Công tác quản lývà quá trình thực hiện tín dụng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 395 (Trang 46)

BIDV Thăng Long áp dụng quy trình tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp theo quy trình số 4633/BIDV-QLTD ngày 30/06/2015 nhằm mục đích đảm bảo hoạt động tín dụng doanh nghiệp luôn tuân thủ chặt chẽ, nhất quán theo các quy định của Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Bên cạnh đó, việc xác định cụ thể trách nhiệm của từng bộ phận, phòng, ban trong hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp giúp xây dựng cơ chế giám sát hiệu quả, hạn chế tối đa rủi ro co thể xảy ra, góp phần vào quá trình nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh.

Tóm tắt quy trình tín dụng doanh nghiệp tại BIDV Thăng Long

Bước 1: Tiếp thị khách hàng, đề xuất giải ngân - Tiếp thị, tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng.

- Khảo sát hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng, thu thập nguồn thông tin để đánh giá, phân tích tín dụng, lập báo cáo đề xuất tín dụng.

Bước 2: Thẩm định rủi ro

- Phân tích, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp vay vốn, chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng.

- Xem xét độ khả thi trong phương án kinh doanh, dự án vay vốn, đồng thời đánh giá tình hình tài chính của khách hàng.

- Thẩm định tài sản đảm bảo cho khoản vay. - Xác định lãi suất cho vay.

- Lập tờ trình thẩm định, trong đó bao gồm ý kiến của cán bộ, lãnh đạo phòng về việc đề xuất có quyết định cho vay hay không, sau đó trình cấp thẩm quyền phê duyệt Báo cáo thẩm định rủi ro.

Bước 3: Phê duyệt cấp tín dụng

- Soạn văn bản phê duyệt cấp tín dụng.

- Đàm phán, thông báo cấp tín dụng với khách hàng. - Ký kết hợp đồng tín dụng.

Bước 4: Giải ngân

Cán bộ quan hệ khách hàng lập đề xuất giải ngân, bảng kê rút vốn, hợp đồng tín dụng cụ thể cho phòng quản trị, phòng Quản trị tín dụng thực hiện kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ vay vốn và phê duyệt giải ngân, phòng Giao dịch khách hàng thực hiện giải ngân cho khách hàng.

Bước 5:Theo dõi, bám sát, kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng.

Bước 6: Theo dõi thu nợ gốc, lãi phí và xử lý các phát sinh.

Bước 7: Thanh lý hợp đồng, giải chấp tài sản.

Bước 8: Lưu trữ hồ sơ.

Thời gian xét duyệt tín dụng tại BIDV Thăng Long

1. Cấp tín dụng ngắn hạn, bảo lãnh (theo món)

- Tổng thời gian (ngày làm việc) 8 ngày

- Bộ phận Quản lý khách hàng 3 ngày

- Phê duyệt đề xuất cấp tín dụng 1 ngày

- Bộ phận Quản lý rủi ro 1 ngày

- Trình Phó giám đốc Quản lý rủi ro/ Giám đốc 1 ngày

- Hội đồng tín dụng cơ sở 1 ngày

- Đề xuất phê duyệt giải ngân 1 ngày

2. Hạn mức tín dụng ngắn hạn

- Tổng thời gian (ngày làm việc) 11 ngày

- Bộ phận Quản lý khách hàng 5 ngày

- Phê duyệt đề xuất cấp tín dụng 1 ngày

- Bộ phận Quản lý rủi ro 2 ngày

- Trình Phó giám đốc Quản lý rủi ro/ Giám đốc 1 ngày

- Bộ phận Quản lý khách hàng 10 ngày

- Phê duyệt đề xuất cấp tín dụng 1 ngày

- Bộ phận Quản lý rủi ro 5 ngày

- Trình Phó giám đốc Quản lý rủi ro/ Giám đốc 1 ngày

- Hội đồng tín dụng cơ sở 2 ngày

Khoản tín dụng vượt thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh

1. Tín dụng ngắn hạn, bảo lãnh

- Tổng thời gian (ngày làm việc) 7 ngày

- Bộ phận Quản lý khách hàng 5 ngày

- Phê duyệt đề xuất cấp tín dụng 1 ngày

- Trình Phó giám đốc Quản lý rủi ro/ Giám đốc 1 ngày

2. Đầu tư dự án

- Tổng thời gian (ngày làm việc) 14 ngày

- Bộ phận Quản lý khách hàng 10 ngày

- Phê duyệt đề xuất cấp tín dụng 2 ngày

1 Dư nợ cuối kỳ - KHDN 4.393 4.366 4.919 -0,6% 13% - Tổng dư nợ 5.892 6.222 7.445 6% 2Õ% 2 Dư nợ bình quân - KHDN 4.313 4.290 4.419 -0,5% 3% - Tổng dư nợ 5.345 5.847 6.586 9% 13%

