Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 395 (Trang 79 - 83)

Thứ nhất, cần cải thiện, đổi mới cơ chế cho vay đối với KHDN nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Cụ thể, Ngân hàng cần cải thiện trên các phương diện sau:

- Đối với thủ tục cho vay: Để tạo điều kiện, khuyến khích khách hàng tiếp tục sử dụng các sản phẩm tín dụng của Ngân hàng cần phải đơn giản hoá các thủ tục hồ sơ vay vốn, giúp khách hàng rút ngắn thời gian chờ đợi để được giải ngân trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo thực hiện đúng và đủ theo nguyên tắc cho vay. Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp hiện nay đều được áp dụng chung một quy trình cho vay đã gây không ít khó khăn cho các khách hàng là các DNNVV, do các thủ tục tương đối nhiều và phức tạp. Vì vậy, Ngân hàng cần áp dụng quy trình cho vay khác nhau với các doanh nghiệp có quy mô khác nhau, tạo điều kiện để khách hàng có thể vay vốn một cách thuận tiện nhất.

- Đối với kỳ hạn cho vay: Cần điều chỉnh thời hạn cho vay thích ứng với điều kiện của từng loại hình doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để xác định kỳ hạn cho vay, Ngân hàng không chỉ dựa vào tổng tài sản, kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mà còn cần dựa vào khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường để đưa ra kỳ hạn cho vay thích hợp.

- Đối với lãi suất cho vay: Có một mức lãi suất cạnh tranh sẽ là một lợi thế lớn nhằm thu hút khách hàng sử dụng sảm phẩm của Ngân hàng. Vì vậy, BIDV cũng cần xem xét lại về mức lãi suất cho vay, đảm bảo cân bằng giữa hai yếu tố tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng mà vẫn phù hợp với khả năng tài chính của các doanh nghiệp hiện nay.

Thứ hai, BIDV cũng cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng đội ngũ cán bộ, vì đây cũng chính là bộ mặt của Ngân hàng. Cụ thể, BIDV cần thắt chặt khâu tuyển chọn cán bộ để đảm bảo có được nguồn nhân sự chất lượng cao. Đồng thời, thường xuyên mở các lớp học nhằm đào tạo, nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kịp thời cho các cán bộ kiến thức về lĩnh vực thương mại điện tử, ngân hàng điện tử để các cán bộ bắt kịp xu hướng phát triển của các Ngân hàng hiện nay. Bên cạnh đó, cần khuyến khích các cán bộ nỗ lực hơn nữa bằng việc định kỳ tổ chức thi cán bộ giỏi và có những hình thức khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần để tăng tính thi đua, tạo động lực cho các cán bộ không ngừng cố gắng, nâng cao chất lượng, hiệu suất công việc.

Thứ ba, BIDV có thể tạo điều kiện giúp các cán bộ tín dụng tiến hành việc thẩm định khách hàng một cách dễ dàng hơn, hạn chế các rủi ro có thể gặp phải bằng cách thiết lập hệ thống thông tin, cập nhật một cách đầy đủ và thường xuyên các thông tin như lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, hay tài sản mà doanh nghiệp dùng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay vốn của Ngân hàng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 của khoá luận đã tập trung vào việc trình bày ba nội dung chính như sau:

Thứ nhất, khoá luận đề ra những định hướng nhằm phát triển hoạt động tín dụng doanh nghiệp của BIDV - Chi nhánh Thăng Long trong thời gian tới.

Thứ hai, dựa trên thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp hiện nay cùng những phương hướng phát triển của BIDV Thăng Long, khoá luận đã đưa ra một số các giải pháp thích hợp nhằm giúp Chi nhánh nâng cao hiệu quả, chất lượng tín dụng doanh nghiệp để đạt được những mục tiêu mà Chi nhánh đã đề ra trước đó.

