Hoạt động của các ngân hàng thương mại chịu sự điều chỉnh, giám sát của NHNN. Sau đây là một số kiến nghị tới NHNN:
- Hoàn thiện các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
Những năm gần đây, nhiều văn bản được NHNN ra đời chứng tỏ một bước tiến lớn trong việc xây dựng nền tảng nhằm đảm bảo sự hoạt động lành mạnh của hệ thống tài chính. Tuy nhiên, trong dài hạn, NHNN cần hoàn thiện hành lang pháp lý, tiến tới giảm dần các quy định mang tính áp đặt, giúp các ngân hàng thương mại chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh, phù hợp với xu thế chung của thế giới.
- Tăng cường vai trò giám sát, thanh tra, hoàn thiện công tác thanh tra về nghiệp vụ lẫn
đội ngũ cán bộ thanh tra.
+ Bám sát hoạt động của các ngân hàng để sớm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm. Tập trung thanh tra chất lượng hoạt động tín dụng của các ngân hàng nhằm quản lý tốt chất lượng tín dụng.
+ Đổi mới và nâng cao chất lượng thanh tra, nhất là thanh tra tại chỗ. Tăng cường việc giám sát các ngân hàng sau thanh tra, xử lý nghiêm các trường hợp tái phạm.
+ Tăng cường đội ngũ cán bộ thanh tra, các cán bộ giỏi chuyên môn, vững bản lĩnh, giàu kinh nghiệm thanh tra ngân hàng.
- Nâng cao quy mô và chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia.
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngân hàng
của Chính phủ liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng và các loại tín dụng ngắn hạn. Điều này giúp cán bộ tín dụng, nhất là những cán bộ mới năm bắt đuợc công việc nhanh chóng, hiệu quả.
> Chính sách tuyển chọn, chính sách khen thuởng rõ ràng
Ngân hàng TMCP Phuong Đông nên có chính sách đào tạo nâng cao trình độ cán bộ, đồng thời chú trọng đến việc gửi cán bộ đi đào tạo chuyên sâu, nghiên cứu tìm ra cách ứng dụng những nghiệp vụ mới mà các ngân hàng trên thế giới áp dụng.
Có chính sách tuyển chọn, đào tạo, ngân hàng sẽ đảm bảo đuợc vị thế của mình trên thị truờng, trở thành một trong 15 ngân hàng tốt nhất Việt Nam giai đoạn 2016- 2020.
> Tăng cuờng chỉ đạo kiểm tra kiểm soát nội bộ
Tín dụng là lĩnh vực kinh doanh hết sức rủi ro nên cần có sự kiểm tra một cách chặt chẽ thuờng xuyên để đua hoạt động tín dụng an toàn và phát triển.
> Phối hợp hoạt động giữa các chi nhánh, chi nhánh với hội sở
Tạo điều kiện để chi nhánh Nghệ An đuợc sử dụng nguồn vốn mà OCB làm đầu mối nhận vốn để tăng cuờng khả năng nguồn vốn, tăng mức cạnh tranh với các TCTD khác trên địa bàn.
Kiến nghị các Ban, Phòng, Trung tâm tại Trụ sở hỗ trợ tích cực cho OCB chi nhánh Nghệ An về công tác đào tạo, huớng dẫn nghiệp vụ để chi nhánh Nghệ An hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh mà OCB giao cho.
TIÊU KẾT CHƯƠNG 3
Nội dung chuong 3 đã định huớng hoạt động nhằm nâng cao chất luợng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Phuong Đông nói chung cũng nhu chi nhánh Nghệ An nói riêng. Từ đó đua ra các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện chính sách tín dụng, quy trình, thủ tục cấp tín dụng, tăng cuờng kiểm tra, giám sát thu nợ, công tác kiểm toán, đồng thời tăng cuờng hoạt động huy động vốn, đa dạng hóa và nâng cao chất luợng sản phẩm tín dụng, đào tạo bồi duỡng đội ngũ cán bộ có trình độ ngày càng cao, nâng cao chất luợng thẩm định dự án... Điều này giúp cho OCB và OCB chi nhánh Nghệ An đạt đuợc mục tiêu nâng cao chất luợng tín dụng, hon nữa còn tạo đuợc lợi nhuận ổn định, ngày càng cao, có năng lực cạnh tranh và uy tín trên thị truờng ngân hàng.
KẾT LUẬN
•
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển thì tín dụng là một nhân tố rất quan trọng đã góp phần vào sự phát triển nền kinh tế Việt Nam một cách tích cực. Tín dụng không những cung ứng vốn cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn có vai trò rất quan trọng trong việc tài trợ dự án, xây dựng chuông trình cơ bản... Do đó, nâng cao chất luợng tín dụng nói chung, chất luợng tín dụng ngắn hạn nói riêng có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại và phát triển của ngân hàng và nền kinh tế.
Là một chi nhánh mới của OCB, chi nhánh OCB Nghệ An đã từng buớc hoàn thành tốt vai trò là ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Sau một thời gian ngắn, chi nhánh đã đạt đuợc kết quả đáng mừng, đáng khích lệ, từ ứng dụng công nghệ hiện đại đến phong cách phục vụ chuyên nghiệp mang đến cho khách hàng sự hài lòng khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng.
Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh đã có những kết quả đáng kể. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế đòi hỏi Ban lãnh đạo và cán bộ tín dụng tại chi nhánh có những giải pháp hiệu quả nhằm mở rộng và nâng cao chất luợng tín dụng.
Sau một thời gian thực tập và nghiên cứu tại chi nhánh, em có đề xuất một vài ý kiến nhằm nâng cao chất luợng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh, hy vọng góp phần giúp hoạt động kinh doanh tại chi nhánh đạt hiệu quả hơn.Tuy nhiên, do năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong đuợc sự chỉ đạo, giúp đỡ của thầy cô giáo cũng nhu cán bộ công nhân viên OCB - chi nhánh Nghệ An để đề tài của em đuợc hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thanh Nhàn cùng toàn thể thầy cô giáo đang công tác tại Học viện Ngân hàng, cùng anh chị công tác tại Ngân hàng TMCP Phuơng Đông chi nhánh Nghệ An đã tận tình giúp em hoàn thành bài viết này.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO •
1. Học viện Ngân hàng, Giáo trình Ngân hàng Thương Mại
2. Quốc hội Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng 2010, số 47/2010/QH12
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, Thông tư 02/2013/TT-NHNN, Văn bản 22/VBHN-NHNN.
4. Ngân hàng TMCP Phương Đông - chi nhánh Nghệ An, Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Phương Đông - chi nhánh Nghệ An từ năm 2013 - 2015
5. Ngân hàng TMCP Phương Đông, Báo cáo thường niên năm 2013, 2014, 2015 của Ngân hàng TMCP Phương Đông.