2.3 Kết quả chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long

BIDV - Chi nhánh Thăng Long luôn nằm trong nhóm những chi nhánh chủ lực của BIDV trên địa bàn Hà Nội. Trong đó, công tác tín dụng doanh nghiệp là một trong những hoạt động chính được Ban lãnh đạo của BIDV Thăng Long đặc biệt chú trọng. Nhận thức rõ được điều này, các cán bộ tín dụng của Chi nhánh đã không ngừng nỗ lực thực hiện mục tiêu, chủ trương mà Chi nhánh đề ra như: nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, gia tăng số lượng khách hàng doanh nghiệp cũng như quy mô dư nợ của Chi nhánh. Bên cạnh đó, dù mở rộng quy mô dư nợ nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện mục tiêu an toàn tín dụng, để nâng cao hiệu quả cho vay đối với nhóm khách hàng này. Cụ thể, thực trạng công tác tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Thăng Long như sau:

2.3.1 Kết quả dư nợ cho vay đối với KHDN

Ba ng 2.5: Dư nợ cho vay KHDN tại BIDV Thăng Long giai đoạn 2016 - 2018

trị Dư nợ KHDN 4.39 3 100% 4.36 6 100% 4.91 9 100% DNL 3.32 5 76% 2.51 8 58% 2.80 4 57% DNNVV 94 5- 21% 1.73 0 40% 2 1.98 40% DN FDI 2 5 1% T 0% 4^ 0% DN siêu nhỏ 9 8 2% ĨĨ4~ 3% 129^ 3%

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV Thăng Long giai đoạn 2016- 2018)

Hình 2.3: Dư nợ cho vay KHDN tại BIDV Thăng Long 2016 - 2018

_ Dư nợ cuối kỳ

_ Dư nợ bình quân

Trong giai đoạn 2016 - 2018, dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp của Chi nhánh có sự biến động qua từng năm khi mà dư nợ tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp giảm nhẹ xấp xỉ 0,5% vào năm 2017, sau đó lại tăng nhanh vào năm 2018.

Cụ thể, tính đến cuối năm 2018, dư nợ cuối kỳ KHDN đạt 4.919 tỷ đồng, tăng trưởng 13% (tăng 553 tỷ đồng) so với năm 2017, cao hơn mức tăng trưởng chung của chi nhánh là 6% (trong năm 2018 dư nợ KHDN lớn sụt giảm, tuy nhiên chi nhánh đã tích cực tìm kiếm và phát triển cho vay đối với KHDNNVV để bù đắp vào nền dư nợ của chi nhánh). Dư nợ bình quân KHDN đạt 4.419 tỷ đồng, tăng trưởng 3% so với năm 2017. Điều đó thể hiện BIDV Thăng Long đã thực hiện đúng hướng mục tiêu tập trung phát triển hoạt động cho vay đối với nhóm KHDN theo đúng chỉ đạo của hội sở chính BIDV và Ban lãnh đạo Chi nhánh.

Ba ng 2.6: Cơ cấu dư nợ cho vay KHDN giai đoạn 2016-2018

7 TNR tín dụng KHDN 74 3 89J^ 92,7 21 % 3% Dư nợ bình quân KHDN 4.31 3 4.29 0 4.419 -0,5% 3% NIM bình quân KHDN 1,78 % %2,09 2,14% %^ 18 2%

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV Thăng Long giai đoạn 2016-2018)

Từ năm 2016 đến 2018, tỷ trọng của nhóm KHDNNVV trong tổng dư nợ của KHDN luôn tăng dần qua mỗi năm, trong khi đó tỷ trọng của nhóm KHDNL lại có xu hướng giảm trong giai đoạn này. Năm 2016, dư nợ KHDNNVV chỉ chiếm 21% trong tổng dư nợ KHDN, trong khi dư nợ KHDNL chiếm 76% dư nợ KHDN thì đến năm 2018, khoảng cách này đã được thu hẹp khá nhiều khi dư nợ KHDNNVV chiếm đến 40% tổng dư nợ KHDN trong khi dư nợ KHDNL chiếm 57%. Kết quả này cho thấy những năm trước đây, nhóm KHDNL chiếm đa số và đem lại nguồn lợi chủ yếu cho hoạt động tín dụng doanh nghiệp của BIDV Thăng Long. Vì vậy, công tác tín dụng doanh nghiệp của BIDV Thăng Long phụ thuộc phần lớn vào nhóm khách hàng này. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, Chi nhánh liên tục đẩy mạnh, tập trung phát triển thêm vào nhóm KHDNVV. Đây là những khách hàng dù có dư nợ vay không quá cao, nhưng khả năng Ngân hàng thu hồi vốn lại tốt hơn do ít rủi ro hơn so với việc cho vay nhóm KHDNL.

