Nhóm nhân tố bên trong là những nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng liên quan đến hoạt động tín dụng ngắn hạn. Chúng gồm các nhân tố sau:
a) Tiềm lực tài chính của ngân hàng
Nguồn lực tài chính nghĩa là vốn tự có và khả năng huy động vốn của NHTM. Một NHTM có quy mô huy động vốn lớn, chi phí huy động thấp có thể giúp ngân hàng cho vay với một mức lãi suất cạnh tranh. Bên cạnh đó, vốn tự có cũng là một yếu tố quan trọng. Vốn tự có là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập và thuộc sở hữu của ngân hàng. Nó được coi là tấm đệm phòng chống rủi ro cho ngân hàng, góp phần gia tăng niềm tin, hình ảnh, uy tín của ngân hàng đối với khách hàng.
b) Cơ cấu tổ chức của ngân hàng
Một ngân hàng có cơ cấu tổ chức khoa học sẽ đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cán bộ nhân viên trong cùng một phòng, giữa các phòng ban với nhau và cao hơn là giữa các ngân hàng trong cùng hệ thống; từ đó nắm bắt và triền
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngân hàng
khai tốt việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, nâng cao đuợc chất luợng hoạt động tín dụng và đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả trong quá trình hoạt động.
c. Trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên tín dụng
Đây có thể coi là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của hoạt động tín dụng nói riêng và sự tồn tại, phát triển của ngân hàng nói chung. Hoạt động của ngân hàng ngày càng phức tạp đòi hỏi cán bộ tín dụng có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn để có thể quản lý tốt các khoản tín dụng. Vì vậy, ngân hàng cần thuờng xuyên bồi duỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, cán bộ tín dụng, để từ đó có thể nâng cao chất luợng tín dụng.
d) Chính sách tín dụng của ngân hàng
Mỗi ngân hàng trong từng thời kỳ thuờng có những chính sách khác nhau. Chính sách tín dụng của ngân hàng thuờng ảnh huởng trực tiếp đến các khoản vay về quy mô, các khoản đảm bảo và nhiều yếu tố khác. Chính sách tín dụng của ngân hàng phụ thuộc khá nhiều vào chính sách của chính phủ, của các cơ quan quản lý. Chính sách tín dụng tạo ra sự quản lý, huớng dẫn cần thiết cho các nhân viên tín dụng, tạo ảnh huởng mạnh đến chất luợng tín dụng.
e) Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng có ảnh huởng rất lớn đến chất luợng các khoản tín dụng, do đó phải tuân thủ từng buớc của quy trình, không đuợc bỏ qua hoặc xem nhẹ. Để chất luợng khoản tín dụng đuợc nâng cao thì cán bộ tín dụng phải có chuyên môn, đánh giá khách quan, công tâm để đua ra các quyết định đúng đắn có lợi cho bản thân ngân hàng và khách hàng.
f) Thông tin tín dụng
Thông tin tín dụng là cơ sở để xem xét quyết định cho vay, theo dõi và quản lí khoản vay. Thông tin tín dụng có thể thu đuợc từ nhiều nguồn khác nhau: hồ sơ vay vốn của khách hàng, nguồn số liệu của Tổng cục thống kê, Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), thông tin từ các phuơng tiện thông tin đại chúng, hay điều tra trực tiếp tại doanh nghiệp. Chất luợng tín dụng đuợc nâng cao khi ngân hàng có những nguồn thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời để dự đoán và đua ra biện pháp phòng chống rủi ro.
g) Kiểm soát nội bộ
Thông qua kiểm tra, kiểm soát nội bộ, ban lãnh đạo ngân hàng sẽ nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh đang diễn ra, những thuận lợi, những khó khăn. Từ đó giúp ban lãnh đạo có những đường lối, chủ trương nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc, phát huy nhân tố thuận lợi. Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào việc chấp hành những quy chế, thể lệ, chính sách; đồng thời kịp thời phát hiện những sái sót để có những nghiệp vụ khắc phục, sửa chữa.
