TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long
Hoạt động tín dụng doanh nghiệp của BIDV Thăng Long trong giai đoạn 2016 - 2018 dù đạt được những kết quả tích cực song vẫn phải tiếp tục đối mặt với những thách thức, khó khăn về môi trường kinh doanh, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên thị trường, hay những thách thức trong chính nội bộ Chi nhánh trong thời gian tới. Cụ thể, một số vấn đề cần chú ý như việc dư nợ tiềm ẩn rủi ro lớn, dư nợ ngoại bảng cao dẫn đến áp lực trích dự phòng rủi ro và chi phí FTP,... Nhận thức rõ được những khó khăn đó cùng với việc tuân thủ theo mục tiêu, nhiệm vụ của HSC, Chi nhánh Thăng Long đã đưa ra một số định hướng nhằm phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp trong giai đoạn tiếp theo như sau:
- Gia tăng tối đa quy mô bằng cách đẩy mạnh dư nợ tín dụng mà vẫn phải đảm bảo hiệu quả tín dụng. Đồng thời, rà soát tình hình sử dụng hạn mức tín dụng của khách hàng để đảm bảo khách hàng sử dụng tối đa hạn mức tín dụng được cấp.
- Tập trung nguồn lực để phát triển nhóm khách hàng mang lại thu dịch vụ ròng lớn, có hạn mức tín dụng lớn nhưng sử dụng hạn mức vay thấp và sử dụng hạn mức bảo lãnh cao, mang lại nguồn thu lớn cho Chi nhánh.
- Mở rộng, phát triển gắn liền với duy trì an toàn trong công tác tín dụng. Đẩy mạnh cho vay nhưng không đồng nghĩa với việc cho vay một cách tràn lan mà vẫn phải tuân thủ đúng quy định, sự kiểm soát của Chi nhánh.
- Xây dựng chính sách khách hàng, đánh giá tiềm năng và tổng hoà lợi ích thu được từ khách hàng để có kế hoạch, chính sách tăng cường hợp tác toàn diện, khai thác tối đa khách hàng sử dụng dịch vụ, huy động song song với việc phát triển tín dụng doanh nghiệp nói riêng và công tác tín dụng nói chung.
- Tiếp tục bám sát nhu cầu vay vốn của khách hàng, áp dụng các chính sách ưu đãi của HSC nhằm giữ chân khách hàng cũ đồng thời thu hút thêm khách hàng mới.
Đặc biệt đẩy mạnh việc tìm kiếm, tiếp cận những khách hàng có tình hình hoạt động tốt, cùng phương án kinh doanh hiệu quả, khả thi nhằm mang lại lợi ích cao cho Chi nhánh, đồng thời hạn chế cho vay với các doanh nghiệp có tình hình dư nợ xấu.
- Giảm thiểu các bước thủ tục hành chính còn rườm rà, đẩy mạnh phát triển khách hàng mới để đa dạng hoá nền khách hàng tín dụng doanh nghiệp, giảm sự phụ thuộc, tập trung dư nợ ở một số khách hàng lớn. Thay vào đó cần tăng tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, sản xuất kinh doanh, các DNNVV hay các ngành nghề có tiềm năng phát triển trong dài hạn như viễn thông, y tế, giáo dục,...
- Tăng trưởng tín dụng gắn liền với kiểm soát chất lượng tín dụng, không để gia tăng nợ xấu, nợ nhóm 2 cùng với đó là tập trung nguồn lực xử lý sớm những doanh nghiệp còn tiềm ẩn rủi ro.
- Theo dõi, kiểm soát chặt chẽ, sát sao công tác tín dụng. Đối với các trường hợp phát sinh nợ xấu, cần nhanh chóng đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp. Việc thu hồi nợ xấu đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ngân hàng với các cơ quan chính quyền như Toà án, thi hành án, công an nhằm nâng cao tối đa hiệu quả thu hồi, hạn chế thất thoát vốn của Ngân hàng.
- Đẩy mạnh công tác phát triển khách hàng tiềm năng mới nhằm cải thiện cơ cấu khách hàng, phấn đấu là Ngân hàng “Khởi nghiệp” của các doanh nghiệp khởi nghiệp trong những năm tới.