2.3.2 Kết quả khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng doanh nghiệp

Bai ng 2.7: Khả năng sinh lời từ tín dụng KHDN giai đoạn 2016-2018

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ nợDư Tỷ lệ Tổng dư nợ 4.39 3 4.366 4.919 Nợ nhóm 1 4365, 8 99,38% 4328,5 99,14% 4843,2 98,46% Nợ nhóm 2 8, 8 0,20% 6 9, 0,22% 7 16, 0,34% Nợ nhóm 3 0 0% 5 2- 0,12% 13, 8 0,28% Nợ nhóm 4 6- 2 0,14% 79 0,18% 8 14, 0,30% Nợ nhóm 5 12, 2 0,28% 8 14, 0,34% 5 30, 0,62% Nợ xấu 18, 4 %0,42 9 27, 0,64% 59,1 1,2% Nợ quá hạn 27, 2 %0,62 5 37, 0,86% 8 75, 1,54%

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV Thăng Long giai đoạn 2016-2018)

Nhìn chung, thu nhập ròng tín dụng từ KHDN trong giai đoạn 3 năm trở lại đây đều có xu hướng tăng, đặc biệt vào năm 2017 với mức độ tăng trưởng là 21% so với năm 2016. Tốc độ tăng trưởng này có phần chậm lại khi chỉ tăng 3% vào năm 2018. Dù vậy, thu nhập ròng tín dụng là chỉ tiêu phản ánh mức sinh lời từ hoạt động cho vay của Ngân hàng, điều đó cho thấy những dấu hiệu tích cực trong những năm gần đây về hiệu quả tín dụng khách hàng doanh nghiệp của BIDV Thăng Long. Ket quả này có được là nhờ vào nỗ lực không ngừng của Chi nhánh trong quá trình tìm kiếm hay thực hiện những chính sách, chủ trương đổi mới, sáng tạo để cải thiện tình hình hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại đây.

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) tăng đều qua các năm, từ 1,78% vào năm 2016 lên 2,09% vào năm 2017, tăng 0,31%, tương đương với mức tăng trưởng 18%. Tốc độ tăng trưởng này cũng có dấu hiệu chững lại khi chỉ tăng thêm 0,05% vào năm 2018, tương đương với mức tăng trưởng 2%. Dau vậy, việc tỷ lệ này không ngừng tăng vẫn cho thấy được hiệu quả tốt trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp thời gian qua.

Trước đây, do Chi nhánh còn chưa thực sự chú trọng vào việc xác định quy mô doanh nghiệp ngay tại thời điểm cấp tín dụng, dẫn tới đã không thể tận dụng tốt những ưu đãi về lãi suất của Chính phủ và Ngân hàng nên chi phí mua vốn còn cao. Vì vậy, đến năm 2018, BIDV - Chi nhánh Thăng Long đã quyết định thực hiện rà soát lại toàn bộ khách hàng doanh nghiệp và thực hiện việc điều chỉnh lại quy mô doanh nghiệp trên hệ thống dữ liệu của Chi nhánh. Việc rà soát và điều chỉnh quy mô doanh nghiệp một cách kịp thời này đã giúp Chi nhánh giảm thiểu được chi phí mua vốn, đồng thời tăng mức sinh lời cho Chi nhánh.

2.3.3 Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu đối với KHDN

Ba ng 2.8: Dư nợ KHDN theo nhóm nợ giai đoạn 2016-2018

- N nhóm 2ợ

- N x uợ ấ

Năm 2018, nợ quá hạn BIDV Thăng Long đã tăng 48,6 tỷ đồng so với năm 2016 (từ 27,2 tỷ lên 75,8 tỷ đồng). Trong đó, cả nợ nhóm 2 và nợ xấu đều tăng trong giai đoạn này. Cụ thể, vào năm 2016, nợ quá hạn cuối kỳ của Chi nhánh là 27,2 tỷ đồng,

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 +/- 2017/2016 +/- 2018/2017 Trích dự phòng chung 29, 1 44.5 6 57 53% 29% Trích dự phòng cụ thể 17 5^ 2" 8 358^ -53% 337% Tổng trích dự phòng rủi ro 6 46, 52,7 93,4 13% 77%