Như vậy, tùy vào từng điều kiện cụ thể mà các nhân tố trên có những ảnh hưởng khác nhau tới chất lượng tín dụng ngắn hạn. Việc nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng tín dụng ngắn hạn nói riêng là phải giải quyết đồng bộ các nhân tố trên. Tuy nhiên, có thể tùy vào tính hình từng giai đoạn, từng trường hợp để có quyết định nên nhấn mạnh hơn vào nhân tố nào đó.
TIEU KẾT CHƯƠNG 1
Như vậy, việc nghiên cứu, hệ thống hóa các cơ sở lý luận về hoạt động của ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động tín dụng ngắn hạn nói riêng sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về đặc điểm, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Đây chính là cơ sở quan trọng để khóa luận tốt nghiệp có thể vận dụng vào phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng OCB - chi nhánh Nghệ An trong chương 2.
OCB
Ng⅛ι H⅛q ⅛ΛSπg D⅛πg
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngân hàng
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG
CHI NHÁNH NGHỆ AN
2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Nghệ An
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Phương Đông
Niem tín và thịnh vượnỹ
Tên gọi đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông Tên tiếng anh: ORIENT COMMERCIAL JOINT STOCK BANK. Tên viết tắt: Oricombank (OCB)
Hội sở chính: Số 45 đường Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Điện thoại: (08) 38 220 960 - 38 220 962 - 38 227 466
Fax: (84-8) 38 220 963 -39 435 066 Website: www.ocb.com.vn
Email: ocb@ocb.com.vn
Ngân hàng TMCP Phương Đông được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0061/NH- GP ngày 13/04/1996 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp. Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 059700 do Sở Kế hoạch Đầu tư TP.Hồ Chí Minh cấp.
Qua hơn 20 năm hoạt động và phát triển, OCB đã dần khẳng định được vị thế và uy tín trên thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam với nhiều thành tựu vượt bậc, cụ thể tổng tài sản 42,600 tỷ đồng, tăng 150 lần; nhân sự 2500 người, tăng trên 35 lần; mạng lưới hoạt động từ 1 Hội sở đã tăng lên trên 100 điểm, hiện diện ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Với tốc độ tăng trưởng gấp đôi toàn ngành trong năm 2014, OCB đã và đang tập trung mọi nguồn lực để có những bước đi đột phá trong thời gian tới.
Đặc biệt, trong vòng 3 năm sau khi triển khai tái định vị và ứng dụng hệ thống nhận diện thương hiệu mới, OCB đã lần lượt được các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế công
nhận, trao tặng danh hiệu: TOP 10 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam năm 2013; TOP 50 thương hiệu thân thiện với môi trường- trách nhiệm cộng đồng 2014; Thương hiệu được khách hàng tín nhiệm năm 2014; Thương hiệu xuất sắc Việt Nam năm 2014 - 2015; Giải thưởng sao vàng đất Việt 2008, Top Brand- Nhãn hiệu thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2015; nhóm ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2015...
Với nền tảng đã được thiết lập vững chắc, cùng lợi thế trong mối quan hệ hợp tác chiến lược OCB - BNP Paribas (Pháp), OCB tự tin trên lộ phát triền để trở thành ngân hàng đa năng dẫn đầu về dịch vụ bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.
Ngân hàng Phương Đông - chi nhánh Nghệ An
Địa chỉ: số 07, Đường Lê Hồng Phong, Phường Hưng Bình, TP Vinh, Nghệ An Giám đốc chi nhánh: Ông Đào Xuân Nghĩa
Ngày 27/12/2011, khai trương Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Nghệ An.
Ngày 28/12/2011 Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Nghệ An đi vào hoạt động. Việc mở ra chi nhánh Nghệ An nằm trong chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động của OCB nhằm khai thác tiềm năng ở Nghệ An, góp phần vào sự phát triển chung của cả hệ thống và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chi nhánh OCB Nghệ An ra đời với sự cam kết đáp ứng nhu cầu các dịch vụ tài chính - ngân hàng tiện ích cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên cơ sở thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 11 của Chính phủ và chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Ngày 24/04/2015 Phòng giao dịch Vinh khai trương hoạt động tại địa chỉ số 27-29 Nguyễn Sỹ Sách, Phường Hà Huy Tập, TP Vinh, Nghệ An.
