Ba ng 2.8: Dư nợ KHDN theo nhóm nợ giai đoạn 2016-2018
- N nhóm 2ợ
- N x uợ ấ
Năm 2018, nợ quá hạn BIDV Thăng Long đã tăng 48,6 tỷ đồng so với năm 2016 (từ 27,2 tỷ lên 75,8 tỷ đồng). Trong đó, cả nợ nhóm 2 và nợ xấu đều tăng trong giai đoạn này. Cụ thể, vào năm 2016, nợ quá hạn cuối kỳ của Chi nhánh là 27,2 tỷ đồng,
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 +/- 2017/2016 +/- 2018/2017 Trích dự phòng chung 29, 1 44.5 6 57 53% 29% Trích dự phòng cụ thể 17 5^ 2" 8 358^ -53% 337% Tổng trích dự phòng rủi ro 6 46, 52,7 93,4 13% 77%
Tổng dư nợ đối với
KHDN 3 4.39 6 4.36 4.919 -0,6% 13%
chiếm 0,62% tổng dư nợ, trong đó nợ xấu là 18,4 tỷ, chiếm 0,42% tổng dư nợ. Đến năm 2018, nợ quá hạn cuối kì tăng lên 75,8 tỷ đồng, chiếm 1,54% tổng dư nợ, trong đó nợ xấu là 59,1 tỷ đồng, chiếm 1,2% tổng dư nợ. Có thể thấy, trong khi tỷ lệ nợ xấu ở các năm trước vẫn duy trì ở mức an toàn, dưới 1%, thì đến năm 2018 tỷ lệ này đã tăng nhanh và vượt mức 1% khiến Chi nhánh không hoàn thành được mục tiêu đã đề ra trước đó. Điều này cho thấy những rủi ro liên quan đến các khoản vay khi khách hàng không trả nợ đúng hạn. Nguyên nhân chính là do một số khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực như xây dựng, thương mại,... có tình hình hoạt động kinh doanh không ổn định, liên tục gặp khó khăn về tài chính. Đây là những khách hàng thuộc nhóm nợ quá hạn từ năm trước nhưng đến năm sau Ngân hàng vẫn chưa thu hồi được nợ, dẫn tới bị chuyển nhóm nợ khiến nợ nhóm 5 năm 2018 tăng cao. Việc phát sinh các khoản nợ xấu từ năm trước nhưng vẫn tồn đọng đến năm sau, chưa có biện pháp xử lý hiệu quả đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại đây.
Một điểm cần chú ý nữa là vào năm 2017, dù dư nợ tín dụng doanh nghiệp giảm nhẹ so với năm 2016, nhưng tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn vẫn không ngừng tăng càng khẳng định rõ những hạn chế trong công tác kiểm soát nợ quá hạn của Chi nhánh. Ngoài ra, việc tỷ lệ nhóm 2 có xu hướng tăng qua mỗi năm cũng cho thấy những rủi ro hiện hữu trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới, Chi nhánh cần tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi các khoản cho vay. Đặc biệt là các khách hàng đang ở nợ nhóm 2, vì đây là nhóm nợ rất dễ có khả năng chuyển nhóm thành nợ xấu nếu Ngân hàng không kịp thời đề ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng cần tìm ra những biện pháp thích hợp nhằm nhanh chóng thu hồi những khoản nợ xấu, nợ khó đòi vẫn còn tồn đọng làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của Ngân hàng.