫn còn hạn chế.

- Lốp ô tô Radial chỉ đạt hiệu quả kinh tế khi chạy trên đường có chất lượng tốt và với quãng đường dài, do đó vẫn có một số dòng sản phẩm đặc thù mà lốp Radial không thể thay thế được như lốp Bias.

- Đội ngũ cán bộ thị trường còn nhiều thiếu sót, cần được xây dựng và kiện toàn hơn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty trong giai đoạn mới, đặc biệt là đội ngũ làm công tác xuất khẩu và đội ngũ nghiên cứu thị trường.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG.

3.1 Định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới.

3.1.1 Những thuận lợi và khó khăn của công ty.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần cao su đà nẵng (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w