Ngân hàng TMCP Phương Đông - chi nhánh Nghệ An là chi nhánh trực thuộc ngân hàng TMCP Phương Đông, có con dấu, có bảng cân đối tài khoản, hoạch toán kinh tế nội bộ. Ngân hàng TMCP Phương Đông - chi nhánh Nghệ An có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của ngân hàng TMCP Phương Đông, chịu sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ của ngân hàng Phương Đông.
Trải qua hơn 5 năm xây dựng và trưởng thành, OCB Nghệ An đã tự tin vững bước trong công cuộc đổi mới, hòa mình với sự phát triển vượt bậc của hệ thống điện tử hiện đại - an toàn - tin cậy đạt hiệu quả với chuẩn mực quốc tế, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhanh chóng với mức lãi suất và phí dịch vụ cạnh tranh, đa tiện ích, nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng, mở rộng môi trường kinh doanh, tăng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh 2014/201 3 lệc h Chênh 2015/201 4 lệch Tuyệt đối Tuơng đối (%) Tuyệt đối Tuơng đối (%)
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngân hàng
cường hợp tác giữa các TCTD và các tổ chức khác, từng bước nâng cao và giữ uy tín cũng như thương hiệu của chi nhánh trên thị trường tài chính nội địa và quốc tế.
Các hoạt động của OCB chi nhánh nghệ an
> Sứ mệnh: Tạo ra những giải pháp tối ưu đem lại giá trị cao nhất cho khách hàng và nhà đầu tư, đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của cộng đồng và xã hội thông qua việc xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên tâm huyết, am hiểu nhu cầu khách hàng.
> Sản phẩm dịch vụ: - Nhận tiền gửi:
Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ; nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú hấp dẫn: tiết kiệm đa năng, tiết kiệm trả lãi trước, tiền gửi tiết kiệm trực tuyến.
- Cho vay và bảo lãnh:
Cho vay ngắn hạn bằng VND và ngoại tệ, cho vay trung dài hạn bằng VND và ngoại tệ.Cho vay, tài trợ, ủy thác, thấu chi, cho vay tiêu dùng. Bảo lãnh và tái bảo lãnh: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh hoàn tạm ứng, bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu.
- Dịch vụ thanh toán: chuyển tiền, quản lý vốn, chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, ATM.
- Dịch vụ ngân quỹ: mua bán ngoại tệ, mua bán chứng khoán có giá, thu chi hộ VND và ngoại tệ.
- Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử: Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt, Internet Banking. - Dịch vụ khác: tư vấn và đầu tư tài chính. Khai thác bảo hiểm: bảo an tín dụng, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm xe.
2.1.2. Tình hình hoạt động chung của chi nhánh
Chi nhánh OCB Nghệ An đã có những chính sách, biện pháp phù hợp nhằm mục đích nâng cao chất lượng kinh doanh, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng xấu từ các nhân tố khách quan, thực hiện đúng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ. Vì vậy, chi nhánh đã mở rộng và duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng.Kết quả được thể hiện qua một số nghiệp vụ của chi nhánh.
Sinh viên: Võ Thị Dung 26
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngân hàng
2.1.2.1. Tình hình huy động vốn
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của chi nhánh
vốn huy động
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng(%) 1. Vốn HĐ từ KH
+ Tiền gửi tiết kiệm 194,037 75.01% 280,630 89.8% 368,929 93.96% +Tiền gửi thanh toán 64,360 24.88% 31,751 10.16% 23,323 5.94% 2. Tiền gửi khác 0,285 0.11% 0,125 0.04% 0.393 0.10%
Tổng cộng 258,682 312,506 392,625
(Nguồn: Báo cáo tài chính OCB chi nhánh Nghệ Anqua các năm)
Biểu đồ 2.1.Nguồn vốn huy động tại OCB Nghệ An
Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng Phuơng Đông chi nhánh Nghệ An từ năm 2013 đến năm 2015 đều tăng, năm 2014 tăng gần 54 tỷ, mức tăng tuơng đuơng 20.807% so với năm 2013; năm 2015 tăng hơn 80 tỷ, mức tăng tuơng đuơng 25.64% so với năm 2014.