Tổng dư nợ đối với

KHDN 3 4.39 6 4.36 4.919 -0,6% 13%

chiếm 0,62% tổng dư nợ, trong đó nợ xấu là 18,4 tỷ, chiếm 0,42% tổng dư nợ. Đến năm 2018, nợ quá hạn cuối kì tăng lên 75,8 tỷ đồng, chiếm 1,54% tổng dư nợ, trong đó nợ xấu là 59,1 tỷ đồng, chiếm 1,2% tổng dư nợ. Có thể thấy, trong khi tỷ lệ nợ xấu ở các năm trước vẫn duy trì ở mức an toàn, dưới 1%, thì đến năm 2018 tỷ lệ này đã tăng nhanh và vượt mức 1% khiến Chi nhánh không hoàn thành được mục tiêu đã đề ra trước đó. Điều này cho thấy những rủi ro liên quan đến các khoản vay khi khách hàng không trả nợ đúng hạn. Nguyên nhân chính là do một số khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực như xây dựng, thương mại,... có tình hình hoạt động kinh doanh không ổn định, liên tục gặp khó khăn về tài chính. Đây là những khách hàng thuộc nhóm nợ quá hạn từ năm trước nhưng đến năm sau Ngân hàng vẫn chưa thu hồi được nợ, dẫn tới bị chuyển nhóm nợ khiến nợ nhóm 5 năm 2018 tăng cao. Việc phát sinh các khoản nợ xấu từ năm trước nhưng vẫn tồn đọng đến năm sau, chưa có biện pháp xử lý hiệu quả đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại đây.

Một điểm cần chú ý nữa là vào năm 2017, dù dư nợ tín dụng doanh nghiệp giảm nhẹ so với năm 2016, nhưng tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn vẫn không ngừng tăng càng khẳng định rõ những hạn chế trong công tác kiểm soát nợ quá hạn của Chi nhánh. Ngoài ra, việc tỷ lệ nhóm 2 có xu hướng tăng qua mỗi năm cũng cho thấy những rủi ro hiện hữu trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới, Chi nhánh cần tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi các khoản cho vay. Đặc biệt là các khách hàng đang ở nợ nhóm 2, vì đây là nhóm nợ rất dễ có khả năng chuyển nhóm thành nợ xấu nếu Ngân hàng không kịp thời đề ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng cần tìm ra những biện pháp thích hợp nhằm nhanh chóng thu hồi những khoản nợ xấu, nợ khó đòi vẫn còn tồn đọng làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

2.3.4 Trích lập dự phòng rủi ro đối với KHDN

Ba ng 2.9: Trích lập dự phòng rủi ro đối với KHDN giai đoạn 2016 - 2018

phòng đối với KHDN của Chi nhánh có chiều hướng tăng. Cụ thể, năm 2017, tổng quỹ dự phòng rủi ro đạt 52,7 tỷ đồng, tăng 6,1 tỷ đồng so với năm 2016. Đến năm 2018 con số này tiếp tục tăng lên 93,4 tỷ đồng, tức tăng 40,7 tỷ đồng so với 2017. Ngoài ra, tỷ lệ dự phòng rủi ro đối với KHDN cũng liên tục tăng trong thời gian này khi năm 2017, tỷ lệ này là 1,21%, tăng 0,15% so với 2016, và đến 2018 lại tăng thêm 0,68%, tức đạt 1,89% vào 2018. Kết quả trên là hệ quả của việc Chi nhánh liên tục phát sinh những khoản nợ xấu, hay việc nợ nhóm 2 cũng liên tục tăng trong thời gian qua dẫn tới Chi nhánh phải tăng quỹ trích lập dự phòng để bù đắp cho những rủi ro mà các khoản nợ này gây ra. Cụ thể hơn vào năm 2018, việc phát sinh thêm hai món nợ xấu nhóm 5 từ Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu Việt Nam Xanh và Công ty Cổ phần Điện nhẹ Viễn thông là một trong những lý do chính làm quỹ trích lập dự phòng rủi ro của Chi nhánh tăng gần gấp đôi so với năm trước đó. Có thể thấy việc trích lập rủi ro liên tục tăng trong thời gian qua do những khoản nợ xấu, nợ quá hạn gây nên đã cho thấy hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Chi nhánh chưa thực sự hiệu quả, đồng thời làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi

nhuận của Chi nhánh. Trước tình hình này đòi hỏi BIDV Thăng Long trong thời gian tới cần chú trọng hơn vào công tác theo dõi, kiểm soát để hạn chế nợ quá hạn, đồng thời có những biện pháp thích hợp, kịp thời thu hồi nợ để cải thiện chất lượng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 395 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w