Cuối cùng, khoá luận trình bày một số kiến nghị đối với cơ quan, Bộ, ngành có liên quan nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện giúp Chi nhánh trong việc nâng cao chất lượng công tác tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng doanh nghiệp nói riêng.

KẾT LUẬN

Hiện nay, hoạt động của của các NHTM trên thị trường đang có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Điều này đòi hỏi mỗi Ngân hàng phải không ngừng nỗ lực trong việc hoàn thiện, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động để khẳng định vị thế, tạo dựng uy tín, thu hút khách hàng. Và một trong số những hoạt động chính mà Ngân hàng cần tập trung phát triển, đẩy mạnh không thể không nhắc đến là công tác tín dụng, đặc biệt là tín dụng doanh nghiệp, vì đây là hoạt động chính đem lại nguồn thu nhập cũng như quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Không chỉ đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho Ngân hàng, hoạt động tín dụng còn có những đóng góp không nhỏ vào quá trình phát triển, bình ổn của nền kinh tế thị trường.

Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động tiềm ẩn vô số những rủi ro, đe doạ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Cụ thể, đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long dù đạt được những kết quả khả quan trong công tác tín dụng doanh nghiệp thời gian qua, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những mặt hạn chế, những vấn đề tồn tại cần được khắc phục, giải quyết. Vì lẽ đó, khoá luận này tập trung nghiên cứu thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp, hạn chế rủi ro trong hoạt động của BIDV - Chi nhánh Thăng Long.

Mong rằng với đề tài này, khoá luận có thể góp một phần nào đó vào việc định hướng thúc đẩy, phát triển chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại BIDV - Chi nhánh Thăng Long.

Trong quá trình nghiên cứu, dù rất cố gắng nhưng khoá luận cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót do những hạn chế về mặt trình độ, kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tiễn. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, xây dựng từ các Quý thầy, cô để khoá luận này có thể hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. BIDV THĂNG LONG (2016), Báo cáo tài chính, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, Báo cáo tín dụng, Báo cáo phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, Hà Nội.

2. BIDV THĂNG LONG (2017), Báo cáo tài chính, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, Báo cáo tín dụng, Báo cáo phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, Hà Nội.

3. BIDV THĂNG LONG (2018), Báo cáo tài chính, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, Báo cáo tín dụng, Báo cáo phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, Hà Nội.

4. BIDV THĂNG LONG (2018), Báo cáo định hướng triển khai kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2018 - 2020, Hà Nội.

5. BIDV (2015), Quy trình tín dụng doanh nghiệp, Quy định chức năng nhiệm vụ phòng tổ, Hà Nội.

6. BIDV (2015), Quy định số 4633/BIDV-QLTD ngày 30/06/2015 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng tổ chức, Hà Nội.

7. BIDV (2016), Quyết định số 3296/QĐ-BIDV ngày 15/12/2016 của HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về Ban hành chính sách cấp tín dụng, Hà Nội.

8. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến, TS. Nguyễn Thị Lan (Đồng chủ biên) (2014),

Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, Nxb Thống Kê, Hà Nội.

9. Học viện Ngân hàng (2016), Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

10. TS. Nguyễn Minh Kiều (2011), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nxb Tài chính, Hà Nội.

11. Nguyễn Duy Hoàng (2014), ‘Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ’, luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội. 12. Đoàn Hùng Quân (2018), ‘Hiệu quả cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long’, luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

13. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

14. BIDV: Tiếp tục khẳng định vị thế ngân hàng chủ lực (2019), truy cập ngày 15 tháng 03 năm 2019, từ < https://baonghean.vn/bidv-tiep-tuc-khang-dinh-vi-

the-ngan-hang-chu-luc-234622.html>.

15. BIDV- 60 năm phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đất nước (2017),

truy cập ngày 15 tháng 03 năm 2019, từ

<

http://nhandan.com.vn/kinhte/item/32604702-bidv-60-nam-phuc-vu-su-

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 395 (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w