Đây là tín hiệu tốt khi mức tăng truởng huy động của ngân hàng tăng cao, nguời dân cũng nhu các tổ chức tin tuởng gửi tiền vào ngân hàng. Mặc dù trong năm 2014,
Sinh viên: Võ Thị Dung 27
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngân hàng
NHNN liên tiếp giảm trần lãi suất huy động.Đến năm 2015, NHNN tiếp tục giảm trần lãi suất huy động VND và USD. Điều này ảnh huởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn từ các tổ chức trong xã hội và dân cu của hệ thống ngân hàng thuơng mại nói chung và OCB nói riêng. Tuy nhiên, OCB vẫn luôn tuân thủ mọi quy định của NHNN, đồng thời để thu hút và phát triển khách hàng mục tiêu, OCB tiếp tục triển khai mô hình kinh doanh mới, hiện đại và đa năng; củng cố đội ngũ bán hàng; không ngừng nâng cao chất luợng phục vụ, đa dạng hóa các kênh phân phối cũng nhu bổ sung nhiều tính năng của dịch vụ và sản phẩm để gia tăng tiện ích cho khách hàng. Điều này giải thích tại sao NHNN hạ lãi suất, nhung nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn giữ đuợc quỹ đạo tăng truởng.
Bảng 2.2.Cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh Đơn vị: triệu đồng
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Số tương đối(%) Số tuyệt đối Số tương đối(%) Nội tệ 222,00 1 85.82% 271,255 86.8% 347,766 88.57% 49,254 22.18% 76,510 28.21% Ngoại tệ quy đổi 36,681 14.18% 41,251 13.2% 44,879 11.43% 4,570 12.46% 3,629 8.79% Tổng nguồn vốn 258,68 2 100% 312,506 100% 392,625 100% 53,824 20.81% 80,139 25.64%
(Nguồn: Báo cáo tài chính OCB chi nhánh Nghệ Anqua các năm)
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngân hàng
nhiều chính sách và chương trình khuyến mãi hấp dẫn về lãi suất, kỳ hạn, sản phẩm đa dạng nên thu hút được nhiều tiền gửi từ các cá nhân cũng như tổ chức trong xã hội.
Bảng 2.3. Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền tệ Đơn vị: triệu đồng
Năm Tổng du nợ (đã quy đổi)
Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tuơng đối (%)
Năm 2013 268,487 -
Năm 2014 306,223 37,736 14.55%
Năm 2015 369,247 63,024 20.58%
(Nguồn: Báo cáo tài chínhOCB chi nhánh Nghệ An qua các năm)
Biểu đồ 2.2. Huy động vốn theo loại tiền tệ
Sinh viên: Võ Thị Dung 29
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngân hàng
về cơ cấu nguồn vốn huy động:
Luợng tiền gửi tiết kiệm VND và ngoại tệ qua các năm tăng khá nhanh, tỷ lệ tăng năm 2014/2013 là 20.807% và tỷ lệ 2015/2014 là 25.644%; do năm 2015 luợng kiều hối chuyển về tăng cao, cùng với việc mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế, tích cực tìm kiếm khách hàng của Ngân hàng. Tuy nhiên, loại tiền tệ chủ yếu vẫn là VND, luôn chiếm gần 90% tổng nguồn vốn huy động, do nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Nghệ An.
Nhu vây, công tác huy động vốn có mức tăng truởng khá, nguồn vốn tăng truởng ổn định và vững chắc.Nguồn vốn huy động đã đáp ứng đuợc nhu cầu tín dụng của khách hàng, tạo điều kiện mở rộng đầu tu tín dụng.
2.1.2.2. Tình hình công tác tín dụng
Trong các hoạt động của NHTM thì hoạt động cấp tín dụng luôn là hoạt động chiếm tỷ trọng cao nhất. Do đó, bên cạnh hoạt động huy động vốn thì NHTM cần chú ý đến hoạt động sử dụng vốn, đặc biệt là hoạt động tín dụng vì đây là hoạt động mang tính chiến luợc, đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng, đảm bảo cho ngân hàng có thể tồn tại và phát triển. Sau đây là tình hình hoạt động tại chi nhánh:
Bảng 2.4. Tình hình dư nợ của chi nhánh