Trình độ của cán bộ tín dụng ảnh huởng trực tiếp đên chất luợng hoạt động tín dụng ngắn hạn và do đặc thù trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là tiền tệ, cho nên rủi ro con nguời là rất lớn. Hàng ngày, hàng giờ, cán bộ tín dụng phải tiếp xúc với tiền, khi cán bộ tín dụng cố ý làm sai thì hậu quả rất lớn. Nhận thức đuợc tầm quan trọng của yếu tố con nguời, chi nhánh cần có những biện pháp hữu hiệu để nâng cao hơn nữa chất luợng bộ máy nhân sự, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyên trách nghiệp vụ tín dụng. Để nâng cao chất luợng nguồn nhân lực, chi nhánh cần quan tâm đến những vấn đề sau:
- Tuyển dụng nhân sự: tuyển chọn phải dựa trên cơ sở yêu cầu của từng loại công việc và có tiêu chuẩn rõ ràng, có tu cách đạo đức tốt, lập truờng tu tuởng vững vàng, có kiến thức chuyên môn giỏi, nhiệt tình, sáng tạo, chủ động trong công việc.
-Phát huy tối đa khả năng của nguồn nhân lực: chuyên môn hóa đối với từng cán bộ tín dụng, phân công bộ máy nhân sự một cách cụ thể, rõ ràng, chính xác đúng với mặt mạnh của mỗi nhân viên. Sử dụng cán bộ tín dụng phải đúng nguời đúng việc đồng thời quan tâm đến cả lợi ích vật chất và yếu tố tinh thân của nguời lao động, đảm bảo sự công bằng, biết kết hợp hài hòa mục tiêu giữa ngân hàng và mục tiêu lợi ích của nguời lao động.
- Liên tục bồi duỡng, nâng cao trình độ cán bộ: Đối với nhân viên mới đuợc tuyển chọn cần phải đuợc đào tạo chuyên sâu thêm về công việc đuợc giao, huớng dẫn cho nhân viên nắm rõ những mục tiêu, quy định của ngân hàng. Đối với những nhân viên đang làm cần thuờng xuyên tổ chức các hoạt động giao luu trao đổi nghiệp vụ...để nâng cao trình độ giao tiếp, mở rộng mối quan hệ học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Muốn thực hiện những giải pháp này thì cần phải có những cơ sở đào tạo, liên kết với các truờng đại học và học viện, cán bộ giỏi để thuờng xuyên nâng cao trình độ cán bộ chi nhánh. Cần có những khích lệ cả về tinh thần và vật chất nhằm khuyến khích cán bộ tín dụng.
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngân hàng