Nhóm giải pháp hoàn thiện

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần cao su đà nẵng (Trang 69)

Công tác kế toán ngoài việc kiểm soát gắt gao tình hình thực hiện doanh thu và chi phí chỉ là một khía cạnh, song song đó phải là việc phản ánh kịp thời, cụ thể và chính xác cho các bên liên quan cũng là một công tác cực kỳ quan trọng. Công ty nên nâng cấp hệ thống hạch toán kế toán trong điều kiện Thông tư 200/2014/TT – BTC về chế độ kế toán ra đời, sao cho phù hợp nhằm phản ánh một cách chi tiết nhất sự biến động của các khoản doanh thu và chi phí để cung cấp dữ liệu cho nhà quản trị thực hiện việc phân tích sự biến động của lợi nhuận một cách chính xác nhất, nhằm điều chỉnh các kế hoạch hiện tại và hoạch định các chiến lược cho tương lai một cách khách quan nhất cho ra kết quả lợi nhuận đạt được sẽ không biến động nhiều so với kế hoạch đã đề ra. Đồng thời phải phối hợp linh hoạt với phòng bán hàng trong việc xây dựng nhiều giải pháp để tăng cường công tác tiêu thụ, giảm hàng tồn kho, quản lý tốt tiền hàng, công nợ của khách hàng, chủ động không để ứ đọng trên tài khoản, đẩy nhanh tốc độ vay vòng vốn.

3.2.5.2 Hoàn thiện công tác bán hàng.

- Đào tạo cho nhân viên kinh doanh kỹ năng giao tiếp với khách hàng thật tốt, nhất là đối với khách hàng nước ngoài để tạo được uy tín, niềm tin đối với các đối tác. Trong đó, chú trọng nâng cao kỹ năng ngoại ngữ của nhân viên trong điều kiện công ty tiến hành mở rộng thị trường ở nhiều khu vực và châu lục khác nhau.

- Thực hiện chính sách bán hàng mở rộng đối với các khách hàng tổ chức lâu năm như: xi măng Bỉm Sơn, Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam, ô tô Trường Hải, Huyndai Vinashin, Becamex Bình Dương… Cụ thể: tổ chức chương trình tri ân khách hàng, tăng thời hạn thanh toán,

- Học hỏi các hình thức giao dịch cũng như thanh toán thành công từ các công ty thương mại hàng đầu thế giới.

- Thực hiện theo đúng thỏa thuận giữa khách hàng và công ty đã ký kết trong hợp đồng, luôn quan quan tâm đến những yêu cầu đặt ra của khách hàng nhất là khách hàng tổ chức. Giao hàng theo đúng thời gian quy định và đảm bảo uy tín về chất lượng, mẫu mã đã thỏa thuận.

- Đối với dịch vụ sau khi bán đối với khách hàng: công ty cần đẩy mạnh xây dựng những trạm bảo hành tại các nhà phân phối, nhân viên ở đây phải được đào tạo về chuyên môn và thao tác xử lý một cách chuyên nghiệp.

- Đặc biệt chú trọng công tác quản lý tiền hàng trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, phấn đấu không để phát sinh nợ khó đòi, không để xảy ra tình trạng thất thoát tiền hàng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.

3.2.6 Một số giải pháp khác.

- Mở rộng sản xuất bằng cách trực tiếp sản xuất nguyên vật liệu: hiện tại với năng lực sản xuất của mình thì công ty chỉ có thể sản xuất các sản phẩm săm lốp cao su. Tuy nhiên, để tăng cường quy mô cũng như hiệu quả sản xuất công ty có thể tìm kiếm các đối tác có nguồn nguyên liệu và sản xuất cao su nguyên liệu để liên kết hoặc mua cổ phần của đối tác nhằm đảm bảo ổn định nguồn cung về số lượng cũng như chất lượng. Để làm được điều đó, công ty cần có nguồn vốn lớn và ổn định trong dài hạn như: nâng cao số lượng và chất lượng của chứng khoán, phát hành trái phiếu công ty, bổ sung lợi nhuận vào vốn,…

- Đào tạo và đào tạo lại lực lực lượng lao động cho phù hợp với trình độ công nghệ hiện đại: cùng với việc đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại, công ty nên hoàn thiện trình độ công nghệ cho đội ngũ công nhân kỹ thuật, cán bộ phù hợp với tính hiện đại của máy móc. Công ty nên tuyển dụng lao động trực tiếp từ các trường đào tạo nghề hoặc tiến hành đào tạo trực tiếp để nâng cao tay nghề và tiếp thu những công nghệ mới nhất của ngành để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

- Mở rộng thêm hệ thống nhà máy sản xuất: hiện tại, công ty chỉ thực hiện sản xuất duy nhất ở nhà máy Cao su Đà Nẵng và tiến hành phân phối đi nhiều nơi. Tuy nhiên, điều này không có lợi cho công ty trong nhiều khía cạnh như: tận dụng được nguồn nguyên vật liệu tại chỗ, giảm chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm, cung ứng sản phẩm kịp thời cho đại lý… Nên giải pháp đưa ra là trong thời gian tới, công ty nên mở rộng số lượng nhà máy sản xuất ở những nơi có sản lượng cao su tự nhiên lớn của cả nước như: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Thuận cung cấp cho thị trường phía Nam; Daklak, Gia Lai cho thị trường miền Trung và Tây Nguyên; Phú Thọ, Lai Châu cho thị trường miền

nguyên vật liệu đến nhà máy sản xuất, tận dụng nguồn nhân lực các khu vực lân cận cũng như các tỉnh thành này và cung ứng kịp thời cho nhu cầu của thị trường tránh hiện tượng nơi thừa quá nhiều và nơi thì thiếu thốn.

Tóm lại, một số biện pháp cơ bản trên đây được đưa ra dựa vào việc phân tích thực trạng cụ thể tại Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng trong thời gian 3 năm gần đây 2013 – 2015. Em mong rằng, với những ý kiến đóng góp nhỏ bé của mình sẽ góp phần giúp công ty xem xét lại những vấn đề của mình và làm cho công ty ngày càng lớn mạnh hơn trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay kể cả trên thị trường trong nước và quốc tế.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu của sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Nhất là trong xu thế cạnh tranh như hiện nay thì lợi nhuận là một điều kiện quan trọng của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp khẳng định được giá trị, tạo dựng niềm tin với đối tác và là động lực để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.

Xác định được tầm quan trọng này, công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng đã không ngừng sử dụng các biện pháp mở rộng sản xuất kinh doanh, quản lý nguồn lực và tận dụng được cơ hội của thị trường nhằm tạo ra được lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, lợi nhuận của công ty đang đứng trước nguy cơ không ổn định do phải vừa đầu tư các dự án mới, vừa tiến hành sản xuất kinh doanh. Vì vậy, công ty cần phải có những biện pháp khắc phục sự biến động của các loại chi phí này trong thời gian tới.

Được sự tận tình giúp đỡ của cô giáo Nguyễn Thị Tiến và các thầy cô giáo trong tổ bộ môn tài chính trường Đại học Duy Tân, cùng Ban lãnh đạo công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng và nhất là bộ phận kế toán tài chính, em đã hoàn thành bài Luận văn tốt nghiệp của mình với đề tài “Các giải pháp nâng cao lợi nhuận

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Quản trị tài chính 1 – Th.s Nguyễn Thị Hạnh, khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Duy Tân.

2. Sách Quản trị tài chính 2 – Th.s Hồ Tấn Tuyến, PGS.TS Lê Đức Toàn khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Duy Tân.

3. Sách Tài chính đầu tư – TS. Đoàn Tranh, khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Duy Tân.

4. TS. Bùi Hữu Phước – TS. Lê Thị Lanh – TS. Lại Tiến Đĩnh – TS. Phan Thị Nhi Hiếu, (2007), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản lao động xã hội, TP. Hồ Chí Minh.

5. TS. Nguyễn Minh Kiều, (2007), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê, TP. Hồ Chí Minh.

6. Trang web:

- Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng http://drc.com.vn/ - http://www.cophieu68.vn/snapshot.php?id=drc - http://finance.vietstock.vn/DRC/tai-chinh.htm

- http://s.cafef.vn/hose/DRC-cong-ty-co-phan-cao-su-da-nang.chn 7. Khóa luận tốt nghiệp các năm trước:

- Dương Thị Thu Hằng, (2012), Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp II Đà Nẵng, Đại học Duy Tân.

- Huỳnh Thị Thanh Thủy, (2011), Phân tích tình hình lợi nhuận và giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty cổ phần Sông Đà 505, Đại học Duy Tân.

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần cao su đà nẵng (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w